Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH DI CƢ TẠI VIỆT NAM
2.6 Kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Kết quả thống kê mô tả và một phần kết quả hồi quy đã tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1. Thống kê mô tả cho thấy số lƣợng ngƣời di cƣ giữa các địa phƣơng có sự thay đổi đáng kể. Thanh Hóa có số di cƣ đi (ra khỏi địa phƣơng) lớn nhất nhƣng không phải là địa phƣơng nghèo nhất (tính theo GDP, Bắc Kạn mới là địa phƣơng thấp nhất với GDP trung bình 3 năm chỉ khoảng 1,148 tỷ). Thanh Hóa cũng có số di cƣ nữ chuyển đi các tỉnh khác nhiều nhất trong 64 tỉnh thành. Ở phía ngƣợc lại, TPHCM, Bình Dƣơng và Hà Nội là các địa phƣơng có số di cƣ đến cao nhất. Thống kê cho thấy trong số các tỉnh thành có di cƣ đi, số địa phƣơng có di cƣ nữ nhiều hơn nam chiếm nhiều hơn. Xét trong cả nƣớc, số ngƣời di cƣ là nữ cũng chiếm nhiều hơn nam. Kết quả hồi quy tiếp tục cho thấy, thu nhập là nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định di cƣ ở cả nam và nữ. Chất lƣợng cơ sở hạ tầng y tế cũng có tác động tƣơng tự. Các địa phƣơng thu nhập bình qn cao và có cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn luôn thu hút nhiều ngƣời di cƣ chọn làm điểm đến. Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, kết quả hồi quy cho thấy có sự khác nhau trong tác động của các nhân tố đến số ngƣời di cƣ là nam và nữ . Trong cùng một yếu tố, tác động lên số ngƣời di cƣ là nữ thƣờng cao hơn nam do độ nhạy di cƣ của nữ cao hơn. Nguyên nhân của sự khác nhau này có thể nằm trong sự phân biệt đối xử giới tính trong lao động và xã hội. Ngồi ra, đối với di cƣ nam, sự phát triển của khu vực ngồi nhà nƣớc có tác động thu hút số di cƣ nam tìm đến hơn, trong khi tác động này ít rõ ràng hơn ở nữ. Dựa trên sự kết hợp với các nghiên cứu trƣớc, nguyên nhân có thể là do số di cƣ nữ có nhiều lựa chọn việc làm hơn trong những khu vực khác chứ không chỉ trong khu vực cơng nghiệp ngồi nhà nƣớc, trình độ học vấn của số di cƣ nam cao hơn số di cƣ nữ và nhờ đó giúp di cƣ nam dễ dàng tìm việc làm trong khu vực ngoài nhà nƣớc hơn cũng là một yếu tố giải thích khác.
Đối với câu hỏi số 3 về sự khác biệt trong di cƣ giữa các vùng địa lý trong cả nƣớc, kết quả hồi quy cho thấy các địa phƣơng thuộc vùng Đông Nam bộ có số di cƣ đến nhiều hơn so với các địa phƣơng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này cũng dễ hiểu do khu vực Đông Nam bộ có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất trong cả nƣớc. Ngƣợc lại, khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, những nơi có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nƣớc lại có số di cƣ đến cao hơn khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Có thể số ngƣời nghèo tại các địa phƣơng ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ tập trung di cƣ nội tỉnh (từ nông thôn lên thành thị) thay vì đi các tỉnh thành khác. Một nguyên nhân khác, có thể các dự án kinh tế lớn tận dụng đặc tính địa chất của khu vực này nhƣ các thủy điện đƣợc xây dựng đã thu hút đáng kể lao động di cƣ. Tuy nhiên, các lý giải này cần một số tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về di cƣ tại các địa phƣơng khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.