Mô tả giải phẫu tuyến nọc độc:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối conus bandanus, conus striatus, conus textile, conus vexillum (Trang 35 - 37)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.2. Mô tả giải phẫu tuyến nọc độc:

Tuyến nọc độc trong cơ thể loài Conus spp. bao gồm các cơ quan chính sau:

Vòi hút, hầu, ống dẫn, túi nọc độc và túi răng kitin (dải răng kitin).

Túi nọc độc, còn được gọi là túi Leiblin, là cơ quan lớn nhất trong tuyến nọc độc, có chức năng tiết ra độc tố, đồng thời tạo ra áp lực khi bơm độc tố vào con mồi. Túi nọc độc có hình lưỡi liềm, màu trắng sữa, nằm vuông góc với trục của cơ

thể (hình 3.24), lõm về phía đỉnh vỏ, lồi ra về phía ngược lại.

Ống dẫn độc, là đường dẫn chính trong tuyến nọc độc, có vai trò dẫn chất độc từ

túi nọc đi ra răng kitin để tiêm vào con mồi, màu vàng nhạt, trong cơ thể nó cuộn thành

bó nằm trong phần lõm của túi nọc độc (hình 3.25) nằm ở mặt phải và phía sau của hầu.

Vòi hút, là phần cuối cùng của tuyến nọc độc, rỗng phía trong, hình chóp cụt,

lớn hơn ở phần nối với hầu, nhỏ hơn đối với phần còn lại, có khả năng thay đổi kích thước và độ đàn hồi rất tốt. Khi tấn công con mồi, vòi hút sẽ phình to lên hút con mồi vào bên trong đưa đến nhánh ngắn của túi răng kitin và răng kitin được

phóng vào, tiếp đến chất độc sẽ được bơm đầy làm tê liệt con mồi. Cấu trúc mô

học của vòi hút là lớp tế bào cơ vân, chính cấu trúc này giải thích cho khả năng đàn

hồi và sức chứa đựng lớn.

Túi răng kitin (dải răng kitin), chứa các răng kitin. Dải răng này bao gồm hai

nhánh như hai cánh tay. Nhánh dài có màu đỏ ở phần nối với ống dẫn và vàng nhạt

ở phần còn lại, nhánh còn lại trong suốt. Phía cuối túi răng kitin này có tế bào odontoblast (tế bào tạo răng) có vai trò tạo ra các răng kitin. Các răng kitin ban đầu

mềm sau đó trở nên cứng khi chúng di trú từ nhánh dài đến nhánh ngắn. Quá trình

đi tới nhánh ngắn răng kitin đi song song dọc theo túi. Chỉ một răng kitin trưởng

thành, cứng lên và đi về phía hầu chuẩn bị cho việc tấn công.

Hình 3.18: Răng kitin Conus spp.

Ngạnh đầu (N1), ngạnh thứ hai (N2), lưỡi kim (L), đường răng cưa (Rc), thân răng

Răng kitin, răng kitin của Conus spp. giống như kim tiêm trong suốt, khi tiêm

vào cơ thể con mồi răng kitin sẽ được giữ lại trong cơ thể, răng này có vai trò trực

tiếp đưa chất độc vào cơ thể con mồi. Trên răng có các ngạnh để giữ răng kitin lại

trong con mồi. Tùy từng loài sẽ có kích thước răng kitin khác nhau. Có những loài

răng là những kim tiêm rất nhỏ yếu, có loài răng kitin lại rất cứng và chắc. Các

ngạnh của kim tiêm giống như các ngạnh củalưỡi câu. Tất cả răng kitin các loài ốc

cối có ngạnh đầu, một số có ngạnh thứ hai, ngoài ra còn tìm thấy một số rất ít loài

có ngạnh thứ ba. Lưỡi răng kitin có vai trò cắt và mở rộng diện tích tiếp xúc khi phóng kim tiêm vào con mồi. Đường răng cưa là một dãy răng nhỏ chạy dọc phía

trong thân răng kitin từ ngạnh đầu xuống gần giữa răng kitin. Các răng nhỏ này có

kích thước lớn dần từ đỉnh đến giữa thân răng kitin. Hầu hết tất cả các loài có một

hàng răng nhỏ, chỉ một số ít có hai hàng, một số loài không có đường răng cưa này.

Phần eo răng kitin rất dễ nhận thấy vì nó là một điểm co lại phần nửa trên của răng

kitin Conus striatusConus textile không có eo. Cựa ở đáy là một răng nhỏ nhô

ra từ u nổi lên ở cuối của răng kitin.

Cụ thể các cơ quan trong tuyến nọc độc của 4 loài ốc trên sẽ được giới thiệu sau đây:

Một phần của tài liệu nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối conus bandanus, conus striatus, conus textile, conus vexillum (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)