Các nghiên cứu về việc tác động lên các quá trình sinh lý để cải thiện năng suất thỏ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 32)

thiện năng suất thỏ thịt

Theo Floris et al. (2006) ngày nay người ta ngày càng quan tâm nhiều

hơn đến việc gia tăng chu kỳ sinh sản để phục vụ cho sản xuất thịt thỏ đồng thời cũng lưu tâm hơn đến việc bảo vệ quyền lợi của thỏ đang bị suy giảm do gia tăng cường độ sản xuất. Các kỹ thuật nuôi đặc biệt này trì hoãn tuổi cai sữa để giảm stress cho thỏ con. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của tuổi cai sữa trên 192 thỏ lai (New Zealand trắng x Californian). Chúng được chia ra 2 nhóm, nhóm cai sữa lúc 28 ngày tuổi (W28) và nhóm cai sữa ở 63 ngày tuổi (W63). Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê nhằm so sánh các đặc điểm khảo sát trên 2 nhóm gồm: các thông số sản xuất, đặc điểm thương mại và thành phần thân thịt, các đặc tính hóa học dinh dưỡng.

Việc trì hoãn cai sữa quá mức không những gây bất lợi cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sản xuất thị thỏ như làm giảm năng suất và các tính trạng thân thịt thương mại. Có vẻ như điều đó cũng liên quan đến việc đặc điểm dinh dưỡng của thịt kém phù hợp với đặc điểm khẩu phần ăn ít hơn của con người hiện đại để đảm bảo sức khỏe (như thành phần accid béo, chỉ số xơ vữa và tạo đông máu) nếu so với kỹ thuật cai sữa ở 28 ngày tuổi. Mặt khác, một hệ thống nuôi ít thâm canh hơn chắc chắn sẽ đảm bảo quyền lợi cho động vật, điều đó thu hút thị hiếu của người tiêu dùng.

Pinheiro et al. (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của việc giới hạn thời gian

cho ăn lên hành vi và năng suất tăng trưởng của thỏ vỗ béo trong 4 tuần đầu của thời kỳ sinh trưởng. Tổng cộng 180 thỏ lai (NZW x C) cả 2 giới ở 35 ngày tuổi được chia ra 4 nhóm, mỗi nhóm 45 con được nhốt trong 9 chuồng, mỗi chuồng 5 con. Thí nghiệm thực hiện với 4 nghiêm thức: khẩu phần đối chứng (C) và 3 mức độ khác nhau về thời gian cho ăn, gồm: cho ăn 5 h/ngày (D5); 10 giờ/ngày (D10); bỏ qua 1 ngày (D24). Vào tuần cuối cùng các nhóm được cho ăn thường xuyên. Việc cho ăn bắt đầu lúc 9 giờ 30 phút tối. Trong lượng mỗi con và sự tiêu hóa thức ăn được kiểm soát mỗi tuần. Vào cuối tuần thứ nhất, thứ ba và thứ tư, để đánh giá hành vi của động vật, họ quay phim trong 1 phút tại các thời điểm khác nhau trong ngày (9:30, 12:00 và 19:30h). Dữ liệu được phân tích và xác định tỷ lệ xuất hiện mỗi hành vi (Bảng 2.9).

Bảng 2.9 Hiệu quả sản xuất của thỏ bị hạn chế khẩu phần ăn Xử lý C D5 D10 D24 Trọng lượng sống (g) Thỏ cai sữa 988 1018 1012 1032 8,06 0,265 4 tuần 2171a 1867b 2156a 1827b 18,70 <0,001 Giết thịt 2392a 2133b 2483a 2209b 22,51 <0,001 Tăng trọng trung bình hàng ngày (g/d) 1 đến 4 tuần 43,5a 31,5b 42,0a 29,5b 0,65 <0,001 5 tuần 31,6b 38,8b 42,1b 55,3a 2,23 0,002 Tổng cộng 41,3a 32,9b 43,1a 34,6b 0,63 <0,001 Lượng ăn vào (g/d) 1 đến 4 tuần 128,3 a 85,6b 119,9a 92,3b 3,75 <0,001 5 tuần 139,2b 163,0a 159,1ab 180,1a 4,37 0,006 Tổng cộng 135,8a 98,6c 129,1a 110,2b 2,76 <0,001 Hiệu quả thức ăn 1 đến 4 tuần 0,34 c 0,40a 0,37b 0,34c 0,006 <0,001 5 tuần 0,21b 0,24ab 0,30a 0,30a 0,014 0,024 Tổng cộng 0,31c 0,37a 0,36a 0,33b 0,005 <0,001 Tỷ lệ chết (%) 1 đến 4 tuần 0,07 0,00 0,00 0,00 0,038 - 5 tuần 0,00 0,02 0,11 0,09 0,026 - Tổng cộng 0,07 0,02 0,11 0,09 0,049 0,515

Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05)

Kết quả cho thấy nghiệm thức D5 và D24 làm giảm lần lượt là 8% và 11% khối lượng sống cuối cùng, 16% đến 20% tăng trọng; 19% và 27% sự hấp thu thức ăn, nhưng hiệu quả tiêu hóa tăng 6% và 16% so với nhóm đối chứng. Đối với nghiệm thức D10, hiệu quả tiêu hóa thức ăn được cải thiện lên 16% so với nhóm đối chứng. Không ghi nhận được bất cứ ảnh hưởng nào tới tình trạng sức khỏe.

Bảng 2.10 Hành vi của thỏ chịu hạn chế thức ăn (thể hiện dưới dạng tỷ lệ)

Treatment MSE Prob C D5 D10 D24 Tuần 1 Bình thường 0,70a 0,33c 0,46bc 0,56ab 0,031 < 0,001 Quần thể 0,28 0,16 0,29 0,22 0,022 0,105 Bất thường 0,02b 0,50a 0,26a 0,21a 0,039 < 0,001 Tuần 3 và 4 Bình thường 0,76a 0,40c 0,54b 0,50bc 0,022 < 0,001 Quần thể 0,22ab 0,19b 0,19b 0,33a 0,015 0,002 Bất thường 0,01c 0,42a 0,26b 0,17b 0,021 < 0,001

Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05)

Đối với hành vi của động vật, việc giới hạn thời gian cho ăn làm giảm hành vi bình thường và gia tăng hành vi bất thường. Dường như thời gian cho ăn 10 giờ 1 ngày thuận lợi cho thỏ bởi vì nó không làm giảm sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả tiêu hóa, nhưng một số hành vi thì bị ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận rằng với nghiệm thức cho ăn 5 giờ 1 ngày hoặc cho ăn cách ngày có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và hành vi của

thỏ. Cho ăn 10 giờ 1 ngày dường như có có hiệu quả tích cực bởi vì nó không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cải thiện được hiệu quả tiêu hóa ở thỏ mặc dù tỷ lệ hành vi bình thường có vẻ giảm.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Những kết quả nghiên cứu nhằm tăng năng suất thịt thỏ trên thế giới gần đây được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực như chọn giống, cải thiện chuồng trại, chế độ cho ăn và các điều kiện liên quan đến sinh lý, tập tính khác. Trong các lĩnh vực nghiên cứu đó, các nghiên cứu về việc cải thiện chế độ cho ăn, thay thế, tận dụng những nguồn thức ăn sẵn có, sử dụng các chất kháng sinh tự nhiên và những thức ăn bổ sung để nâng cao năng suất và chất lượng thịt thỏ là quan trọng hơn cả. Bởi vì nó không những nâng cao năng suất và chất lượng thịt thỏ mà còn có thể giúp giảm giá thành sản xuất và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên các kết quả nghiên cứu này cần được ứng dụng ngày càng nhiều hơn. Do đó, để phát triển ngành chăn nuôi thỏ ở Việt Nam chúng ta cần chọn lọc và áp dụng các kết quả nghiên cứu này một cách thích hợp, đồng thời tiếp tục thực hiện các công trình nghiên cứu để nâng cao năng suất của đàn thỏ thịt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh

Cossu, M.E., M.L. Cumini, and G.L. Azzari, 2004. Effect of corn processing and level of inclusion on growth of meat rabbits. Proceedings

- 8th World Rabbit Congress – September 7-10, 2004 – Puebla, Mexico,

pp. 785 – 791.

Dorota, M., Józef B., Ł. Piotr, and S. Ina, 2009. The effect of crossing New Zealand Trắng with Californian rabbits on grow th and slaughter traits. Archiv Tierzucht 52, 2: 205-211.

Dragin, S., P. Chrenek, B. Stančić, A. Božić, and M.M. Petrović, 2010. Effect of transgenesis on quality and yield of rabbit meat. Institute

for Animal Husbandry, Belgrade-Zemun. Biotechnology in Animal

Husbandry 26 (3-4), pp. 245 – 257.

Floris, B., M.L. Marongiu, A. Nizza, and W. Pinna, 2006. Rabbit meat production as affected by a delayed-weaning technique. In : Olaizola A. (ed.), Boutonnet J.P. (ed.), Bernués A. (ed.). Mediterranean livestock production: uncertainties and opportunities .

Zaragoza : CIHEAM / CITA / CITA,. pp. 279-285.

Gisella P., P. Giovanna, M. D’Agata, C. Russo, A. D. Zotte, 2013. Effect of stocking density and group size on growth performance, carcass traits and meat quality of outdoor-reared rabbits. Meat Science 93: 162 – 166.

Ibrahim T., S.T. Mbap, Z. Russom, S.D. Abdul and M.S. Ahmed, 2007. Genetic analysis of meat production traits of rabbits in Dagwom Farms, Vom, Nigeria. Livestock Research for Rural Development.

Volume 19, Article #9. Retrieved November 1, 2013, from

tp://www.lrrd.org/lrrd19/1/ibra19009.htm

Jing, W.Q. and F.C. Li, 2012. Effect Of Dietary Lysine On Production Performance, Insulin Like Growth Factor-I (IGF-I) mRNA Expression In Growing Rabbits. Proceedings 10 th World Rabbit Congress – September 3 - 6, 2012– Sharm El- Sheikh –Egypt, pp. 617 – 620. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lei, Q. X., F. C. Li, and H. C. Jiao, 2004. Effects of Dietary Crude Protein on Growth Performance, Nutrient Utilization, Immunity Index and Protease Activity in Weaner to 2 Month-old New Zealand Rabbits.

Asian-Aust. J. Anim. Sci. 2004. Vol 17, No.10: 1447 - 1451.

Liu, Y. F., Z.H. Gao, P. Wang, F.C. Zhao, B.Q Zhang, 2004. The effect of additive named “Jian Tu San”in feed upon the productivity of

Montessuy, S., P. Guerin, G. Rebours, and S. Reys, 2012. Effect of

mash feed on the performance of growing rabbits. Proceedings 10 th

World Rabbit Congress – September 3 - 6, 2012– Sharm El- Sheikh – Egypt, pp. 697 – 700.

Orheruata, A.M., G. Bello-Onaghise, J.M. Omoyakhi, 2012. Growth performance of rabbits under dietary manipulation at different

post weaning ages for heavier body weights. Proceedings 10 th World

Rabbit Congress – September 3 - 6, 2012– Sharm El- Sheikh –Egypt, pp. 603 – 606.

Piles, M., Rafel O.,Ramon J., Gómeze A., 2004. Crossbreeding

parameters of some productive traits in meat rabbits. World Rabbit Sci.

12: 139 – 148.

Rojan, P.M., K.A. Bindu and T.V. Raja., 2013. Effect of genetic

and non-genetic factors on post-weaning body weight in rabbits. African

Journal of Animal Breeding Vol. 1, pp. 007-009.

Sayed, A.B. N. and Ali A. A., 2012. Evaluation of dried tomato seeds as feed stuff in the diets of growing rabbits. IJAVMS, Vol. 6, Issue 4, pp. 263 – 268.

Sheikh, E.T.M., Mona G.M., Selem T.S.T., 2011. Comparative studies on some productive capabilities among imported, endogenous and native rabbit breeds under egyptian environmental conditions.

Universitatea de Ştiinţe Agricole şi Medicină Veterinară Iaşi, Seria Zootehnie. Vol. 56, pp. 364-369.

Szendrő, Zs., Dalle Zotte A., 2011. Effect of housing conditions on production and behaviour of growing meat rabbits: A review. Kaposvár University, H-7400 Kaposvár, Guba S. str. 40, Hungary. Department of Animal Scie nce, University of Padova, Agripolis, 35020, Legnaro (PD), Italy. Livestock Science 137: 296 – 303.

Teillet, B., M. Colin, F. Lebas, S.V. Alvensleben, H. Bezille, A.Y. Prigent, 2012. Performance of growing rabbits fed diets supplemented

with Sangrovit® in interaction with the feeding plan. Proceedings 10 th

World Rabbit Congress – September 3 - 6, 2012– Sharm El- Sheikh – Egypt, pp. 531 – 535.

Trocino, A., Fragkiadakis M., Majolini D., Carabãno R., Xiccato G., 2011. Effect of the increase of dietary starch and soluble fibre on digestive efficiency and growth performance of meat rabbits. Animal Feed Science and Technology 165: 265–277.

Zoccarato, I., L. Gasco, A. Schiavone, K. Guo, Barge P., Rotolo L., Savarino G., and Masoero G., 2008. Effect of extract of chestnut wood inclusion (enc®) in normal and low protein amminoacid

supplemented diets on heavy broiler rabbits. 9th World Rabbit Congress

Websites

http://www.aarabbits.com/ (Truy cập ngày 05/11/2013) http://www.rexrabbitsusa.com/ (Truy cập ngày 05/11/2013) http://www.fao.org/getinvolved/telefood/telefood- projects/slideshows/raising-rabbits-in-an-egyptian-village/en/ (Truy cập ngày 05/11/2013) http://www.iamz.ciheam.org/medrabbit/egypt/baladi/photos.htm (Truy cập ngày 05/11/2013) http://www.iamz.ciheam.org/medrabbit/egypt/gabali/photos.htm (Truy cập ngày 05/11/2013)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 32)