3.2 Thành Lập Quỹ Đầu Tư Vốn Mạo Hiểm Theo Cơ Cấu Nội Địa
3.2.2 Những Nghiên Cứu Tiền Đề
Để cĩ thể thiết lập một mơ hình quỹ đầu tư nội địa cụ thể, hồn thiện, tối ưu và mang tính khả thi cao, chúng ta cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu khác cĩ liên quan:
Đánh giá nhu cầu vốn mạo hiểm trong nước (Khảo sát các doanh nghiệp trong nước).
Đánh giá nguồn cung vốn mạo hiểm trong nước (Khảo sát những nhà đầu tư tiềm năng của Việt Nam).
Đánh giá sự hỗ trợ của Nhà Nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
Nghiên cứu mơi trường pháp lý (cơ cấu pháp lý, văn bản quy định, chế độ kế tốn, thuế…), mơi trường kinh tế vĩ mơ (chủ yếu là TTCK).
Tìm kiếm các chuyên gia quản lý người Việt Nam tài năng.
Ở đây, vì qui mơ cĩ hạn của đề tài này, tơi chỉ đưa ra một mơ hình sơ lược về quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa với giả thiết đã cĩ sự hỗ trợ cần thiết của các nghiên cứu trên.
Ý tưởng cho ra đời một quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa ở Việt Nam khơng phải là mới mẻ. Nĩ đã từng được Adam Sack và John McKenzie đề cập trong một nghiên cứu tư nhân (Chương trình dự án phát triển sơng MeKơng) vào năm 1998. Nhưng nĩ đã khơng trở thành hiện thực bởi trong thời kỳ ấy Việt Nam vẫn chưa hội đủ những yếu tố tiên quyết, tiền đề cho sự ra đời một quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa. Mười năm đã qua, Việt Nam đã cĩ rất nhiều thay đổi: tốc độ phát triển cao, sự xuất hiện của nhiều định chế tài chính lớn sẽ là những nhà đầu tư tiềm năng lý tưởng, số lượng các doanh
nghiệp tăng nhanh, những con người cĩ tinh thần khởi nghiệp ngày càng nhiều, năng lực quản lý được cải thiện… Cùng với đĩ là một cách nhìn khác của nhà nước ta về vốn mạo hiểm. Nhà nước đã thấy được vai trị quan trọng của quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc phát triển những ngành chiến lược của đất nước.
Ở đây, tơi xin đưa ra mơ hình quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa với mong muốn gĩp phần nhanh chĩng ra đời quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa ở Việt Nam.