Lý thuyết chi phí đại diện (the agency theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG I : CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN

I.3.4. Lý thuyết chi phí đại diện (the agency theory)

Lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện được đề cập đến đầu tiên trong một nghiên cứu của Fama và Miller năm 1972. Về sau, lý thuyết chi phí đại diện được

phát triển sâu hơn trong nghiên cứu của Jensen và Meckling năm 1976 và sau đó là

nghiên cứu của Jensen năm 1986.

Lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh

nghiệp, bởi vì sự có mặt của chi phí đại diện. Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đông và trái chủ, và phi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông doanh nghiệp với các trái chủ và nhà quản lý – còn gọi là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu.

a/ Chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn của cổ đơng và trái chủ

Kiệt quệ tài chính khơng chỉ làm phát sinh chi phí phá sản. Khi một công ty sử dụng nợ, các cổ đông và trái chủ sẽ có sự mâu thuẫn về mặt lợi ích. Trong trường hợp

công ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đơng, những người nắm

quyền điều hành cơng ty, có thể sẽ thực hiện một vài hành vi được giới thiệu sau đây để tranh giành lợi ích đối với các chủ nợ của họ. Các hành vi này sẽ làm phát sinh chi phí, bởi vì chúng gây tổn hại đến giá trị doanh nghiệp.

Chiến lược chuyển dịch rủi ro

Khi cơng ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đơng có thể sẽ lựa chọn thực hiện các dự án mang lại lợi ích cho họ nhiều hơn, bất kể dự án đó có thể làm giảm sút giá trị trái phiếu và giá trị doanh nghiệp.

Chiến lược từ chối đóng góp vốn cổ phần

Các cổ đơng cũng sẽ từ chối góp vốn để tài trợ cho một dự án mới nếu như việc thực hiện dự án mới không mang lại thu nhập nhiều hơn phần vốn góp thêm của họ, bất chấp điều đó giúp gia tăng giá trị của công ty và giúp cơng ty thốt khỏi tình trạng kiệt quệ tài chính. Như vậy, vì việc đầu tư này mang lại lợi ích cho trái chủ nhiều hơn, các cổ đông sẽ không chấp nhận thực hiện dự án này. Công ty bị mất đi một cơ hội đầu tư vào dự án mới để làm tăng thu nhập do các cổ đơng từ chối góp thêm vốn.

Các cổ đơng cịn nhiều hành vi “ích kỷ” khác để bảo vệ quyền lợi của mình khi cơng ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính.

Ví dụ như họ sẽ thực hiện chia cổ tức (bằng tiền mặt) bất chấp dòng tiền nhàn rỗi của công ty không đủ để tài trợ cho các dự án mới. Giá trị thị trường của cổ phần sẽ sụt giảm khi việc chia cổ tức được thực hiện, nhưng khơng vấn đề gì phải bận tâm cả, bởi vì sự sụt giảm này ít hơn so với giá trị cổ tức nhận được.

Hoặc là các cổ đông sẽ sử dụng các thủ thuật kế tốn để che dấu tình hình kinh doanh bi đát, tạo ra những hy vọng mới về sự phục hồi,… nhằm kéo dài thời gian đi đến sự phá sản. Sự kéo dài thời gian này, nếu như vì một sự may mắn hoặc tài năng nào đó, cũng có khi là một cơ hội thực sự cho các cơng ty đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính; nhưng nó cũng có thể khiến cho cơng ty trượt dài hơn vào những khó khăn và giá trị của doanh nghiệp ngày càng giảm.

Kiệt quệ tài chính làm cho doanh nghiệp tốn kém hơn. Nhưng thực sự thì ai là người phải gánh chịu các khoản chi phí này – cổ đơng hay chủ nợ?

Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, sự hấp dẫn của các trò chơi này càng lớn. Triển vọng gia tăng việc thực hiện các trò chơi này trong tương lai sẽ làm cho các nhà đầu tư trả giá thấp hơn đối với giá trị của doanh nghiệp ở hiện tại. Còn đối với các trái chủ, họ đã kịp thời chiết khấu rủi ro này vào trong mức lãi suất của các khoản cho vay.

Các cổ đông của công ty phải trả lãi vay nhiều hơn, phải gánh chịu sự giảm giá thị

trường của cổ phần sở hữu, nên họ là người gánh chịu cuối cùng. Chi phí kiệt quệ tài chính, nói chung, nhắc nhở các chủ công ty nên giới hạn việc sử dụng nợ.

b/ Chi phí đại diện của vốn cổ phần

Lý thuyết này, nói chung, hàm ý rằng, một cá nhân sẽ làm việc cho chính anh ta

tốt hơn so với anh ta làm thuê cho người khác. Đồng thời, anh ta cũng sẽ làm tốt hơn

cho công ty nếu như phần vốn góp của anh ta trong cơng ty đó nhiều hơn.

Một nhà quản lý có sở hữu cổ phần của công ty sẽ làm việc nỗ lực hơn so với một nhà quản lý không kiêm là cổ đơng của cơng ty, bởi vì lợi ích của cơng ty gắn liền với lợi ích của cổ đông.

Mặc khác, nếu như một người nắm quyền quản lý của cơng ty, người này có thể

sử dụng hoặc chuyển một phần nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho lợi ích

riêng của mình…Trong trường hợp này, nếu như tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý tại công ty càng nhiều, các khoản chi phí này sẽ càng ít, bởi vì phần gánh chịu của anh ta nhiều hơn. Hay thậm chí rằng, nếu như anh ta khơng sở hữu cổ phần của công ty, các cổ đông cũng khó an lịng về việc các dự án có NPV < 0 được đảm bảo chắc chắn sẽ không triển khai.

Nói chung, nếu như phần trăm sở hữu của các nhà quản lý trong công ty càng thấp, những chi phí mà họ tạo ra càng nhiều (làm ít giờ hơn, tiêu dùng hoang phí hơn, sử dụng tài sản của công ty để phục vụ cho lợi ích của cá nhân họ nhiều hơn, hay thậm chí là chấp nhận những dự án tồi,…). Cuối cùng, chính các cổ đông khác sẽ là người gánh chịu thiệt hại này. Những chi phí này được gọi là chi phí đại diện của chủ sở hữu,

và cách tốt để hạn chế các khoản chi phí này là tăng cường số cổ phần của các nhà

quản lý này tại chính doanh nghiệp.

Như vậy, lý thuyết chi phí đại diện giải thích vì sao các cơng ty có quy mơ lớn, có dịng tiền tự do càng nhiều thường có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ hơn trong cơ

cấu vốn của mình. Giải thích của lý thuyết này, là do các điều khoản trong hợp đồng

vay nợ sẽ kiểm soát được phần nào các hành vi của các nhà quản lý không hướng đến

mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)