3 CHƯƠNG : ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ
3.4 MƠ HÌNH DỰ KIẾN CỦA SÀN GIAODỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG
3.4.6 Cơ chế quản lý, giám sát:
Quản lý và giám sát và giám sát là khâu tương đối quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán, quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động của sàn giao dịch.
Mục tiêu chính của hệ thống quản lý và giám sát giao dịch trên sàn là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo đảm cho thị trường hoạt động công bằng và hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro và ngăn chặn những rủi ro hệ thống.
Ở Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán nhà nước sẽ thiết lập các quy định và quy trình áp dụng cho các thành viên tham gia sàn giao dịch quyền chọn. Các bộ phận của cơ chế quản lý và giám sát bao gồm:
− Bộ phận giám sát giao dịch: có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện các giao
dịch bất thường, giám sát các giao dịch có dấu hiệu liên quan đến giao dịch nội gián, lũng đoạn thị trường, tung tin đồn thất thiệt và các giao dịch mang
dấu hiệu của các hành vi bị cấm và hạn chế khác... thông qua việc theo dõi diễn biến giao dịch nhằm phát hiện các giao dịch có dấu hiệu vi phạm có liên quan đến giao dịch thao túng thị trường hoặc giao dịch nội gián hoặc hoặc vi phạm công bố thông tin để tiến hành điều tra xác định mức độ vi phạm, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực thi.
− Bộ phận giám sát thành viên: có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện các sai
phạm liên quan đến những cơng ty chứng khốn thành viên, có chức năng kiểm tra, thanh tra khi thu thập được những bằng chứng xác đáng, báo cáo sang bộ phận xử lý và công bố thông tin.
− Bộ phận giám sát thông tin và công bố thông tin: có nhiệm vụ quản lý tất
cả thơng tin liên quan đến giao dịch quyền chọn trên thị trường, có chức năng kiểm tra tính xác thực của các loại thông tin từ các Cơng ty chứng khốn thành viên. Đồng thời, bộ phận giám sát và cơng bố thơng tin có trách nhiệm cung cấp ra bên ngồi những thơng tin giao dịch trên hệ thống công bố thông tin.
− Bộ phận xử lý: Bộ phận này căn cứ vào những báo cáo vi phạm được gửi từ
các bộ phận trên mà tiến hành xử lý (phạt hành chính, cảnh cáo, cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt hoặc các biện pháp khác...) theo các quy định của Luật chứng khoán, quy định của uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khốn. Sau đó báo cáo uỷ ban chứng khoán nhà nước, cũng có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp với tình hình thực tế phát sinh để xem xét, sửa đổi Luật chứng khoán và các văn bản khác phù hợp với tình hình thực tế. Riêng đối với các vi phạm nghiêm trong, bộ phận này có thể kiến nghị Uỷ ban chứng khoán nhà nước để phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý theo quy định.
Kết luận chương 3:
Hình thành và phát triển thị trường quyền chọn chứng khốn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thị trường chứng khoán và các sản phẩm
phái sinh, góp phần đưa hệ thống tài chính Việt Nam gia nhập vào hệ thống tài chính thế giới.
Tuy nhiên, chứng khoán phái sinh cũng như con dao hai lưỡi: Một mặt, nó là cơng cụ phịng chống rủi ro để kiếm lời, nhưng đồng thời nó cũng lại làm nảy sinh rủi ro nếu không được quản lý chặt chẽ. Do vậy, khi ứng dụng quyền chọn chứng khốn cần đi đơi với việc từng bước nghiên cứu để khai thác lợi ích của các cơng cụ phái sinh này trong phòng chống rủi ro cho nhà đầu tư đồng thời với nâng cao những chính sách và biện pháp quản lý để phịng tránh những nảy sinh rủi ro không đáng có.
Mặc dù trong thời gian hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, việc ứng dụng chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như trên thế giới có những hạn chế nhất định do tác động cuả cuộc khủng hoảng toàn cầu, tuy nhiên xét về mục tiêu dài hạn thì chứng khoán phái sinh vẫn là công cụ không thể thiếu đối với những thị trường chứng khoán phát triển.
Trên cơ sở phân tích thực trạng về thị trường chứng khóan Việt Nam, lợi ích cũng như những rủi ro mà nhà đầu tư phải đương đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ta thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
Việc thành lập thị trường quyền chọn chứng khoán là cần thiết, tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, hệ thống pháp luật chưa thống nhất và đồng bộ, nhà đầu tư thì chưa thật sự quan tâm đến vấn đề rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện quyền chọn chứng khốn, trình độ nhận thức của người dân về pháp luật thì chưa cao. Điều này có thể dẫn đến những thách thức cho việc phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam.
Do vậy, để phát triển thị trường này một cách hiệu quả theo như định hướng phát triển của Nhà nước, ngay từ lúc này, chúng ta cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về sự phát triển thị trường quyền chọn chứng khoán của các nước. Và trên cơ sở thực tế tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp thiết thực cụ thể cho các đối tượng có vai trị quan trọng giúp thị trường phát triển là Nhà nước - các cơ quan
chức năng; Các tổ chức trung gian - mơi giới (cơng ty chứng khốn) và cuối cùng là nhà đầu tư. Trong đó, Nhà nước có vai trị quan trọng nhất trong việc xây dựng những quy định pháp luật hoàn chỉnh khung pháp lý, cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ đến từng đối tượng tham gia thị trường để thị trường hoạt động hiệu quả; đồng thời tuyên truyền, vận động, thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần khác tham gia thị trường một cách dễ dàng và có thể kiểm sốt.
Các giải pháp của đề tài chỉ mang tính lý luận và định hướng, vì vậy cần kết hợp với thực tiễn tình hình ứng dụng quyền chọn trên thế giới và thị trường chứng khoán Việt Nam để hướng tới xây dựng một thị trường quyền chọn chứng khoán minh bạch, hiệu quả.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán, chúng ta chỉ nên thực hiện mơ hình sàn trong phạm vi hẹp nhằm mục đích thử nghiệm và dần hoàn thiện. Bước sang giai đoạn hoàn thiện, chúng ta sẽ mở rộng các đối tượng tùy theo nhu cầu của thị trường.
KẾT LUẬN:
Trong suốt quãng thời gian ba năm trở lại đây, khơng ai có thể phủ nhận rằng thị trường chứng khốnViệt Nam đã có những bước phát triển rất tích cực, ngày càng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã mang lại cho các nhà đầu tư một bài học đắt giá rằng, đầu tư chứng khốn có rủi ro khá cao.
Một minh chứng khá rõ nét là sự lên xuống thất thường của Vn-Index ln nằm ngồi dự đoán của các chuyên gia. Vn-Index đạt tới 1.170,67 điểm (12/03/2007), tăng hơn 55% so với phiên cuối cùng của năm 2006, cũng là lúc các nhà đầu tư đổ vốn ào ào vào sàn giao dịch. Nhưng ngay sau đó, lên cao nhanh bao nhiêu, Vn-Index đi xuống nhanh bấy nhiêu. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 11/2007 đến tháng 4/2008, Vn-Index sụt giảm gần 70%. Các mức 800, 700, 600, 500, 400 điểm mà theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường từng cho là “mức đáy”, liên tục bị phá vỡ.
Thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ trong thời gian qua, điển hình là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ ít vốn, phải cầm cố tài sản, phải đi vay và thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức đầu tư. Biểu đồ giao dịch trên thị trường cho thấy, khi giá cổ phiếu ở đỉnh cao nhất, là lúc có nhiều người mua vào nhất. Khi thị trường đi xuống mạnh, họ đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn, và phải bán tháo hàng loạt. Thị trường lại càng xuống dốc hơn nữa.
Thị trường chứng khoán vốn chẳng bao giờ dễ dự đốn, điều đó càng đúng với một thị trường chứng khốn Việt Nam cịn non trẻ và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Gần đây, người ta nói nhiều về niềm tin của các nhà đầu tư với TTCK Việt Nam, nhưng tạo niềm tin không phải là đảm bảo cho Index luôn luôn đi lên (bất khả thi), mà thiết nghĩ cần tạo ra cho các nhà đầu tư những cơng cụ tài chính cần thiết để bảo hiểm, để đa dạng hóa cách thức đầu tư, giảm rủi ro, và mở ra các cơ hội mới tìm kiếm lợi nhuận cho chính họ.
Một trong những công cụ phái sinh được nhiều nhà đầu tư chứng khoán trên thế giới quan tâm là quyền chọn (options), do đặc tính khá linh hoạt của công cụ này. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền mà mình đã mua hoặc bán.
Để chuẩn bị cho việc đẩy mạnh ứng dụng công cụ quyền chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phát triển thị trường này một cách hiệu quả theo như định hướng phát triển của Nhà nước trong tương lai, ngay từ lúc này, chúng ta cần nghiên cứu, học tập về kinh nghiệm thị trường quyền chọn và các sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán của các nước cũng như cơ chế quản lý, giám sát để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định và hiệu quả.
Và trên cơ sở thực tế tại Việt Nam đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể cho các đối tượng có vai trị quan trọng giúp thị trường phát triển là Nhà nước - các cơ quan chức năng; Các tổ chức trung gian – Cơng ty chứng khốn và cuối cùng là nhà đầu tư. Trong đó, Nhà nước có vai trị quan trọng nhất trong việc xây dựng những quy định pháp luật hoàn chỉnh khung pháp lý, tuyên truyền, vận động, thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần khác tham gia thị trường một cách dễ dàng và có thể kiểm sốt. Các giải pháp của đề tài chỉ mang tính lý luận và định hướng, vì vậy, cần kết hợp với thực tiễn tình hình ứng dụng quyền chọn và thị trường chứng khoán Việt Nam để hướng tới xây dựng một thị trường quyền chọn chứng khoán hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển bền vững theo định hướng của chính phủ.
1. Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2005), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại,
Nhà xuất bản thống kê.
2. Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2005), Tài chính Quốc Tế, Nhà xuất bản
thống kê.
3. Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản thống kê.
4. Cơng ty Cổ phần chứng khốn Kim Long (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007 –
Chứng khốn một năm nhìn lại, Hà Nội.
5. Cơng ty Cổ phần chứng khốn Kim Long (T07/2008), Thị trường chứng khoán
06 tháng đầu năm 2008, Hà Nội
6. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào.
7. Nguyễn Thanh Tâm (2007), Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền
chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, TPHCM.
8. Thời báo kinh tế Sài Gòn (2007 – 2008). 9. Một số tài liệu khác trên Internet:
www.mot.gov (trang web của Bộ Thương Mại),
www.mof.gov (trang web của Bộ Tài Chính),
www.sanotc.com (trang web của Sàn giao dịch chứng khoán OTC) www.laodong.com.vn (trang web của báo Lao động)
http://vneconomy.vn (trang web của Thời báo Kinh tế Việt Nam)
http://www.cpv.org.vn ( Trang web của Cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam)
PHỤ LỤC 1: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU:
Một trong những đặc tính hấp dẫn nhất của một quyền chọn là nó có thể được kết hợp với cổ phiếu hoặc một quyền chọn khác để tạo ra nhiều chiến lược đa dạng nhằm đáp ứng mức rủi ro ưa thích của nhà đầu tư và phù hợp với dự báo của thị trường.
Nếu trong một thế giới khơng có quyền chọn, các chiến lược hiện hữu sẽ rất hạn chế. Nếu thị trường được kỳ vọng sẽ tăng lên, người ta sẽ đi mua cổ phiếu; nếu nó được kỳ vọng sẽ giảm xuống, người ta sẽ bán khống cổ phiếu. Tuy nhiên, để bán khống một cổ phiếu yêu cầu nhà đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện, như phải có một số vốn tối thiểu để mạo hiểm, bán khống khi giá đang xu hướng lên, tức là giá cổ phiếu hiện tại đang giao dịch ở mức cao hơn so với những giao dịch trước, và duy trì một mức ký quỹ tối thiểu. Quyền chọn làm cho việc chuyển từ dự báo sang một kế hoạch hành động đem lại lợi nhuận nếu dự báo đúng. Tất nhiên, chiến lược sẽ trừng phạt nhà đầu tư nếu họ dự báo sai. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền chọn một cách đúng đắn, mức trừng phạt sẽ khá nhỏ và có thể biết trước được.
1. Phương trình lợi nhuận:
Ký hiệu:
C: giá quyền chọn mua hiện tại P: giá quyền chọn bán hiện tại So: giá cổ phiếu hiện tại
X: giá thực hiện
St: giá cổ phiếu khi đáo hạn
t: thời gian đến khi đáo hạn, dưới dạng phân số theo năm π: lợi nhuận chiến lược
Nc: số quyền chọn mua Np: số quyền chọn bán Ns: số lượng cổ phiếu
Với: Nc, Np, Ns > 0: nhà đầu tư đang mua quyền hay mua cổ phiếu; và Nc, Np, Ns < 0: nhà đầu tư đang bán quyền hay bán cổ phiếu.
Giả sử số quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu tiêu chuẩn là 100. Để xác định lợi nhuận từ một chiến lược đặc biệt; chúng ta chỉ cần biết có bao nhiêu quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phiếu được sử dụng, vị thế là dài hạn hay ngắn hạn, giá mà quyền chọn hay cổ phiếu được mua hoặc bán, và các mức giá khi vị thế được đóng lại. Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta đã biết rằng quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi nhuận sẽ là:
π = Nc[Max(0, St – X) – C]
Giả sử có một người mua một quyền chọn mua, Nc = 1, có lợi nhuận là: π = Max(0, St – X) – C
Đối với người bán một quyền chọn mua, Nc = -1, lợi nhuận sẽ là: π = - Max(0, S – X) – C
Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận được biểu diễn như sau: π = Np[Max(0, X – St) – P]
Đối với người mua một quyền chọn bán, Np = 1 π = Max(0, X – St) – P
Đối với người bán một quyền chọn bán, Np = - 1 π = - Max(0, X – St) + P
Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận chính là: π = Ns(St - S0)
Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = 1, lợi nhuận là π = St - S0
Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = -1, lợi nhuận là π = - St + S0
Các phương trình lợi nhuận này khiến cho việc xác định lợi nhuận của bất kỳ giao dịch nào trở nên dễ dàng hơn.
2. Các giao dịch cổ phiếu
- Mua cổ phiếu
Giao dịch đơn giản nhất là mua cổ phiếu.
Phương trình lợi nhuận là: π = Ns(St - S0) với Ns > 0. - Bán khống cổ phiếu
Bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là: π = Ns(St - S0) với Ns < 0.
3. Giao dịch quyền chọn mua
Có hai dạng giao dịch quyền chọn mua: mua quyền chọn mua và bán quyền chọn mua.
3.1 Mua quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua là một chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn) và có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn.
Mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng lợi nhuận khi giá tăng cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là: π = Nc[Max(0, St – X) – C] với Nc > 0
Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được mua chỉ là 1 (Nc = 1). Giả định rằng giá cổ phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện vì vậy tại thời điểm đáo hạn ta có quyền chọn kiệt giá OTM
hoặc ngang giá ATM. Vì quyền chọn mua đáo hạn mà không được thực hiện, lợi nhuận chính là – C.