b. Các hoạt động chiến đấu chung và cá biệt
3.3.1. Công tác tổ chức chữa cháy tình huống cháy phức tạp nhất
Đối với tình huống này, diễn biến đám cháy hết sức phức tạp. Cần thành lập Ban chỉ huy chữa cháy: Chỉ huy đơn vị đi chữa cháy, đại diện cơ sở bị cháy, đại diện uỷ ban nội dung khu vực bị cháy và đại diện các ngành, lực lượng khác. Trong trường hợp này CHCC là lãnh đạo của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Khi đến đám cháy đầu tiên phải nhanh chóng tiến hành trinh sát đám cháy với nhiệm vụ cụ thể như sau:
a. Trinh sát đám cháy.
Trinh sát đám cháy là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác tổ chức chữa cháy. Làm tết công tác trinh sát đám cháy sẽ đưa đến kết quả chữa đạt hiệu quả cao nhất. Mục đích của trinh sát là làm rõ những số liệu cần thiết để chỉ huy chữa cháy có thể đánh giá đầy đủ và đúng tình hình diễn biến của đám cháy, để từ đó đề ra các biện pháp cho các hoạt động chiến đấu phù hợp. Công tác trinh sát được triển khai ngay từ khi xuất xe đến đám cháy cho đến khi dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Theo lệnh của chỉ huy chữa cháy, chiến sĩ trinh sát đám cháy cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xác định có người bị nạn hay không? Nếu có thì xác định đường, lối vào để cứu người bị nạn và biện pháp cứu người bị nạn.
- Xác định vị trí kích thước đám cháy, hướng đám cháy có thể cháy lan,đáng chú ý là hướng cháy lan theo các cấu kiện, các chất,vật liệu dễ cháy trong phân xưởng như : hộp kỹ thuật, tường bao ...
- Tìm hiểu địa hình nơi bị cháy, đặc điểm kiến trúc của phân xưởng bị cháy. - Xác định nơi nào có thể tháo dỡ cầu kiện để thoát ra khói ra ngoài, nâng cao mặt phẳng cân bằng áp suất.
- Xác định tài sản, hàng hoá cần bảo vệ, báo cáo cho chỉ huy chữa cháy đề xuất những biện pháp bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, hàng hoá ra nơi an toàn, tránh bị đám cháy thiêu huỷ.
- Lối và hướng an toàn cho phép đưa lực lượng và phương tiện vào tiếp cận đám cháy một cách hiệu quả.
Trong suốt quá trình trinh sát đám cháy, chiến sỹ trinh sát có thể sử dụng các họng nước chữa cháy vách tường, các phương tiện, dụng cụ chữa cháy sẵn có trong phân xưởng may để ngăn chặn cháy lan, bảo vệ tài sản,tính mạng con người.
- Trong khi trinh sát phải chú ý tìm, xác định nơi cháy đầu tiên và thu thập tang vật cần thiết cho việc xác định nguyên nhân gây ra cháy.
- Trong suốt quá trình trinh sát, chiến sĩ trinh sát phải liên tục thường xuyên với chỉ huy chữa cháy, đề ra những giải pháp và biện pháp hợp lý để để cứu người bị nạn, hướng triển khai đội hình chữa cháy hợp lý và hiệu quả nhất, phát hiện và dập lắt kịp thời các đám cháy mới xuất hiện ở các khu vực khác nhau trong phân xưởng và một số các hoạt động chiến đấu khác mà lực lượng chữa cháy cần triển khai can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn các tình huống cháy phức tạp có thể xảy ra.
Chú ý: Trong tình huống này, đám cháy toả ra rất nhiều khói khí độc, do vậy
mà đòi hỏi chiến sĩ trinh sát phải được trang bị khí tài đảm bảo an toàn. Trong trường hợp này đám cháy rất lớn, do đó mà chiến sĩ trinh sát phải nắm được diễn biến của đám cháy một cách chính xác, thông báo kịp thời về cho CHCC biết, để có biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả. Công tác trinh sát phải đảm bảo tuyệt đối an toàn hiệu quả.
b. Nhiệm vụ cụ thể của chỉ huy chữa cháy
Đối với phân xưởng may vấn đề triển khai lực lượng phương tiện dập tắt đám cháy sẽ gặp rất nhiều khó khăn do trong gồm nhiều máy móc được gắn cố định xuống sàn, việc di chuyển chất cháy, triển khai lực lượng phương tiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy vai trò của người CHCC là hết sức quan trọng nó quyết định đến hiệu quả của công tác chữa cháy.
Trong tình huống này, chỉ huy chữa cháy có nhiệm vụ như sau:
- Khi đến đám cháy cần nhanh chóng nắm tình hình, diễn biến của đám cháy thông qua lực lượng chữa cháy cơ sở. Nhanh chóng lập tổ trinh sát để nắm rõ thêm về tình hình đám cháy.
Nhanh chóng đưa ra các biện pháp, phương pháp cứu người bị nạn, cứu tài sản một cách hợp lý nhất.
- Xác định phương pháp, biện pháp dập tắt đám cháy, bảo vệ những cấu kiện, bông vải chưa bị cháy.
- Quyết định hướng tấn công chính và các khu vực cần bảo vệ ngăn chặn cháy lan và việc bố trí lực lượng phương tiện chiến đấu: Cụ thể là phân ra làm 2 khu vực chiến đấu tấn công trực tiếp vào đám cháy để khống chế và dập tắt đám cháy.
- Đối với những đống quần áo, vải bị cháy thì phải cào ra phun nước vào để dập tắt nếu điều kiện có thể được thì chuyển những đóng vải bị cháy ra một khu đất trống rỡ ra và dùng lăng phun nước dập lửa ngay tại chỗ.
Xác định hướng gió để triển khai lực lượng phương tiện, không gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ trong quá trình chiến đấu tập tắt đám cháy.
Tổ chức phối kết hợp hành động giữa các lực lượng tham gia chữa cháy và các lực lượng khác như: trật tự, y tế, hậu cần để giải quyết thật tốt những nhiệm vụ cấp bách đề ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.
Tổ chức nắm tình hình đám cháy liên tục từ khi khi đám cháy cho đến khi đám cháy được dập tắt hoàn toàn. sau khi đám cháy đã tắt, phải tổ chức kiểm tra lại trước khi lệnh thu quân về đơn vị.
Kiểm tra quân số lực lượng kiểm tra phương tiện trước khi thu quân về đơn vị sẵn sàng thường trực chiến đấu.
* Chú ý: Trong đám cháy, mệnh lệnh của người chỉ huy phải ngắn gọn, rõ
ràng, chính xác. Chỉ huy có thể ra lệnh trực tiếp hay qua liên lạc nhưng sau đó phải kiểm tra lại việc thực hiện các mệnh lệnh của cấp dưới.
c. Nhiệm vụ của ban tham mưu chữa cháy
Dưới sự chỉ đạo của ban chỉ huy chữa cháy, ban tham mưu chữa cháy có nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tiếp nhận các đơn vị đến tham gia chiến đấu, phân công các khu vực, vị trí chiến đấu và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị theo lệnh của chỉ huy.
- Tổ chức duy trì thông tin liên lạc trong đám cháy và từ đám cháy về trung tâm đơn vị.
- Tổ chức phối hợp chiến đấu với các lực lượng, các ngành cùng tham gia chữa cháy và giải quyết sự cố, giữ gìn trật tự đảm bảo giao thông, cứu chữa người bị nạn...
- Thu thập tin có liên quan đến nguyên nhân vụ cháy, tổ chức bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác khám nghiệm sau này.
- Tổ chức đáp ứng các yêu cầu về phương tiện kỹ thuật, hậu cần sinh hoạt cho cán bộ chiến sỹ.
d. Cứu người bị nạn:
Tại điều 13 - điều lệnh chiến đấu của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy quy định: “Khi đến đám cháy, các đơn vị chữa cháy phải nhanh chóng cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy. Việc cứu người bị nạn phải tiến hành song song với công tác triển khai chiến đấu. Trường hợp đường vào cứu người bị nạn bị lửa, khói đe doạ, ngăn chặn, đơn vị chữa cháy phải dùng lăng phun nước bảo vệ cho chiến sĩ vào cứu”.
Cứu người bị nạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tổ chức cứu chữa tất cả đám cháy. Do đó, khi đến đám cháy, trước hết phải tổ chức tìm kiếm người đang còn trong khu vực cháy. Nếu phát hiện thấy có người bị nạn thì bằng mọi biện pháp khẩn trương đưa họ ra khỏi nơi nguy hiểm.
Trong trường hợp này, cháy xảy ra vào thời điểm công nhân đang nghỉ ca trưa, do vậy mà trong phân xưởng không có công nhân, nếu có là do lực lượng cơ sở trong quá trình chữa cháy ban đầu bị mắc kẹt do khói, khí độc che khuất lối ra, vẫn còn bị mắc kẹt trong đó.
Vì vậy, để đảm bảo cứu người bị nạn được an toàn và đạt kết quả tốt thì phải chọn đường ngắn nhất, thuận tiện nhất. Muốn đạt được mục đích cần phải có các biện pháp bảo vệ (như phun nước làm mát) cho người và lối ra vào. Khi chọn đường vào cứu người bị nạn phải chú ý xem xét tới các yếu tố an toàn: lối đi thuận tiện, ít khói ...
Khi tổ chức cứu người bị nạn phải tiến hành theo nguyên tắc: Người có mức độ nguy hiểm cao phải được giải thoát trước nếu như không đồng thời cứu được tất cả mọi người ra cùng một lúc.
Trong quá trình cứu người bị nạn cần phải trang bị các phương tiện bảo vệ như: Mặt nạ phòng độc, quần áo chống cháy...
e. Phương pháp và biện pháp chữa cháy:
Mỗi một dạng hoạt động chiến đấu của đơn vị chữa cháy chỉ được thực hiện bằng các phương pháp và biện pháp vốn có của nó. Quyết định đúng đắn phương pháp và biện pháp chữa cháy có ý nghĩa quan trọng đến tính hiệu quả của công tác dập tắt đám cháy.
* Trong tình huống này, phương pháp chủ yếu là làm lạnh, dùng nước phun vào đám cháy, nước khi vào vùng cháy sẽ hấp thụ một lượng nhiệt làm cho nhiệt độ của vùng cháy giảm xuống thấp hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy. Ngoài ra khi nước hoá hơi sẽ làm giảm nồng độ của hỗn hợp và chất ôxy hoá. Như vậy đám cháy được dập tắt. Mặt khác ta còn có thể sử dụng phương pháp cách ly chất cháy ra khỏi vùng cháy bằng khoảng cách ngăn cháy.
* Do chất cháy chủ yếu trong phân xưởng may là bông, vải, sợi. Diện tích đám cháy lớn cho nên biện pháp chữa cháy là chữa cháy theo mặt lửa. Dùng lăng B phun nước lên bề mặt cháy, tập trung phun vào hướng tấn công chính mà chỉ huy chữa cháy đã quyết định.
- Dùng lăng B có khoá phun mưa để làm mát cho cán bộ chiến sĩ tham gia chữa cháy, làm mát cấu kiện, khu vực xung quanh để ngăn chặn cháy lan.
Ngoài ra, ta có thể sử dụng biện pháp di chuyển chất cháy có nguy cơ bắt cháy ra nơi an toàn, tạo khoảng cách ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp chất cháy với ngọn lửa hoặc dùng câu liêm, cào để cào các đống vải đang cháy ra phun sục nước vào để dập tắt hoàn toàn đám cháy, ngăn hiện tượng cháy lại.
f. Bố trí lực lượng, phương tiện.
PC23 TT-Huế sau khi nhận được tin báo cháy, nhanh chóng xử lý thông tin, xuất 02 xe đến đám cháy. Khi tới đám cháy, qua căn cứ vào tình hình và diễn biến của đám cháy, thấy 02 xe không thể đảm bảo để khống chế và dập tắt đám cháy. Do vậy, chỉ huy chữa cháy yêu cầu chi viện thêm 02 xe chữa cháy nữa. Dưới sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy các tiểu đội chữa cháy cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Phân làm 2 khu vực chiến đấu.
* Khu vực 1 (khu vực chữa cháy): Bao gồm 3 tiểu đội xe chữa cháy được bố
trí như sau:
+> thứ nhất: Xe NISAN đậu tại bể 300m3 cạnh nhà để xe, nhanh chóng triển khai 2 lăng A có ba chạc theo cửa phía đông của kho phân xưởng may phun nước trực tiếp và đám cháy. Tiểu đội xe NISAN phụ trách khống chế ngọn lửa lan ra cửa phía đông của kho nguyên liệu, ngăn không cho ngọn lửa phát triển mạnh hơn để tiến tới dập tắt đám cháy.
Xe NISAN sử dụng các phương tiện:
-2 lăng A đường kính miệng lăng phun là Ø19mm - 10 cuộn vòi A đường kính Ø 77mm
- 2 ba chạc
Và một số phương tiện khác trên xe. +> thứ 2: xe Jin 130
Xe Jin 130 cũng đậu tại bể 300m3 cạnh xe NISAN, khẩn trương triển khai 2 lăng A có ba chạc theo cửa phía đông để phun nước vào đám cháy. Tiểu đội xe Jin 130 phụ trách khu vực đám cháy ở giữa ngăn chặn đám cháy phát triển lớn hơn và tiến tới dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Số lượng phương tiện trên xe Jin 130 sử dụng: - 2 lăng A đường kính miệng lăng phun Ø 19mm - 10 cuộn vòi A đường kính Ø 77mm
- 2 ba chạc
Và một số phương tiện khác trên xe. +> thứ ba: xe Jin 130
Xe Jin 130 cũng đậu tại bể 300m3 triển khai 1 lăng A và một lăng B có ba chạc theo hướng cửa phía tây của phân xưởng may phun nước vào đám cháy. Tiểu đội xe Jin 130 này phụ trách ngăn chặn đám cháy phát triển tại cửa phía tây của phân xưởng.
Số lượng phương tiện sử dụng:
- 1 lăng A đường kính miệng lăng phun Ø 19mm - 1 lăng B đường kính miệng lăng phun Ø 13 mm - 5 cuộn vòi A đường kính Ø 77mm
- 5 cuộn vòi B đường kính Ø 66mm - 1 ba chạc
Và một số phương tiện khác trên xe.
* Khu vực 2: xe Jin 130 phụ trách làm mát cho cán bộ chiến sỹ và cấu kiện xây đựng,được bố trí như sau:
Xe Jin 130 cũng đỗ tại bể 300m3 triển khai 3 lăng B có khoá theo phía cửa tây của phân xưởng phun mưa để làm mát cho cán bộ chiến sĩ và làm mát cho cấu
kiện xây dựng. Trong đó 2 lăng B để làm mát cho 3 tiểu đội, 1 lăng B làm mát cho cấu kiện xây dựng và khu vực xung quanh để ngăn chặn cháy lan.
Số lượng phương tiện sử dụng:
- 3 lăng B có khoá đường kính miệng lăng phun Ø 13mm -3 cuộn vòi A đường kính Ø 77mm
- 9 cuộn vòi B đường kính Ø 66mm - 1 ba chạc
- Và một số phương tiện khác trên xe. * Chú ý:
- Các khu vực chiến đấu cần phải phối hợp ăn ý và chặt chẽ với nhau, các chiến sĩ cầm lăng phải dần đều trên mặt lửa để nước được phun đều không cho đám cháy phát triển lớn hơn.
- Các chiến sĩ cầm lăng phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chiến đấu của người chỉ huy đảm bảo chữa cháy đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra lực lượng cơ sở triển khai lăng, vòi, từ họng nước chữa cháy vách tường để phối hợp cùng lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để đám cháy nhanh chóng được dập lắt.
g. Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy.
Công ty may Minh Tuấn là một trong những cơ sở rất được quan tâm về công tác PCCC. Trong tình huống này, đám cháy phát triển rất lớn, nó liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội vì vậy nó đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều lực lượng trong quá trình chữa cháy. Việc tổ chức phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các lực lượng sẽ là cơ sở cho lực lượng PCCC nhanh chóng khống chế và dập tắt đám cháy có hiệu quả. Do đó các lực lượng phải nhất quán dưới sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cụ thể như sau:
* Đối với lực lượng cơ sở
Khi phát hiện ra cháy phải nhanh chóng thực hiện các công việc sau:
- Bằng bất kỳ biện pháp nào, báo động cho toàn công ty một cách nhanh nhất, khẩn trương tập trung lực lượng PCCC cơ sở để khống chế đám cháy không cho cháy lan, cho đến khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến.
- Cắt điện toàn bộ công ty, gọi điện cho điện lực lỉnh để cắt điện trạm biến áp của công ty.
- Gọi điện ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
- Sơ tán tài sản ở phân xưởng may ra khỏi vùng cháy tạo khoảng cách ngăn cháy, ngăn không để đám cháy phát triển.