Phân tích lợi ích kinh tế Xã hội.

Một phần của tài liệu Lập dự án xây dựng nhà máy dứa thanh hóa thafoods (Trang 32 - 33)

6.1 Khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp

Phát triển nhà máy theo hướng áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sản xuất các mặt hàng nông sản cho xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế vừa có ý nghĩa quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, vừa tạo nhiều việc làm cho người lao động. Đây là hướng phổ biến nhất trong việc phát triển nhà máy sản xuất nông sản tại ngay vùng trồng nguyên liệu ở nước ta thời gian qua và hiện nay.

Phát triển dự án này tạo ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Nếu tính độ "lan tỏa" của nó (hiệu ứng tràn) thì khả năng thu hút lao động còn lớn hơn nhiều. Dự án này sẽ góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương: việc làm trực tiếp cho dự án và nhiều việc làm gián tiếp liên quan. Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án: trung bình một năm là 100 lao động. Phần lớn sử dụng lao động địa phương. Số lao động có việc làm gián tiếp nhờ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho dự án là khoảng hơn 2000 lao động trồng dứa. Dự án xây dựng nhà máy chế biến dứa phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh sẽ cần đến nhiều nhân công, tạo công ăn việc làm cho nhiều người và nâng cao thu nhập cho người lao động làm việc tại nhà máy này. Thu nhập của người lao động được nâng cao thì chất lượng sống của họ cũng cao hơn.

Dự án xây dựng nhà máy chế biến dứa ngoài tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi nhuận cho công ty còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn. Đóng góp cho ngân sách địa phương. Hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách địa phương một khoản đáng kể thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp là: X đồng( cái này dựa trên số liệu đã tính ở phần trên). Ngoài ra dự án còn góp phần tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho tỉnh, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư.

6.2 Khả năng khai thác tiềm năng sẵn có

Với định hướng phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bằng việc khai thác tiềm năng lợi thế của vùng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết để đưa các cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững. Vì thế, trong những năm qua tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho một số địa phương, từng bước đưa khoa học công nghệ vào đời sống, như: Quy hoạch vùng cây ăn quả và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc trồng và chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản của địa phương đặc biệt là đầu tư xây dựng các vùng trồng dứa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu nên diện tích trồng dứa có chất lượng cao đã tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Ở Thanh Hoá, dứa là nông sản được trồng phổ biến, hơn thế nữa dứa được trồng quanh năm. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dứa có được nguồn nguyên liệu tốt và ổn định, là cơ sở để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đồang thời góp phần nâng cao thu nhập người dân, cải thiện cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Do vậy, nếu xây dựng một nhà máy chế biến dứa theo hình thức công nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu mua hết lượng dứa hàng năm. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nông dân phát triển nhanh diện tích trồng dứa góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Lập dự án xây dựng nhà máy dứa thanh hóa thafoods (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w