Chiến lược mở rộng và phát triển mạng lưới trên cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3.4 Chiến lược mở rộng và phát triển mạng lưới trên cả nước

Ø Thị trường hoạt động

¾ Mạng lưới chi nhánh

Mặc dù là ngân hàng mới được chuyển đổi sang mơ hình ngân hàng TMCP đơ thị nhưng SHB luôn năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối. Kể từ khi thành lập, SHB không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt. Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của SHB đã phát triển ở các thành phố lớn trên cả nước bao gồm Hội sở chính, 7 chi nhánh, 33 phịng giao dịch và 3 điểm giao dịch.

- Tại TP.Cần Thơ: Hội sở chính, 10 phịng giao dịch và 3 điểm giao dịch.

- Tại khu vực phía Nam ( TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Lạt): 04 chi nhánh và 08 phòng giao dịch.

- Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Quảng Ninh): 02 chi nhánh và 12 phòng giao dịch. - Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng,): 01 chi nhánh và 03 phòng giao dịch.

SHB với chiến lược phát triển đến năm 2010 sẽ trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng. Để thực hiện được chiến lược này, SHB sẽ tập trung mở rộng mạng lưới đến năm 2010 với Hội sở chính, 188 chi nhánh và phịng giao dịch đặt tại 43 tỉnh thành phố trên cả nước.

¾ Mạng lưới khách hàng và các dịch vụ khách hàng

Trong năm 2006, hệ thống các Tổ chức Tài chính của Việt Nam đã có sự phát triển ấn tượng, trong đó có việc một số Ngân hàng Nơng thơn chuyển đổi lên Ngân hàng đô thị như SHB, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng Đại Á... Thêm vào đó một loạt các TCTD tăng vốn để bắt kịp với yêu cầu của NHNN, hội nhập với nền kinh tế thế giới và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2007 đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của ngành ngân hàng trong kiểm sốt rủi ro, tích cực cải cách quy trình nghiệp vụ, phát triển nhiều sản phẩm mới, hiện đại hố cơng nghệ theo tiêu chuẩn

quốc tế. Đặc biệt hệ thống NHTM, nhất là ngân hàng TMCP đã nỗ lực phát triển quy mô hoạt động, mạng lưới kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Hoạt động tín dụng SHB trong giai đoạn năm 2008 – 2010 dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ rất cao. Đặc biệt trong năm 2006 SHB đã ký thoả thuận đối tác chiến lược toàn diện với Tập đồn cơng nghiệp Than khoáng sản Việt Nam và Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó, SHB sẽ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các Công ty thành viên cũng như các dự án của hai Tập đoàn này.

Nhận thấy thị trường ngân hàng phục vụ cho đối tượng cá nhân và hộ gia đình tại các khu đơ thị Việt Nam hiện nay cịn thấp. Vì vậy trong thời gian tới SHB sẽ tích cực đầu tư phát triển nhiều gói dịch vụ đa dạng tiện ích phục vụ khách hàng cá nhân thông qua các kênh phân phối, trong đó ưu tiên áp dụng tối đa công nghệ thông tin như phone Banking, Internet banking, mobile banking.... SHB đã ký kết thoả thuận hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, TP HCM để thực hiện hỗ trợ trong hoạt động tín dụng đồng thời phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)