Giải pháp phân theo nhóm ngành 1 Nhóm ngành có năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 34)

III. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp phân theo nhóm ngành 1 Nhóm ngành có năng lực cạnh tranh

1.1 Nhóm ngành có năng lực cạnh tranh

Đây là các ngành có lợi thế so sánh dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồ lao động, chủ yếu là ngành nông nghiệp - thuỷ sản như gạo, cà phê, điều, chè, cao su tự nhiên, thuỷ sản và các ngành công nghiệo dệt may, da giày. Tuy nhiên , lợi thế của những ngành này về giá rẻ đang bị thu hẹp dần sau khủng hoảng tài chính khu vực với sự mất giá của các đồng bản tệ ở nhiều nước. Cũng có nguy cơ những lợi thế so sánh này tiếp tục giảm sủt trong những năm tới khi các nước trong khu vực phục hồi nền kinh tế.

Tận dụng được lợi thế so sánh, thời gian qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng trên. Đối với hầu hết các măt hàng này, khả năng xuất khẩu chưa dật đến mức giới hạn, trừ mặt hàng may mặc hiện đang phụ thuộc vào hạn ngạch của các nước nhập khẩu và gạo chịu hạn ngạch với lí do an ninh lương thực. Đay là nhóm ngành ít bị ảnh hưởng của việc hội nhập kinh tế quốc tế, mà ngược lại còn là cơ hội tốt để mở rộng thị trường quốc tế với nhu cầu tiêu dùng tương đối ổn định (đa số các mặt hàng là tiêu dùng hằng ngày). Tuy nhiên giá trị gia tăng đựôc tạo ra trong nhóm ngành này không cao, do đó cần chú ý giảm giá thành sản phẩm.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu, việc chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong nhóm này cần tập trung vào các công việc sau:

- Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá thị trường, đảm bảo thị trường dài có quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo biến động của thị trường. Thành lập trung tâm xúc tirns thương mại đối với từng mặt hàng.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách thương mại và cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo hướng hạn chế sủ dụng các biện pháp hành chính đơn thuần; đon giản hoá và rút ngắn thời gian làm các thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất- nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

- Nâng cấp hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn có liên quan như ngân hàng, tư vấn quản lí và tư vấn pháp luật.

- Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ. Chú trọng tính chất đồng bộ trong đầu tư giữa các khâu sản xuất, chế bién, cung cấp nguyên liệu. Việc cắt giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh, trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế phẩm; Nguyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm; nhưng mức chênh lệch thuế này là thấp.

1.2. Nhóm hàng có khả năng trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời gian và tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh gian và tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh

Đây là nhóm ngành hàng trước mắt còn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhưng có khả năng nâng cao được cạnh tranh nếu hiện tại được huưởng những hỗ trợ nhất định. Đa số trong nhóm này là các ngành công nghiệp chế biến như rau quả - thực phẩm chế biến, điện- điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nhóm mặt hàng này, giữ vững và mở rộng thị phần trong nước so với mặt hàng nhập khẩu, cần xác định đúng hướng phát triển và áp dụng các biện pháp hỗ trợ thích hợp, kịp thời cùng với mức độ bảo hộ hợp lí, các giải pháp cần thực hiện là:

- Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên cơ sở phân tích các thế mạnh cũng như điểm yếu so với sản phẩm xuất khẩu.

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tư chiều sâu. Thành lập trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Hỗ trợ hoạt đọng nghiên cứu và phát triển đối với các sản phẩm thông qua trung tâm công nghệ, các tổng công ty và doanh nghiệp.

- Thực hiện chế độ bảo hộ ở mức trung bình đối với các ngành như hoá chất, xi măng... và bảo hộ cao với điện- điện tử, cơ khí.

- Cải thiện môi trường đầu tư để mở rộng khả năng thu hút vốn từ nhiều nguồn, cả nguồn trong nước và ngoài nước như miễn thuế đối với máy móc, thiết bị xây dựng cơ bản hình thành dự án, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cho các dự án thuộc khu vực khuyến khích.

- Thực hiện yêu cầu nội địa hoá thông qua biện pháp thuế quan, đơn giản hoá thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao dộng đối với lao động nứơc ngoài.

- Khu vực dịch vụ nói chung cũng có thể sắp xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh tranh có điều kiện, Mặc dù có những điểm chung như chú trọng công tác đào tạo, nâng cao khả năng quản lí và lao động, áp dụng những tiêu chuẩn vào thông lệ quốc tế...Nhưng việc chuyển dịch cơ cấu có nhưngx đặc thù riêng:

Một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi nhièu vốn, công nghệ hiện đại; Một số mang tính độc quyền cao; Một số lại nhạy cảm với các vấn đề chủ quyền quốc gia và bản sắc dân tộc... Do vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể, trước hết là những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết hợp tác trong ASEAN; hàng không, kinh doanh dịch vụ, tài chính, vận tải biển, viễn thông và du lịch.

1.3 Nhóm ngành hàng hiện đại, khả năng cạnh tranh thấp, đây chủ yếu là những ngành hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại là ít phụ thuéc vào lao động và điều kiện tự nhiên. Hiện tại với nguồn vốn hạn ché, công nghệ lac hậu là những khó khăn cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như công nghiệp giấy, đường, luyện kim, hoá chất. Do đó, những ngành thuộc nhóm này càn có những biện pháp thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu. Trước mắt cần tập trung vào:

- Đầu tư đồng bộ các ngành sản xuất cụ thể để có thể sản xuất được các thiết bị chính xác. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và công nhân lành nghề.

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ tiên tiến. - Duy trì bảo hộ ở mức thấp

Điều cần chú ý là cách phân nhóm theo ba loại trên chỉ ó tính chất tương đối, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể chuyển hoá khả năng cạnh tranh giưũa các ngành.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w