Bao thanh toán nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BTT TẠI VIỆT NAM

3.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM BTT TẠI THỊ TRƯỜNG

3.2.1. Bao thanh toán nội địa

- Ở Việt Nam BTT cò khá mới mẻ, các ngân hàng đang dần tiếp cận và mở

rộng dịch vụ. Theo quan điểm đổi mới của một số ngân hàng trong nước, song song với các sản phẩm dịch vụ hiện hữu, dịch vụ BTT cần phát triển thành một trong

những hoạt động kinh doanh chính của mình. Với dịch vụ BTT, các ngân hàng lớn

trên thế giới nhận thấy có thể mở rộng mối liên hệ với khách hàng của họ trong một số ngành cơng nghiệp. Hơn nữa, họ có thể tiến hành dịch vụ cho các ngân hàng đại lý có các khách hàng cần đến các dịch vụ BTT. Các NH Việt Nam cũng đang dần tiếp cận suy nghĩ này và đánh giá thị trường Việt Nam đầy năng động và triển vọng với dân số hơn 80 triệu người và hàng ngàn doanh nghiệp.

- Hiện nay, có khơng ít các ngân hàng thương mại đang duy trì hình thức cho vay chi phí sản xuất hàng hố hoặc thu mua hàng và cho vay luân chuyển hàng hoá. Cho vay như thế đưa đến việc doanh nghiệp sẽ ỷ lại vào vốn tín dụng của ngân hàng thương mại. Do vậy, việc cho vay chi phí sản xuất và cho vay luân chuyển hàng hoá sẽ khiến ngân hàng thương mại chịu rủi ro cùng doanh nghiệp: một khi hàng hố

khơng tiêu thụ được, khoản nợ sẽ rất khó thu hồi. Trong khi đó, sử dụng dịch vụ

BTT, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho doanh nghiệp tiếp tục chu kỳ sản

xuất sau, nhưng ngân hàng thương mại ấy thu nợ bằng tiền hàng hoá bán chịu của

chu kỳ sản xuất trước nên mức độ rủi ro ít hơn. Nhờ vậy, dịch vụ BTT cịn giúp

doanh nghiệp khơng lâm vào cảnh nợ nần dây dưa, khó địi.

- Bên cạnh việc các ngân hàng mở dịch vụ chiết khấu thương phiếu đối với hàng hố tiêu thụ thì dịch vụ BTT khiến việc cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng thương mại cho các công ty trên thị trường được đơn giản hơn và an toàn hơn. Đồng thời, việc này cịn khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hố bằng vốn tự có của mình. Vốn tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại chỉ là vốn bổ sung khi doanh nghiệp bán hàng trả chậm.

- Với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay và trước sự hội nhập toàn cầu của đất nước thì Doanh Nghiệp trong nước phụ thuộc rất nhiều vào quy mô vốn.

Trang 56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)