Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
3.1.1. Triển vọng bùng nổ đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Cùng với sự khởi sắc của TTCK, năm 2006 đánh dấu một năm sôi động trong hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Hàng loạt các quỹ đầu tư thành lập mới hoặc tiếp tục tăng vốn; nhiều định chế tài chính quốc tế lớn đã xuất hiện và rục rịch chuyển tiền vào Việt Nam để đầu tư. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các quỹ ĐTNN trong thời gian qua cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, giới chuyên môn dự báo trong những năm tiếp theo dòng vốn FPI ồ ạt chảy vào Việt Nam qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt thơng qua TTCK.
Dự báo trên là có cơ sở khi tính đến tháng 6-2007 có khoảng 74 quỹ ĐTNN đang rót tiền vào Việt Nam (tăng 55 quỹ đầu tư so với tháng 6-2006), trong đó có 22 quỹ được thành lập mới từ đầu năm đến nay và nhiều quỹ hiện hữu công khai kế hoạch tăng vốn.
Về phía nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tượng quan tâm nhiều nhất đến TTCK Việt Nam. Ông Trần Đắc Sinh, giám đốc TTGDCK TP.HCM cho biết, vài tháng trở lại đây, tuần nào ông cũng tiếp vài ba đồn khách Nhật Bản và Trung Quốc vào tìm hiểu tình hình đầu tư CK.
Đặc biệt sau khi Merrill Lynch tung ra báo cáo về sự tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam. Bốn NHTM quốc doanh đang hoàn tất thủ tục và dự kiến bán cổ phần vào cuối năm 2007, trong đó Vietcombank có kế hoạch niêm yết trên TTCK nước ngồi. Trong khi đó, các quỹ ĐTNN đang có mặt tại Việt Nam và một số quỹ nội địa công bố kế hoạch tăng vốn; TTCK và thị trường cổ phiếu chưa niêm
yết (OTC) biến động mạnh. Những dấu hiệu “bùng nổ” đầu tư tài chính năm 2006 và những năm tiếp theo đang bắt đầu.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Việt Nam huy động nguồn vốn FPI vài trăm triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD một năm là khơng khó. Vấn đề quan trọng nhất là thị trường vốn phải thực sự phát triển, bởi vì những nhà ĐTNN ngồi ở New York, London, Tokyo… để nhìn thế giới và nơi nào thị trường hấp dẫn họ sẽ bỏ vốn vào đầu tư. Những nhà ĐTNN quyết định đầu tư vốn vào khu vực này nhiều hay ít cịn phụ thuộc rất nhiều vào quy mơ của thị trường vốn, trong khi đó thị trường vốn Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Các nhà đầu tư lớn vần còn dè dặt thăm dò chứ chưa thực sự đầu tư mạnh vào Việt Nam. Mặt dù TTCK Việt Nam được được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về vốn hóa thị trường bên cạnh những lợi thế như rừng nhiệt đới, biển rộng, lắm khoáng sản … đặc biệt nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào với giá nhân cơng rẻ. Và đây chính là nghịch lý trong việc thu hút dòng vốn FPI vào Việt Nam .
3.1.2. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam hội nhập tài chính quốc tế
3.1.2.1. Thời cơ
Việt Nam chủ động tham gia hội nhập tài chính quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại. Hội nhập mang lại cho chúng ta những thời cơ mới như:
Khi hội nhập tài chính, Việt Nam có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng do gia tăng mức độ đầu tư và nâng cao tỷ suất sinh lợi của đầu tư nhờ được tiếp cận kinh nghiệm quản lý hiện đại, các thành tựu khoa học trên thế giới và đặc biệt tiếp cận được tác động của thị trường hiệu quả - thị trường mà các thông tin được phản hồi đầy đủ và kịp thời vào trong giá đối với nhà đầu tư. Nó cũng cho phép những thể nhân, pháp nhân kinh tế của nước ta tự bảo hiểm chống lại sự phát triển không cân đối trong nền kinh tế bằng cách đa dạng hoá đầu tư và khai thác thị trường toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm thời trong thu nhập.
Hội nhập tài chính giúp cho Việt Nam phát triển chiều sâu tài chính. Như vậy, thực chất chiều sâu tài chính là q trình phát triển trung gian tài chính, nó chẳng những bao gồm cả q trình tự do hố tài chính khu vực ngân hàng mà còn cao hơn thế nữa, liên quan đến việc phát triển một thị trường cổ phiếu và trái phiếu
năng động. Tuy nhiên, bởi vì việc phát triển một TTCK thứ cấp diễn ra khá muộn màng ở các nước đang phát triển cho nên những chứng cứ thực về thước đo trình độ chiều sâu tài chính tập trung chủ yếu vào lĩnh vực ngân hàng. Theo đánh giá thì mức độ chiều sâu tài chính của Việt Nam hiện nay khá cao nhưng liệu có ổn định hay khơng vẫn cịn là một dấu hỏi. ĐTNN là một tác nhân kích thích sự phát triển thị trường vốn ở các nước đang phát triển thông qua việc tăng chiều sâu và tính thanh khoản của thị trường vốn. Ngồi ra, chênh lệch trong chi phí sử dụng vốn ở các nước đang phát triển thường cao hơn rất nhiều so với các nước công nghiệp, cũng cho chúng ta thấy rằng những lợi ích gián tiếp này cùng với hội nhập tài chính có thể làm giảm đáng kể chi phí sử dụng vốn cho các DN và giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
Một thời cơ nữa mà hội nhập tài chính có thể mang lại cho Việt Nam, đó là sự thúc đẩy và bắt buộc phải cải cách chính sách vĩ mơ, nâng cao hiệu lực của các chính sách này và kỷ luật của thị trường. Thật vậy, hội nhập tài chính làm gia tăng cái giá phải trả từ các lỗi lầm trong các hoạch định chính sách, làm tăng thêm những rằng buộc và hạn chế đối với việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên đây là điều tất yếu phải xảy ra trong quá trình hội nhập. Trong khi đó tính kỷ luật thị trường đến lược nó lại tác động trở lại hội nhập và làm cho các chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định hơn và đáng tin cậy hơn đối với nhà ĐTNN, mà những tác động này lại có hiệu quả dài hạn đối với việc phát triển kinh tế của một quốc gia.
Cơ hội từ hội nhập tài chính mở ra cho tất cả các quốc gia, tuy nhiên, để có thể nắm bắt một cách triệt để thì địi hỏi mỗi quốc gia phải có những kế sách riêng để đối phó với những thách thức do hội nhập mang lại.
3.1.2.2. Những thách thức
Đầu tiên là quốc gia sẽ phải đối phó với những dịng vốn chảy vào ồ ạt. Đây là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển khi mới tiến hành hội nhập. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thách thức tiếp theo là sự đảo ngược dòng vốn. Sự đảo ngược của dịng vốn tư nhân nước ngồi là mối đe doạ lớn nhất đối với các nước trong quá trình hội nhập. Đặc điểm chung của sự đảo ngược dòng vốn ở hầu hết các nước đều do thị trường thiếu niềm tin vào chính sách kinh tế vĩ mô trong nước. Đây