Cơ cấu giá dầu của Jetstar Pacific Airlines

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng công cụ phái sinh tại hãng hàng không jetstar pacific airlines việt nam (Trang 59 - 88)

1

Giá dầu thơ Chi phí lọc dầu Thuế nhập khẩu Phí cung ứng

2.4.2.2. Hàng hóa cơ sở và giá tham chiếu. Hàng hóa cơ sở

Hàng hóa cơ sở trong hợp đồng phái sinh được sử dụng phòng ngừa rủi ro giá dầu cũng chính là dầu bay Jet Kerosene, đây chính là xăng dầu được tra nạp cho

các chuyến bay của hãng. Việc dùng chính sản phẩm xăng dầu mà hãng sử dụng làm hàng hoá cơ sở trong các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa giá dầu sẽ giúp hãng tránh rủi ro basic do sự không tương quan về đặc điểm hàng hóa được dùng trong hợp đồng phái sinh và hàng hóa cần được phịng ngừa giá. Sự khơng tương quan này dẫn đến giá cả của hàng hóa cơ sở và hàng hóa được phịng ngừa biến động không cùng chiều.

Đây là dạng rủi ro thường gặp trong phòng ngừa rủi ro giá dầu trong ngành hàng không khi dùng các sản phẩm dầu khác nhau như dầu thơ, dầu hỏa để phịng ngừa giá dầu Jet Kerosene. Mặc dù các sản phẩm dầu khác nhau được sản xuất từ dầu thơ và có sự tương quan giá cao, giá của các sản phầm dầu thường biến động cùng chiều nhưng đôi khi mối tương quan này cũng bị phá vỡ. Hãng có thể sẽ gặp rủi ro khi giá sản phẩm dầu trong hợp đồng phái sinh và giá dầu Jet kerosene biến động không cùng chiều.

Giá tham chiếu

Vì dầu hàng khơng được tinh lọc tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới như Singapore, Mỹ, Amsterdam…do đó giá dầu Jet kerosene trên những thị trường này cũng khác nhau và việc chọn ra giá dầu trên thị trường nào để tham chiếu trong các hợp đồng phái sinh cũng hết sức quan trọng. Xăng dầu máy bay của Jestar Pacific chủ yếu được nhập khẩu từ những thị trường dầu của Châu Á như Đài Loan, Singapore…và giá dầu nhập khẩu của hãng trong thời gian qua chính là giá dầu Jet kerosene Singapore, đây cũng chính là giá được sử dụng để tham chiếu trong hợp đồng phòng ngừa rủi ro của Jetstar Pacific. Điều này cũng giúp hãng tránh được một dạng rủi ro basic nữa mà rủi ro này sẽ xuất hiện khi giá hàng hố được phịng ngừa và giá tham chiếu không tương quan cùng chiều với nhau.

2.4.2.3. Quy trình báo cáo và giám sát chương trình phịng ngừa rủi ro tại Jetstar Pacific

Chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu sẽ được thông qua hội đồng quản trị của công ty phê duyệt về chủ trương. Giám đốc tài chính là người được uỷ quyền để thực hiện các kịch bản của chiến lược quản trị rủi ro giá dầu từ đó sẽ đưa ra các công cụ được sử dụng để phòng ngừa và được uỷ quyền thực hiện các giao dịch

phòng ngừa rủi ro với đối tác. Hội đồng quản trị sẽ được cập nhật vị thế hay kết quả phòng ngừa giá dầu, sự tác động của phòng ngừa rủi ro giá dầu đến hoạt động kinh doanh của hãng dựa trên những báo cáo hàng quý. Tổng giám đốc sẽ được báo cáo tình hình của chiến lược phịng ngừa của hãng dựa trên báo cáo hàng tháng.

2.4 .3 Phân tích, đánh giá chương trình phịng ngừa rủi ro giá dầu của Jetstar Pacific. Pacific.

Với sự biến động không ngừng của giá dầu, vào tháng 4/2008 Jetstar Pacific là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam tiến hành ký hợp đồng phái sinh phòng ngừa rủi ro giá dầu trong tương lai. Hợp đồng phái sinh được sử dụng là hợp đồng hoán đổi swap, sản phẩm được phịng ngừa giá là dầu bay Jet kerosene. Trong đó hãng sẽ cố định giá dầu tương ứng với số lượng dầu cho từng tháng trong tương lai và đối tác sẽ nhận giá dầu thị trường của từng tháng được phòng ngừa giá. Giá thị trường là giá Platt Singapore Jet Kerosene do nguồn Morgan Stanley cung cấp. Hợp đồng hoán đổi swap được thanh toán trên cơ sở hàng tháng với cơng thức:

Thanh tốn = (Giá thị trường – Giá cố định) * Số lượng dầu được phòng ngừa

 Nếu (giá thị trường – giá cố định) > 0: hay có nghĩa là giá thị trường tăng cao hơn giá được cố định, nhà đầu cơ sẽ thanh toán phần giá chênh lệch cho Jetstar Pacific.

 Nếu (giá thị trường – giá cố định) < 0: hay có nghĩa là giá dầu trên thị trường giảm hơn so với giá dầu được cố định, Jestar Pacific sẽ thanh toán phần giá chênh lệch cho nhà đầu cơ

Như vậy, dù giá dầu lên hay xuống Jetstar Pacific luôn phải trả một mức giá dầu cố định, giá dầu cố định này có thể cao hơn hay thấp hơn giá thị trường trong tương lai.

Ngồi ra, Jetstar Pacific phải thanh tốn phí giao dịch cho đối tác tương ứng với số lượng dầu được phòng hộ.

Bảng 2. 5: Phòng hộ giá dầu của Jetstar Pacific năm 2008 Thời kỳ đƣợc phòng hộ Số lƣợng dầu phòng hộ (bbl) Số lƣợng dầu kế hoạch (bbl) Tỷ lệ phòng hộ Giá cố định USD/bbl Giá thị trƣờng USD/bbl Chênh lệch giá thị trƣờng và giá cố định Lãi/Lỗ từ phòng hộ giá dầu USD Phí giao dịch 0.2 USD/bbl Kết quả ròng USD Quy ra VND (đvt: tỷ đồng) Jul-08 18.500 42.780 43% 160,35 167,28 6,93 128.223,50 3.700 124.523,50 2,05 Aug-08 17.280 41.400 42% 160,25 137,65 -22,60 -390.528 3.456 -393.984 -6,50 Sep-08 12.720 49.910 25% 160,50 121,49 -39,01 -496.219,92 2.544 -498.763,92 -8,23 Oct-08 10.310 53.259 19% 161,05 90,09 -70,96 -731.597,60 2.062 -733.659,60 -12,10 Nov-08 10.370 57.040 18% 161,55 75,08 -86,48 -896.745,75 2.074 -898.819,75 -14,82 Tổng cộng 69.180 244.389 28% -2.386.868 13.836 -2.400.704 -39,59

Nguồn: Jetstar Pacific Airlines

(Lãi/Lỗ phòng hộ:Dấu (-) thể hiện số tiền Jetstar Pacific phải thanh toán cho nhà đầu cơ. Dấu (+) thể hiện số tiền nhà đầu cơ phải thanh toán cho Jetstar Pacific.)

Bảng 2.5 cho thấy Jetstar Pacific đã tiến hành phòng hộ giá dầu cho khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2008 nhưng số lượng dầu được phòng hộ là từ tháng 8 đến tháng 12/2008. Điều này là do số lượng dầu mà VINAPCO cung ứng cho Jetstar Pacific tiêu thụ trong tháng là số lượng dầu được VINAPCO nhập khẩu từ tháng trước và giá được tính là giá Platt bình quân của tháng trước.

Jetstar Pacific đã cố định giá dầu của mình ở các mức khác nhau từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2008 và giá dầu cố định phòng hộ 160,35 USD/thùng vào tháng 7/2008, 160,25 USD/thùng tháng 8/2008, 160,5 USD/thùng tháng 9/2008, 160,05 USD/thùng tháng 10/2008, 161,55 USD/thùng vào tháng 11/2008. Giá dầu đã được hãng chốt lại ở mức cao trong suốt thời kỳ phòng hộ. Điều này cho thấy hãng đã đánh giá giá dầu sẽ không ngừng tăng cao cho đến cuối năm 2008. Số lượng dầu được phòng hộ là 18.500 thùng tháng 8/2008 tương ứng với mức phòng hộ là 43% hay có nghĩa là hãng đã phòng hộ 43% lượng dầu mà hãng dự kiến sẽ tiêu thụ trong tháng 8/2009 là 42.780 thùng. Mức phòng hộ giảm dần còn 17.280 thùng tương ứng 42% tháng 9/2008, 12.720 thùng tháng 10/2008 tương ứng 25%,

10.310 thùng tương ứng 19% tháng 11/2008 và chỉ còn phòng hộ 10.370 thùng tương ứng 18% cho lượng dầu ước tính tiêu thụ trong tháng 12/2008. Tỷ lệ phòng hộ giảm dần vào những tháng cuối năm 2008 do thường nhu cầu đi lại cuối năm tăng cao và dòng tiền của hãng sẽ ổn định hơn vì rủi ro về biến động giá dầu sẽ được bù đắp bởi doanh thu cao. Bình qn Jetstar Pacific đã phịng hộ 69.180 thùng tương ứng 28% số lượng dầu mà hãng dự tính sẽ tiêu thụ từ tháng 8 đến tháng 12/2008 là 244.389 thùng. Jetstar Pacific đã khơng phịng hộ giá dầu cho toàn bộ nhu cầu dầu mà hãng ước tính sẽ tiêu thụ từ tháng 8 đến tháng 12/2008 cho thấy hãng muốn chuyển đổi một phần rủi ro do biến động giá dầu theo hướng ở một mức rủi ro mà hãng có thể chấp nhận được.

Jetstar Pacific đã đạt được thành công khi cố định giá dầu tháng 7/2008 ở mức 160,35 USD/thùng trong khi giá thị trường tiếp tục tăng bình quân đạt 167,28 USD/thùng, nhà đầu cơ đã bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá cố định để giá dầu luôn được chốt ở mức 160,35 USD/thùng như đã cam kết hay có nghĩa là Jetstar Pacific đã tiết kiệm chi phí xăng dầu 6,93 USD/thùng tương ứng 2,05 tỷ. Tuy nhiên giá dầu tháng 8/2008 trên thị trường đã có bước quay đầu đột ngột khi giảm mạnh xuống còn 137,65 USD/thùng và tiếp tục giảm chỉ còn 75,08 USD/thùng vào tháng 11/2008. Sự giảm mạnh của giá dầu trên thị trường trong khi giá dầu phòng hộ được cố định ở mức cao đã khiến cho hãng phải chịu áp lực thanh toán cho nhà đầu cơ phần giá chênh lệch giữa giá thị trường và giá cố định để giá dầu của hãng luôn được cố định như đã cam kết trong hợp đồng hay có nghĩa là Jestar Pacific đã phải trả giá dầu cao hơn giá thị trường 22,6 USD/thùng tháng 8/2008, 39,01 USD/thùng tháng 9/2008, 70,96 USD/thùng tháng 10/2008 và 86,48 USD/thùng tháng 11/2008. Việc phải thanh toán giá dầu quá cao so với giá thị trường đã dẫn đến Jestar Pacific phải trả cho nhà đầu cơ 41,64 tỷ (bao gồm cả phí giao dịch) cho giá dầu từ tháng 8-11/2008.

Bảng 2.6: Phòng hộ giá dầu của Jetstar Pacific năm 2009 Thời kỳ đƣợc phòng hộ Số lƣợng dầu phòng hộ thùng (bbl) Số lƣợng dầu kế hoạch thùng (bbl) Tỷ lệ phòng hộ Giá cố định USD/bbl Giá thị trƣờng USD/bbl Chênh lệch giá thị trƣờng và giá cố định Lãi/Lỗ từ phòng hộ giá dầu (đvt: triệu USD) Phí giao dịch 0.2 USD/bbl Kết quảrịng (đvt: triệu USD ) Quy ra VND (đvt: tỷ đồng) Dec-08 13.300 57.040 23,32% 170,11 70,21 -99,90 -1,329 2.660 -1,331 -22,51 Jan-09 13.800 62.200 22,19% 170,72 60,15 -110,57 -1,526 2.760 -1,529 -26,73 Feb-09 17.300 70.500 24,54% 170,75 52,85 -117,90 -2,040 3.460 -2,043 -35,71 Mar-09 16.700 67.000 24,93% 170,54 53,33 -117,21 -1,957 3.340 -1,961 -34,74 Apr-09 17.300 71.000 24,37% 170,23 59,10 -111,13 -1,923 3.460 -1,926 -34,25 May-09 18.200 67.000 27,16% 169,88 64,08 -105,81 -1,926 3.640 -1,929 -34,31 Tổng cộng 96,600 394,740 24.47% -10,7 19.320 -10,719 -188,26

(Lãi/Lỗ phòng hộ:Dấu (-) thể hiện số tiền Jetstar Pacific phải thanh toán cho nhà đầu cơ. Dấu (+) thể hiện số tiền nhà đầu cơ phải thanh toán cho Jetstar Pacific.)

Tháng 7/2008, giá dầu thế giới vẫn tiếp tục leo thang và đã có những dự báo giá dầu có thể đạt đến 200 USD/thùng. Với những dự báo giá dầu có thể sẽ tiếp tục tăng cao, Jetstar Pacific đã tiến hành phòng ngừa rủi ro giá dầu cho thời kỳ từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009. Số lượng xăng dầu được phòng ngừa là từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009. Bảng 2.6 cho thấy giá dầu vẫn tiếp tục được phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hốn đổi (swap), số lượng dầu được phịng ngừa là 96.600 thùng với tỷ lệ phòng ngừa là 24,47%. Giá dầu được chốt ở mức cao 170,11 USD/thùng vào tháng 12/2008, 170,72 USD/thùng tháng 1/2009, 170,75 USD/thùng tháng 2/2009, 170,54 USD/tháng 3/2009, 170,23USD/thùng tháng 4/2009, 169,88USD/thùng tháng 5/2009. Tuy nhiên giá dầu trên thị trường vẫn tiếp tục giảm sâu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài và giá dầu giảm còn 70,21 USD/thùng vào tháng 12/2008 và chỉ còn 59,1 USD/thùng tháng 4/2009 và tăng nhẹ 64,08 USD/thùng vào tháng 5/2009. Điều này khiến Jetstar Pacific đã phải thanh toán giá dầu cao hơn giá thị trường 99,9 USD/thùng tháng 12/2008, 110,57 USD/thùng tháng 1/2009, 117,9 USD/thùng tháng 2/2009, 117,21 USD/thùng tháng 3/2009,

111,13USD/thùng tháng 4/2009, 105,81 USD/thùng tháng 5/2009. Điều này có nghĩa là Jetstar Pacific phải thanh toán cho nhà đầu cơ 188,26 tỷ cho thời kỳ phòng ngừa rủi ro giá dầu từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009.

Ưu điểm:

- Phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng hợp đồng hoán đổi swap đã cung cấp cho Jetstar Pacific công cụ để cố định rủi ro, giá dầu của hãng sẽ được cố định trong tương lai dù giá thị trường lên hay xuống và từ đó Jetstar Pacific sẽ ổn định được dòng tiền trong tương lai cũng như hoạch định được kế hoạch kinh doanh của hãng. Đây cũng chính là mục tiêu của Jetstar Pacific trong việc sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro giá dầu.

- Cơng cụ hốn đổi swap cung cấp cho Jetstar Pacific một chiến lược phòng ngừa rủi ro giá dầu đơn giản với chi phí giao dịch thấp so với các chiến lược phòng ngừa rủi ro giá dầu tốn kém khác.

Nhược điểm.

- Với việc phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng hợp đồng hoán đổi swap, nhà phòng ngừa rủi ro giá dầu sẽ sẽ phải thực hiện vị thế phịng hộ của mình dù giá dầu thị trường tăng hay giảm. Điều này cho thấy với chiến lược phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng hợp đồng swap, nhà phịng hộ sẽ khơng thể thốt khỏi vị thế phịng hộ của mình khi giá biến động khơng có lợi. Thực tế là Jetstar Pacific đã phải thực hiện vị thế phịng hộ của mình khi giá dầu thị trường giảm dẫn đến phải thanh toán giá dầu cao hơn giá thị trường.

- Chiến lược phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng hợp đồng hoán đổi swap mà Jetstar Pacific đã thực hiện là chưa phù hợp và thiếu sự linh hoạt. Một câu hỏi được đặt ra là “Tại sao Jetstar Pacific lại sử dụng hợp đồng hoán đổi Swap trong khi giá dầu đang ở chu kỳ cao của nó, vì có thể giá dầu sẽ giảm khi đã đạt đỉnh?”.

Vào tháng 4/2008, Jetstar Pacific đã quyết định thực hiện hợp đồng phái sinh phòng ngừa rủi ro giá dầu cho khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2008, tại thời điểm đó giá dầu đầy biến động và vẫn đang trên đà tăng. Đến tháng 7/2008 khi giá dầu vẫn tiếp tục tăng cao, Jestar Pacific đã tiến hành phòng ngừa rủi ro giá dầu cho thời kỳ từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009. Điều này cho thấy Jetstar

Pacific đã đánh giá xu hướng giá dầu sẽ tiếp tục tăng trong tương lai và một hợp đồng hoán đổi (swap) để chốt giá dầu trong tương lai sẽ giúp hãng cố định được rủi ro tránh trường hợp giá dầu tiếp tục tăng cao hơn. Tuy nhiên, một chiến lược phòng ngừa rủi ro linh hoạt sẽ dựa vào chu kỳ của giá dầu trong đó hợp đồng hốn đổi sẽ được sử dụng tại điểm mà giá dầu thấp vì một sự sụt giảm giá nữa là khó có thể xảy ra và hãng có thể cố định giá dầu ở mức thấp để tránh phải thanh tốn cao hơn giá thị trường. Có thể thấy rằng Jetstar Pacific đã phịng hộ giá dầu bằng hợp đồng hốn đổi khi giá dầu đang ở chu kỳ giá cao và giá được cố định ở mức cao do đó hãng có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro thanh toán giá dầu cao hơn giá thị trường. Điều này đã thật sự xảy ra khi giá dầu trên thị trường có sự quay đầu giảm đột ngột và đã giảm mạnh đến 62,28% so với giá dầu được cố định vào tháng 5/2009. Jetstar Pacific đã phải thanh toán giá dầu cao hơn giá thị trường cho hầu hết thời kỳ phòng hộ của mình.

Với xu hướng giá dầu tăng cao hay khó dự đốn thì một hợp đồng quyền chọn mua (call option) được xem là hợp lý hơn hợp đồng hốn đổi (swap) vì với hợp đồng quyền chọn mua, Jetstar Pacific có thể khơng thực hiện quyền chọn mua khi giá dầu trên thị trường giảm và thực hiện quyền chọn mua khi giá dầu trên thị trường tăng cao. Tuy hợp đồng quyền chọn ln là một cơng cụ phịng ngừa hợp lý nhưng chi phí giao dịch của dạng hợp đồng này thường rất cao khoảng 18USD/thùng, chính chi phí giao dịch quyền chọn sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với phí giao dịch của hợp đồng hốn đổi swap thường thấp 0.2 USD/thùng. Tuy nhiên, để đánh giá một chiến lược phòng ngừa rủi ro cần xem xét đến các chi phí ẩn với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa rủi ro giá dầu bằng công cụ phái sinh tại hãng hàng không jetstar pacific airlines việt nam (Trang 59 - 88)