Thực nghiệm kiểm tra trên lớp

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở phần văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 theo hướng tích cực và sáng tạo (Trang 70 - 71)

, đúng quy chế chuyên môn

3.2.2. Thực nghiệm kiểm tra trên lớp

Chúng tôi đã lấy một đề kiểm tra 45 phút được soạn theo hình thức kết hợp TNKQ và TL (do chúng tôi biên soạn) và một đề kiểm tra 45 phút hoàn toàn tự luận (do một GV dạy Ngữ văn 9 trong trường biên soạn) để tiến hành kiểm tra thực nghiệm sư phạm trên lớp.

- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Yên

Ninh, Phú Lương, Thái Nguyên. Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra học bạ của các em HS trong năm học lớp 7, lớp 8, kì I của lớp 9 ở hai lớp này, kết quả thu được: Về đặc điểm học lực của cả hai lớp 9A và 9B đều là lớp học đại trà, số lượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu là tương đương giữa hai lớp.

- Mục đích thực nghiệm: So sánh hiệu quả của phương pháp kiểm tra,

đánh giá cũ với phương pháp kiểm tra, đánh giá mới. Trên cơ sở đó thấy được tầm quan trọng của đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn.

- Phương thức thực nghiệm:

+ Lớp 9A làm bài kiểm tra theo phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá (kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và tự luận, đề kiểm tra một tiết ở trên đã được in sẵn ra giấy, giáo viên phát cho học sinh làm).

+ Lớp 9B làm bài kiểm tra theo phương pháp kiểm tra, đánh giá cũ (chỉ có tự luận, giáo viên chép câu hỏi lên bảng cho học sinh làm vào giấy của các em).

+ Học sinh làm bài kiểm tra.

+ Chấm bài: Chúng tôi đã nhờ sự giúp đỡ của các giáo viên trong tổ Ngữ văn của nhà trường cùng chấm hội đồng, có sự góp ý, thảo luận và đánh giá kết quả.

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở phần văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 theo hướng tích cực và sáng tạo (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)