nợ phải trả của liên doanh.
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GĨP VỐN LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM VIỆT NAM
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM VIỆT NAM liền với sự phát triển và đổi mới nền kinh tế đất nước và cơ chế quản lý tài chính. Sự phát triển của hệ thống kế tốn Việt Nam phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý kinh tế của từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Văn bản đầu tiên quy định về chế độ kế toán tại Việt Nam là quyết định số 130/TTG ngày 04/04/1957 của Thủ tướng chính phủ về việc thi hành từng bước chế độ hạch tốn kinh doanh ở các xí nghiệp quốc doanh. Nhưng từ năm 1970 đến nay hệ thống kế tốn mới thể hiện rõ đặc tính của hệ thống kế tốn DN. Những thời điểm quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển về chất của hệ thống kế toán Việt Nam là vào năm 1970, 1989 và 1995. Đây là những thời điểm mà cơ chế quản lý kinh tế của đất nước có sự thay đổi lớn. Có thể chia q trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam từ năm 1970 đến nay thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1970 - 1989: Đặc trưng của cơ chế quản lý kinh tế giai đoạn này là kế hoạch hoá tập trung. Nhà nước điều hành hoạt động của các DN bằng chỉ tiêu pháp lệnh và lấy kế toán làm cơng cụ kiểm sốt hoạt động của các DN. Hệ thống kế toán được Nhà nước ban hành áp dụng cứng nhắc và thống nhất trong tất cả các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp. Các qui định, nguyên tắc kế toán của hệ thống kế toán giai đoạn này chủ yếu theo quan điểm của kế tốn Liên Xơ (cũ) trên cơ sở nền kinh tế xã hội chỉ có thành phần kinh tế XHCN.
- Giai đoạn 1989 - 1994: Thời kỳ này, đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở cửa hội nhập với