v Đối ới thị trường trong nước:
3.3. BIỆN PHÁP 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những đặc điểm và đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bẵng những thông số có thể so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện đại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân mà nó còn có ý nghĩa với doanh nghiệp.
Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Về máy móc thiết bị: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ và thiết bị, không thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao bằng công nghệ non kém. Với thực trạng hiện nay của công ty thì việc trang bị thêm máy móc trang thiết bị là hết sức cần thiết. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ còn hạn hẹp nên trước mắt vấn đề bảo quản trang thiết bị là cần thiết. Bên cạnh đó công ty cũng phải có chế độ khen thưởng hợp lý cho những ai có sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị, góp phần nâng cao hiẹu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Nâng cao tay nghề cho người lao động
Do đặc điểm về sản xuất và công nghệ lạc hậu nhiều công đoạn còn mang tính thủ công nên tay nghề, tác phong và thái độ của người lao động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cho nên công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, kiểm tra tác phong lao động trong quá trình làm việc, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất là một việc làm rất cần thiết.
Để làm được điều này thì nhân viên KCS , tổ trưởng phải kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất nhân viên KCS, tổ trưởng kết hợp với nhân viên kỹ thuật cùng theo dõi số liệu chính xác về chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn tìm ra những nguyên nhân làm giảm chất lượng, nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng phải phản ánh kịp thời để chặn đứng ngay nhằm tránh những thiệt hại sau này.