Mở rộng chủng loại và ưu tiên tăng trưởng khối lượng chế biến các mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường nhật bản đối với xuất khẩu thủy sản việt nam trong giai đoạn 2002 2006 và dự báo đến năm 2015 (Trang 97 - 98)

1 .Các giải pháp về Marketing

2. Các giải pháp về phát triển sản xuất

2.3. Mở rộng chủng loại và ưu tiên tăng trưởng khối lượng chế biến các mặt

hàng có GTGT

Hiện nay, việc cung cấp thủy sản vào TT Nhật Bản đang tồn tại dưới ba dạng cơ bản:

- Những mặt hàng dưới dạng sơ chế hoặc bán thành phẩm để phục vụ cho các nhà sản xuất tại Nhật Bản hay các kênh nhà hàng thông qua các tập đoàn

kinh doanh lớn của Nhật Bản.

- Những mặt hàng GTGT được sản xuất theo đơn đặt hàng, bao gồm những

nhãn hiệu riêng theo yêu cầu của khách hàng.

- Những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của TT Nhật Bản mà được sản xuất trong sự hợp tác với những đối tác Nhật Bản phù hợp.

So sánh một cách tương đối, chi phí nhân cơng tại Nhật Bản cao hơn rất

nhiều so với các nước trong khu vực châu Á khác trong đó có Việt Nam đang XKTS vào Nhật Bản. Do vậy, đây chính là thời gian quan trọng cho Việt Nam trong việc nắm bắt và tận dụng cơ hội này, đạt được niềm tin của khách hàng

- Tăng tỷ lệ sản phẩm có GTGT của tơm sú như: tơm sú sống, tôm ướp đông nhanh, các sản phẩm ăn liền như sushi, sashimi, nobashi. Đặc biệt, tăng

cường năng lực chế biến các sản phẩm đông nhanh, đông rời, các mặt hàng

mực sống ăn liền như sushi, sashimi. Khuyến khích các doanh nghiệp NK

cơng nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết cơng nghệ, th chun gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực này.

- Đa dạng cơ cấu sản phẩm XK, đầu tư công nghệ mới phải dựa vào dự báo

trên thế giới. Khi đầu tư doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu của mình: muốn sản xuất loại sản phẩm gì, nguồn nguyên liệu từ đâu, bán sản phẩm

cho ai?...để từ đó lựa chọn cơng nghệ trọn gói phù hợp, tránh đầu tư chắp vá hoặc tràn lan gây lãng phí lớn. Cần nắm bắt thơng tin về cơng nghệ chế biến các món ăn Nhật để sản xuất sản phẩm chế biến hợp khẩu vị, thị hiếu của

khách hàng.

- TT Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về các mặt hàng hải sản khô. Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, muốn bảo quản được sản phẩm thủy sản khô phải giữ độ mặn cao, độ ẩm thấp. Chất lượng như vậy không đáp ứng yêu cầu sản phẩm của hai TT trên. Do đó, để nâng cao chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm của khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu áp dụng công nghệ sấy lạnh thay cho công nghệ sấy thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường nhật bản đối với xuất khẩu thủy sản việt nam trong giai đoạn 2002 2006 và dự báo đến năm 2015 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)