Động cơ của việc chuyển giá:

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các Công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư (Trang 35 - 36)

5.1. Động cơ bên ngoài:

• Sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia: mỗi quốc gia có chính sách về thuế khác nhau, lợi dụng sự chênh lệch đó, các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá để giảm thiểu tối đa khoản thuế phải nộp, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Khi có chênh lệch về thuế suất thì thủ thuật chuyển giá mà MNCs thường sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán ra hay giá xuất khẩu thấp tại các Công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao.

• Mục tiêu bảo toàn vốn đầu tư theo nguyên tệ, kỳ vọng về sự biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp FDI: với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, MNCs sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi.

• Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và các cơ hội đầu tư thuận lợi ở nước tiếp nhận đầu tư: các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi của các Công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm chống lại các tác động. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm. Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại.

• Chính sách pháp lý và luật pháp của các nước tiếp nhận đầu tư (thường là các nước đang phát triển) còn lỏng lẻo cũng là kẽ hở cho MNCs lợi dụng để chuyển giá. Bên cạnh đó là mức độ xử phạt còn thấp và chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp.

5.2. Động cơ bên trong:

Ngoài các động cơ bên ngoài, hoạt động chuyển giá còn xuất phát từ chính các động cơ bên trong của các doanh nghiệp FDI:

Chuyển giá giúp cho MNCs san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau trong trường hợp tình hình kinh doanh đi xuống, từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nên bức tranh kết quả kinh doanh tốt hơn khi đứng trước các cổ đông và giới đầu tư.

Bên canh đó, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi theo đuổi một thị trường là chiếm lĩnh thị trường, giành lợi thế cạnh tranh, hướng tới vị thế độc quyền. Do vậy, hành vi chuyển giá giúp doanh nghiệp có lợi thế về chi phí sản xuất và lợi nhuận, từ đó có nhiều ưu thế và tiềm lực hơn so với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giảm giá sản phẩm, giành ưu thế trên thị trường và triệt tiêu các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực nhạy cảm, có tính đặc thù cao và yêu cầu gắt gao về việc bảo mật như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược… Các sản phẩm thuộc những ngành này khi giao dịch thường phải chịu rủi ro về rò rỉ công nghệ rất cao, do vậy các doanh nghiệp FDI lựa chọn hình thức chuyển giá vừa để bảo toàn công nghệ, đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chiến lược thâm nhập của các Công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển và các hình thức thủ đoạn “chuyển giá” của các Công ty đa quốc gia ở các nước nhận đầu tư (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w