Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty vinatrans trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.3Phân tích đối thủ cạnh tranh

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty VINATRANS

2.2.1.3Phân tích đối thủ cạnh tranh

Từ khi cơ chế quản lý kinh tế đổi mới, ngành giao nhận Việt Nam có thêm hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, công ty cổ phần tham gia kinh doanh trên thị trường giao nhận do đây là một lĩnh vực kinh doanh béo bở với tỷ suất lợi nhuận cao (thường từ 25 đến 30%) mà không cần vốn nhiều (chỉ cần khoảng trên dưới 100.000,- USD). Theo số lượng thống kê khơng chính thức, hiện nay có khoảng 800 doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao nhận kho vận, trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 20%; Cơng ty TNHH, doanh nghiệp cổ

phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn.

Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp trong ngành giao nhận kho vận là một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với công ty VINATRANS vốn trước đây được độc quyền trên thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở miền Nam. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế tồn cầu cịn mang lại những đe dọa đến hoạt động của công ty VINATRANS do sự xuất hiện của các doanh nghiệp giao nhận kho vận nước ngồi. Bởi vì, thị trường giao nhận, logistics dần dần sẽ phải mở cửa tự do theo lộ trình đã cam kết, sự bảo hộ của Nhà Nước lâu nay đối với ngành này, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà Nước như VINATRANS, thông qua các biện pháp ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước dần dần sẽ phải xóa bỏ hồn tồn. Các doanh nghiệp giao nhận kho vận lớn của nước ngoài - mà hiện nay đều đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức hợp tác đại lý, núp bóng cơng ty tư nhân Việt Nam,… sẽ được phép thành lập chi nhánh hoặc cơng ty 100% vốn nước ngồi sau 5 đến 7 năm nữa. Các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh, khơng kể đó là doanh nghiệp Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Cạnh tranh trong ngành do đó sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, tại các cơng ty liên doanh giữa nước ngồi và Việt Nam, cơng ty nước ngồi có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm sốt của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn và dần dần sẽ vượt qua sự kiểm sốt của các cơng ty Việt Nam.

Với các thế mạnh sẵn có như thương hiệu lâu đời, uy tín trên thị trường quốc tế, hệ thống đại lý rộng khắp, dịch vụ đa dạng, khả năng tài chính, chun mơn, nhân sự mạnh,… các cơng ty này có thể chiếm lĩnh thị trường giao nhận kho vận ngoại thương của Việt Nam.

Với sự xâm nhập của các cơng ty giao nhận nước ngồi, thị trường nhân lực phục vụ cho ngành giao nhận vốn đã thiếu sẽ lại càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. Các nhân lực cấp cao có thể tìm đến các cơng ty nước ngồi – nơi thường có các điều kiện về lương bổng, chế độ đãi ngộ tốt hơn. Các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam như VINATRANS sẽ rất khó tìm và giữ chân được nhân tài cho doanh nghiệp mình. Sự thiếu hụt các nhân sự có chun mơn, kỹ năng cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam giảm sút đáng kể vì đối với ngành dịch vụ giao nhận, logistics, yếu tố nhân lực có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, xét về năng lực cạnh tranh, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đang rất yếu kém trên các lĩnh vực: nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức thực hiện công việc tốt để hạ giá thành và khả năng tiếp thị. Ngồi ra, quy mơ mạng lưới của chúng ta còn nhỏ bé, năng lực doanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu. Cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của các đối tác sẽ tạo nên một áp lực ghê gớm đối với hoạt động dịch vụ vốn còn khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước.

Không chỉ đối mặt với các khó khăn về tính chun nghiệp, chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước như VINATRANS cịn phải đối mặt với tình trạng chưa vững vàng về luật pháp, đặc biệt là các thông lệ, điều ước quốc tế, thiếu kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngồi. Gia nhập WTO,

các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hệ thống luật lệ WTO và luật lệ của từng quốc gia. Nhiều doanh nghiệp giao nhận Việt Nam, đặc biệt là các cơng ty tư nhân nhỏ, hiện nay cịn chưa rành về các qui định xuất nhập khẩu, thanh tốn quốc tế, bảo hiểm hàng hóa,…

Trong tình hình như vậy, việc tồn tại và phát triển được hay không tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng cạnh tranh của từng đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty vinatrans trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)