Phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La (Trang 25 - 26)

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong những năm tới.

Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế để đáp ứng tiêu dùng trong nước và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao như chè, cà phê, cao su, chăn nuôi bò thịt và bò sữa; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới; phát triển mạnh các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh nhà.

Phát triển các vùng nguyên liệu (chè, cà phê, cao su, mía, chăn nuôi bò thịt, bò sữa) đảm bảo đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến : hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; xem xét lại các quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu theo hướng gắn liền với việc xây dựng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và công nghệ cao đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tiếp tục hỗ trợ đầu tư để xây dựng các

công trình thủy lợi, nghiên cứu lai tạo giống mới có năng suất cao…phục vụ cho các vùng nguyên liệu.

Phát triển công nghiệp nông thôn đi đôi với khai thác tốt nguồn nguyên vật liệu tại địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh: trước hết là trong những lĩnh vực ưu tiên như chế biến nông sản; phát triển các nguồn nguyên vật liệu; sản xuất và sửa chữa máy nông nghiệp; phát triển các dây chuyền sản xuất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh gía tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La (Trang 25 - 26)