QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập vào WTO (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH

TRANH CHO CÁC DNNVV

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, cần có nhận thức đúng về cạnh tranh, ý nghĩa của cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Cạnh tranh là động lực cho phát triển của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực tổ chức quản lý, trình độ cơng nghệ, trình độ tay nghề, nâng cao năng suất lao động và tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì được sử dụng hàng hóa rẻ hơn, chất lượng cao hơn, hậu mãi tốt hơn.

- Cạnh tranh không chỉ nhằm "tiêu diệt lẫn nhau", "cá lớn nuốt cá bé". Thực tế cho thấy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở những nước có nền kinh tế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp với đủ loại quy mô, từ cực lớn, lớn, vừa, nhỏ vẫn cùng tồn tại và phát triển. Mỗi loại quy mơ đều tìm thấy chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ vẫn tìm thấy những "khe, ngách" để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp loại này đã vươn lên thành các doanh nghiệp lớn. Như vậy cạnh tranh khơng phải chỉ có tranh giành, mà cạnh tranh còn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Với xu hướng hợp tác, liên kết trong SXKD, các DNNVV có thể thực hiện một khâu trong dây chuyền SXKD của các doanh nghiệp lớn, trở thành đại lý, gia công hay hợp đồng thực hiện một số khâu trong dây chuyền đó.

- Để bảo đảm cho cạnh tranh ln được duy trì và phát huy được những mặt tích cực của nó thì phải tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh phải được diễn ra trong khn khổ của luật pháp. Điều này địi hỏi Nhà nước phải tăng

cường vai trị của mình trong việc tạo lập khung pháp luật để duy trì và khuyến khích cũng như kiểm sốt cạnh tranh.

- Cạnh tranh và độc quyền là hai mặt của quá trình phát triển. Các doanh nghiệp thường có xu hướng hướng tới sự độc quyền nhằm mục đích định đoạt thị trường để thu được lợi nhuận cao. Độc quyền chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp độc quyền. Về lâu dài, doanh nghiệp độc quyền sẽ mất động lực phát triển, dẫn tới suy thoái. Độc quyền làm tổn hại nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do vậy, việc tạo lập và duy trì mơi trường cạnh tranh, chống độc quyền là vấn đề then chốt và có ý nghĩa sống còn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập vào WTO và bắt đầu của quá trình thực hiện các cam kết gia nhập vào tổ chức này, do vậy dù muốn hay khơng muốn thì sự cạnh tranh sẽ vẫn cứ diễn ra và mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp trong nước không những phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp quốc tế có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trường, có trình độ quản lý, khoa học cơng nghệ hiện đại hơn, tiềm lực vốn mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, nếu khơng có sự chuẩn bị và chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp trong nước có thể sẽ bị thơn tính, sáp nhập và thậm chí bị phá sản.

Như vậy rõ ràng là việc nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và các DNNVV nói riêng trong điều kiện nước ta hội nhập vào WTO. Như đã phân tích ở chương 2, các DNNVV của nước ta hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại làm hạn chế đến khả năng cạnh tranh của họ, trong đó có một phần ngun nhân xuất phát từ chính bản thân các DNNVV và một phần ngun nhân là xuất phát từ phía mơi trường kinh doanh, từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV thì bên cạnh việc nâng cao năng lực bên trong của doanh nghiệp thì cần phải tạo lập mơi trường bên ngồi thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động, tạo động lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khơng thể có được khả năng cạnh tranh mạnh nếu như doanh nghiệp cố gắng hết sức để nâng cao năng lực bên trong của mình nhưng mơi trường bên ngồi lại cản trở hoặc thậm chí triệt tiêu các cố gắng của doanh

nghiệp. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của việt nam trong tiến trình hội nhập vào WTO (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)