Kết quả phân tích trên cho thấy chất l−ợng mùn trong đất xấu, hàm l−ợng axit fulvic lớn hơn hàm l−ợng axit humic do đó tỷ lệ AH/AF <1. Tuy nhiên trên đất trồng cây ăn quả tỷ lệ axit humic/axit fulvic là cao hơn so với tỷ lệ này trên đất trồng măng bát độ và trồng sơn. Điều đó chứng tỏ thảm thực vật quyết định đến chất l−ợng chất hữu cơ trong đất.
Nguyên nhân :
- Thành phần tàn tích hữu cơ trên đất trồng cây ăn quả bao gồm các loại lá cây, cành cây, các loại cỏ mọc giữa các gốc cây vào mùa m−a. Tán lá rộng nên độ che phủ đất lớn nên hàng năm l−ợng xác hữu cơ để lại cho đất khá và dễ phân huỷ tạo thành mùn.
- Đối với đất trồng sơn tàn tích hữu cơ để lại cho đất chủ yếu là lá sơn, cỏ mọc ít và hầu nh− không có cây trồng xen, lá th−a và nhỏ nên hàng năm cây sơn để lại cho đất ít xác hữu cơ. Đồng thời trong lá sơn và bản thân cây sơn có tiết ra một số chất có hại cho đất, có hại cho cây trồng khác nên chất l−ợng xác hữu cơ kém.
- Cây măng bát độ là cây trồng thuộc họ tre do đó lá cây rụng xuống ít, cứng, khó phân giải. Đồng thời đất trồng măng bát độ hầu nh− không trồng xen cây trồng khác.
Nhận xét chung:
Qua phân tích và đánh giá ở trên chúng tôi thấy chất hữu cơ trong đất ở huyện Tam Nông là nghèo và chiều h−ớng và khả năng tích luỹ chất hữu cơ trong đất trên các loại hình sử dụng đất đ−ợc biểu thị nh− sau:
*) Hàm l−ợng chất hữu cơ phụ thuộc vào các loại hình sử dụng đất:
- Chất hữu cơ trên đất còn rừng tự nhiên, rừng trồng lâu năm với nhiều loại cây trồng khác nhau, tạo thành nhiều tán rừng có hàm l−ợng chất hữu cơ lớn hơn so với đất trồng trọt (cây nông nghiệp, cây công nghiệp…) bởi vì khả năng cung cấp xác hữu cơ cho đất nhiều hơn, thảm thực vật dày hơn, độ che phủ đất cao hơn nên thuận lợi cho việc hình thành và tích luỹ chất hữu cơ trong đất.
- Đất trồng trọt có hàm l−ợng chất hữu cơ cao hơn so với đất trống đồi núi trọc bởi vì đất đ−a vào trồng trọt phải có điều kiện nhất định về chất dinh d−ỡng.
- Nhìn chung hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất trống đồi trọc là thấp nhất, tuy nhiên hàm l−ợng này đôi khi còn cao hơn so với đất trồng cây bạch đàn.
*) Hàm l−ợng chất hữu cơ phụ thuộc vào các loại cây trồng của các loại hình sử dụng đất:
- Trong các loại cây nông nghiệp và cây công nghiệp thì hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất d−ới cây ăn quả là cao nhất. Hàm l−ợng chất hữu cơ giảm dần theo các loại cây trồng nh− sau: OM% của đất trồng cây ăn quả > OM% của đất trồng măng bát độ > OM% của đất trồng sơn > OM% của đất trồng sắn.
- Vì vậy, để duy trì và thâm canh cây trồng cần bổ sung l−ợng chất hữu cơ cho đất bằng các biện pháp nh− trồng xen cây ngắn ngày, cây cải tạo đất để tăng c−ờng sinh khối cho đất, bón phân
hữu cơ, phân xanh và sử dụng vật liệu phủ đất. Ng−ời dân có thể sử dụng ngay các loại lá cây, cỏ để làm phân xanh tại chỗ. *) Tỷ lệ C/N trong tất cả các loại đất đều thấp do đó chất hữu cơ và mùn trong đất bị phân giải nhanh, mạnh, đất chóng nghèo mùn.
*) ở loại hình sử dụng đất chuyên trồng sơn (độc canh cây sơn) hàm l−ợng chất hữu cơ giảm rõ rệt nguyên nhân chính là do l−ợng xác hữu cơ để lại cho đất của cây sơn là ít, lá cây lại chứa một số chất có tác động không tốt đến các loại cây trồng khác nên không có thảm cỏ tạo sinh khối hữu cơ cho đất (Do ng−ời dân trồng sơn th−ờng theo ph−ơng thức trồng độc canh, ít trồng xen cây ngắn ngày, không có cây phủ đất).
*) Chất l−ợng mùn trong đất đồi huyện Tam Nông là xấu, mùn chua thể hiện qua tỷ lệ AH/AF<1.
4.4. Một số biện pháp tăng c−ờng chất hữu cơ cho đất đồi
Nh− chúng ta biết hàm l−ợng chất hữu cơ tăng lên trong đất theo hàng năm thì có nghĩa là độ phì nhiêu trong đất cũng tăng lên, cây trồng phát triển tốt hơn và đất đ−ợc bảo vệ tốt hơn. Trong thực tế ở Tam Nông việc sử dụng đất đồi núi còn có nhiều hạn chế, đất đai bị xói mòn nhiều, chất dinh d−ỡng trong đất nhìn chung là nghèo và ch−a có những biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn cho đất. Phần lớn diện tích các loại hình sử dụng đất cây ăn quả, cây sơn, cây măng bát độ, cây sắn, cây bạch đàn đều trồng độc canh, không có cây trồng xen, không có cây phủ đất, không có vật liệu phủ đất.
Chúng tôi đ−a ra một số biện pháp nhằm tăng c−ờng hàm l−ợng chất hữu cơ cho đất trên cơ sở :
- Tạo sinh khối hữu cơ
- Bảo vệ chất hữu cơ trong đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn
- Duy trì hàm l−ợng hữu cơ cho các đất trồng: bổ sung chất hữu cơ th−ờng xuyên, giữ độ ẩm đất, tạo nhiệt độ thích hợp cho quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
Từ những kết quả điều tra, đánh giá tình hình chất hữu cơ trong đất đồi huyện Tam Nông, chúng tôi tập trung vào một số biện pháp tích cực sau nhằm nâng cao hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất đồi :
4.4.1. Các biện pháp tạo sinh khối hữu cơ cho đất
Hàm l−ợng chất hữu cơ của đất rừng tự nhiên, mô hình nông lâm kết hợp gồm nhiều loại cây, nhiều tầng, đất trồng rừng keo, trồng cây ăn quả cao hơn so với các loại hình sử dụng đất khác là do ở các loại hình sử dụng đất này khả năng tạo sinh khối lớn, đó là nguồn hữu cơ quan trọng tạo thành chất hữu cơ và thành phần hữu cơ tốt cho đất.
Vì vậy, cần chú trọng biện pháp trồng xen, trồng cây phủ đất cho các loại hình sử dụng đất, đặc biệt là các cây trồng nh− sắn, măng bát độ, sơn khi các loại cây trồng này còn nhỏ, ch−a khép tán, ch−a có lá phủ kín đất.
Một số mô hình điển hình: chủ yếu sử dụng cây trồng xen là chè, dứa
Cây ăn quả xen dứa Cây sơn xen chè, dứa
4.4.2. Biện pháp công trình (nhằm bảo vệ chất hữu cơ trong đất)
Trong thực tế một số ng−ời dân địa ph−ơng cũng đT ý thức đ−ợc việc trồng theo đ−ờng đồng mức (không chỉ ở huyện Tam Nông mà trên cả n−ớc đT làm nh− vậy). Việc khuyến khích ng−ời dân địa ph−ơng trồng theo băng, theo đ−ờng đồng mức, theo hố vẩy cá, bậc thang… nhằm hạn chế xói mòn, đất không bị rửa trôi thì hàm l−ợng mùn cũng không bị mất.
Để đạt hiệu quả cao hơn thì kết hợp vừa trồng theo đ−ờng đồng mức vừa làm băng chống xói mòn bằng các cây cải tạo đất (cốt khí…) hoặc các cây trồng nh− dứa, chè.
Một số mô hình điển hình:
Trồng sơn theo đ−ờng đồng mức Trồng cây ăn quả theo bậc
thang, có xen chè
Trồng cây ăn quả theo đ−ờng đồng mức
4.4.3. Duy trì hàm l−ợng chất hữu cơ cho đất
Có nhiều biện pháp nhằm duy trì hàm l−ợng chất hữu cơ cho đất nh− biện pháp sinh học hay biện pháp canh tác.
- Biện pháp sinh học là biện pháp nhằm bổ sung th−ờng xuyên chất hữu cơ cho đất thông qua phân bón, trồng xen cây phủ đất, cây cải tạo đất hay dùng vật liệu phủ đất.
- Biện pháp canh tác là dùng cây trồng giữ ẩm cho đất, tăng c−ờng xác hữu cơ cho đất thể hiện qua loại cây trồng (cây trồng tán rộng) và mật độ cây trồng (trồng đúng kỹ thuật, đúng mật độ).
Trên địa bàn huyện Tam Nông thì cả 2 biện pháp này hầu nh− ch−a đ−ợc ng−ời dân sử dụng:
- Đất đồi ít đ−ợc ng−ời dân đầu t−, phân bón chủ yếu là đạm (với l−ợng nhỏ) chứ ch−a biết cách tận dụng rễ, thân và lá cây làm phân xanh, phân hữu cơ bổ sung cho đất.
- ít dùng các loại cây cải tạo đất (lạc dại, đậu, cốt khí …) để cải tạo đất.
- Không dùng vật liệu phủ đất nh− rơm, rạ. Vật liệu phủ đất duy nhất là cỏ tự nhiên đ−ợc ng−ời dân vun vào gốc cây (chủ yếu cho cây ăn quả).
- Ng−ời dân trồng cây không tuân theo kỹ thuật về mật độ, khoảng cách giữa các cây…
Một số mô hình điển hình đT có ở Sơn La và Yên Bái thích hợp với vùng đồi huyện Tam Nông:
4.4.4. Mô hình nông lâm kết hợp – mô hình hiệu quả nhất
Mô hình nông lâm kết hợp là mô hình đT và đang đ−ợc triển khai rộng trên phạm vi cả n−ớc, nếu xét riêng về khả năng tích luỹ chất hữu cơ trong đất thì đất ở loại hình sử dụng đất nông lâm kết hợp chỉ sau đất trồng rừng lâu năm, nhiều tầng, đa dạng và phong phú nhiều loại cây trồng.
Mô hình này là sự kết hợp rất đa dạng giữa các loại cây trồng trên một đơn vị diện tích, có thể đ−ợc mô tả theo hình sau:
Mô hình VAC, hoặc
- Mô hình VACR
Trong những mô hình này, ng−ời ta th−ờng chú ý đến nguồn n−ớc do vậy một cái ao là điều mà ng−ời luôn quan tâm để phục vụ cho nhu cầu của các loại cây trồng theo các mùa.
Trên địa bàn huyện Tam Nông có một số mô hình nông lâm kết hợp, có mô hình VAC (cây ăn quả - ao cá - chăn nuôi), có mô hình v−ờn rừng (rừng - sơn - sắn).
Tuy nhiên cần tham khảo một số mô hình khác có thể áp dụng vào cho vùng đồi huyện Tam Nông trong t−ơng lai không xa.
Nhà Ao Ao
Nhận xét chung:
- Hiện nay vùng đất đồi huyện Tam Nông đT và đang đ−ợc làm đất có khoa học, dựa trên đ−ờng bình độ ng−ời ta thiết kế đồng ruộng theo băng để giữ đất và chống xói mòn đất.
- Phần lớn diện tích đất đồi huyện Tam Nông trồng độc canh nên hàng năm sinh khối tạo ra không lớn, cây trồng kém phát triển, tích luỹ ít chất hữu cơ, độ ẩm đất thấp đặc biệt trong thời kỳ cây còn nhỏ, ch−a khép tán.
- Có ít mô hình có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, tăng c−ờng hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất để nhân rộng ra toàn huyện do đó cần học tập thêm các mô hình ở Sơn La và Yên Bái đT có hiệu quả thực tế.
Mô hình VACR ở Tỉnh Yên Bái Mô hình v−ờn rừng ở Tam Nông
5. kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1. Tam Nông là huyện cửa ngõ giữa miền núi và đồng bằng, có thuận lợi cho giao l−u phát triển kinh tế nh−ng đây lại là vùng bán sơn địa nên địa hình khá phức tạp (dốc, bậc thang và lòng chảo). Ng−ời dân đT sử dụng đất đồi trong nhiều năm, khai phá triệt để sức sản xuất của đất mà ch−a áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nên đất đai ngày càng xấu đi, độ màu mỡ của đất giảm dần, đất ngày càng nghèo chất dinh d−ỡng và cho năng suất cây trồng thấp.
2. Cây trồng trên địa bàn huyện Tam Nông là khá đa dạng, phong phú với nhiều cây trồng khác nhau. Có những cây bản địa nh− cây sơn, cây trám, cây sấu nh−ng cũng có những cây trồng mới nh− cây măng bát độ. Các loại hình sử dụng chính vùng đồi huyện Tam Nông là : Cây sắn, cây ăn quả, cây sơn, cây măng bát độ, mô hình nông lâm kết hợp, rừng bạch đàn, rừng keo, rừng tự nhiên, rừng lâu năm với nhiều tán, nhiều loại cây và đất trống đồi trọc.
3. Hàm l−ợng các chất hữu cơ trong đất ở vùng đất đồi huyện Tam Nông hầu hết là nghèo, các chất dinh d−ỡng khác nh− đạm, lân và kali tổng số đều từ nghèo đến trung bình, dung tích hấp thu (CEC) thấp.
- Hàm l−ợng chất hữu cơ ở đất trống đồi trọc là thấp nhất (OM% dao động từ 0,98% đến 1,45% ở tầng mặt nh−ng hàm l−ợng chất hữu cơ này giảm rất nhanh theo chiều sâu của phẫu diện, đến độ sâu > 40cm chất hữu cơ trong đất chỉ còn 0,5% đến 0,6%.
- Hàm l−ợng chất hữu cơ ở đất trồng trọt lớn hơn so với đất trống, đất bỏ hoang (cả tầng mặt và tầng 2) và hàm l−ợng chất hữu cơ tầng mặt biến đổi nh− sau : Đất trồng sắn dao động từ 0,84% đến 1,42%, đất trồng sơn
dao động từ 0,98% đến 1,68%, đất trồng măng bát độ dao động từ 1,23% đến 1,70%, đất trồng cây ăn quả dao động từ1,32% đến 1,86%, đất nông lâm kết hợp dao động từ1,90% đến 2,10%.
- Chất hữu cơ ở đất rừng độc canh bạch đàn có hàm l−ợng thấp hơn nhiều (dao động từ 1,03% đến 1,45% ở tầng mặt) so với đất rừng độc canh keo (dao động từ 2,10% đến 2,23% ở tầng mặt).
- Hàm l−ợng chất hữu cơ ở đất rừng tự nhiên, rừng lâu năm với nhiều tán, nhiều tầng là cao nhất, đạt mức trung bình (OM% = 2,59%). Hàm l−ợng chất hữu cơ này giảm từ từ theo chiều sâu của phẫu diện đất, đến độ sâu 50cm vẫn còn ≥ 1,62%.
- Loại hình sử dụng đất chuyên trồng sơn độc canh thì hàm l−ợng chất hữu cơ giảm rõ rệt theo thời gian.
- Chất l−ợng mùn trong đất đồi huyện Tam Nông là xấu, mùn chua, axit fulvic lớn hơn nhiều so với axit humic (tỷ lệ AH/AF < 1).
- Chất hữu cơ và mùn trong đất bị phân giải nhanh, mạnh, đất chóng nghèo mùn (tỷ lệ C/N trong tất cả các loại đất đều thấp).
4. Để nâng cao hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất cần có những biện pháp canh tác hợp lý nhằm tăng c−ờng sinh khối, bảo vệ chất hữu cơ đất, duy trì và tăng c−ờng chất hữu cơ trong đất nh−:
- Các biện pháp tạo sinh khối chất hữu cơ: trồng xen cây chè, dứa với cây ăn quả, cây sơn; xen lạc với sắn.
- Biện pháp công trình: trồng theo đ−ờng đồng mức, theo băng hoặc theo hố vẩy các cho tất cả các cây trồng trên đất dốc.
- Dùng vật liệu phủ đất, cây trồng phủ đất nh−: rơm rạ, cây lạc dại phủ đất cho cây ăn quả.
5.2. Đề nghị
1. Đề tài cần tiếp tục nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu đánh giá tình hình chất hữu cơ trong đất đồi làm cơ sở cho những nghiên cứu kỹ thuật tăng hàm l−ợng chất hữu cơ cho đất nh−: Đo đếm l−ợng sinh khối hữu cơ của các loại cây trồng rơi vào đất.
2. Xây dựng thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật góp phần làm tăng và bảo vệ chất hữu cơ trên đất đồi Tam Nông làm cơ sở thực tiễn khuyến cáo nông dân.