Sự phát triển phi mã của thị trường chứng khoán trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 29 - 31)

Mặc dù đã được thành lập từ ngày 20/07/2000, đến năm 2005 đã qua 5 năm hoạt động nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của mình. Quy mơ thị trường cịn khiêm tốn; số lượng và chất lượng hàng hóa trên TTCK chưa cao nên kém hấp dẫn nhà đầu tư; số lượng nhà đầu tư chứng khốn cịn hạn chế; hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến thị trường có tính pháp lý chưa cao, thiếu đồng bộ và cịn nhiều bất cập; cơng tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về TTCK vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển thị trường.

Tuy nhiên, bước sang năm 2006 (đặc biệt là những tháng cuối năm) đánh dấu sự bùng nổ của TTCK Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2006 tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội đã có 193 cơng ty niêm yết, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), chiếm 27,7% GDP năm 2006. Năm 2006 cũng chứng kiến sự đổ bộ lên sàn của những

ngân hàng, tổ chức tài chính như : Ngân hàng Sài Gịn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng Á châu (ACB), Cơng ty Chứng khốn SSI, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh v.v. với tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường đã tăng lên khoảng 8 lần so với thời điểm cuối năm 2005. Sự tăng trưởng ngồi mong đợi đó là hệ quả của việc gia tăng số lượng cũng như quy mô công ty niêm yết đăng ký giao dịch trên TTCK.

Nguyên nhân tạo nên sự phi mã của TTCK Việt Nam trong năm 2006 cả về quy mô giao dịch lẫn số lượng cơng ty niêm yết có thể được nhìn nhận rằng, việc Bộ tài chính cơng bố quyết định hủy bỏ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết kể từ ngày 01/01/07 đã tạo động lực mạnh thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp sớm lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán, khiến cung chứng khoán tăng vọt vào 2 tháng cuối năm 2006. Và thành quả này một lần nữa cho thấy, việc dùng đòn bẩy ưu đãi thuế cho những doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK đã có một tác dụng cực lớn, mà kết quả của nó bằng, thậm chí là hơn cả những nỗ lực trong việc tạo hàng, thuyết phục doanh nghiệp. Ngoài ra, thành cơng của chương trình cổ phần hóa gắn với đấu giá cổ phần một cách công khai, minh bạch tại các TTGDCK và thị trường trái phiếu cũng khá sơi động với gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đơ thị, trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP năm 2006.

Cùng với sự tăng mạnh mẽ về nguồn cung, năm 2006 cũng chứng kiến cầu chứng khoán tăng mạnh, đầu tư chứng khoán đã trở thành mối quan tâm của đại đa số người dân thành thị và TTCK Việt Nam bước đầu trở thành kênh huy động vốn khá hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội vàng trong năm 2006 huy động vốn thành cơng qua TTCK với chi phí rẻ nhất. Cũng trong năm 2006 Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới bắt đầu có hiệu lực. Tháng 06/2006, Quốc hội thơng qua Luật Chứng khốn (có hiệu lực từ 01/01/2007) đưa công ty đại chúng vào diện phải thực hiện chế độ công bố thông tin, tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc từng bước mở rộng thị trường có quản lý, bảo vệ số đông nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo nhận xét chủ Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng, quy mơ thị trường có quản lý vẫn khá nhỏ so với mức bình quân 30-40% GDP của các nước trong khu vực. Tuy đạt mức 24,4% GDP năm 2006 nhưng thực tế mức độ giao dịch thấp (chỉ khoảng 14%) do nhà nước cịn nắm giữ cổ phần khá lớn trong các cơng ty niêm yết và số cổ phiếu này không được giao dịch trên thị trường. Đáng chú ý là sự tăng trưởng thị trường vẫn mang những yếu tố chưa tích cực, việc đầu tư theo phong trào của nhà đầu tư cá nhân khá phổ biến, đặc biệt việc đầu tư khơng trên cơ sở

thơng tin chính thức là một nguy cơ đối với sự bền vững của TTCK và lợi ích của nhà đầu tư.

Hệ thống các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường cịn hạn chế về năng lực tài chính, quản trị cơng ty và chất lượng dịch vụ, chỉ có 12/55 cơng ty chứng khốn có vốn điều lệ trên 100 tỷ. Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, đội ngũ nhân viên hành nghề hạn chế về số lượng và chất lượng, kiểm sốt nội bộ, quản trị cơng ty còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao, mới chú trọng đầu tư ngắn hạn tìm kiếm lợi nhuận. Khi thị trường mở rộng nhanh thì quy mơ các cơng ty chứng khoán chưa đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng, gây phản ứng cho nhà đầu tư. Các quỹ đầu tư nước ngoài (trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) có tình trạng hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, khơng có chế độ báo cáo thơng tin. Các tổ chức nước ngồi ủy thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chế độ đăng ký và báo cáo. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm sốt được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị trường v.v. đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều rút vốn gây khủng hoảng thị trường.

Trong các năm tới, nhà nước cần có các giải pháp về khung pháp lý, về thị trường phù hợp nhằm hoàn thiện và giúp cho thị trường phát triển theo chiều sâu, bảo đảm sự phát triển bền vững và lành mạnh của TTCK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kiểm soát dòng vốn vào tại việt nam trong giai đoạn hội nhập (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)