PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3. Diễn biến môi trường ao nuôi cá tra
3.1. Diễn biến môi trường ao chứa
3.1.1. Biến động các yếu tố môi trường theo thời gian nghiên cứu
* Nhiệt độ.
Nhiệt độ nước được tiến hành phân tích ở hai tầng mặt và đáy kết quả thu được như sau.
4
0 5 10 15 20 25 30 35 40
20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Ngày theo dừi
Nhiệt độ sáng T.mặt
sáng T.đáy chiều T.mặt chiều T.đáy Bảng 2: Nhiệt độ ao chứa theo thời gian.
Ngày theo dừi
Yeáu toá 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình
sáng 28 27 25 27 28 26 27.0
Nhiệt độ
KK(oC) chieàu 34 33 25 31 32 31 31.0
T.mặt 31 31 28.5 29 29 29 29.5
sáng
T.đáy 31 31.5 28.5 29 29.5 29 30.0
T.mặt 34 34.5 29 33 34 34 33.0
Nhieọt ủoõ nước(oC)
chieàu
T.đáy 33 33.5 29 32 32 31 32.0
Kết quả phân tích nhiệt độ nước cho thấy:
+ Tầng mặt: vào buổi sáng (6giờ ), nhiệt độ nước thấp nhất 28.5oC và cao nhất là 31oC, khoảng dao động là 2.5oC vào buổi chiều (14 giờ) nhiệt độ nước thấp nhất là 29oC và cao nhất là 34oC, khoảng dao động là 5oC.
+ Tầng đáy: vào buổi sáng (6 giờ), nhiệt độ nước thấp nhất là 28,50C và cao nhất là 31.5oC, khoảng dao động là 3oC, vào buổi chiều (14 giờ) nhiệt độ thấp nhất là 29oC và cao nhất là 33.5oC, khoảng dao động là 4.5oC.
Hình 7 : Biểu đồ diễn biến nhiệt độ ao chứa theo thời gian
Vào buổi sáng, nhiệt độ nước luôn cao hơn nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước tầng đáy cao hơn nhiệt độ tầng mặt. Buổi chiều thì ngược lại nhiệt độ không khí thường cao hơn nhiệt độ nước, nhiệt độ tầng mặt cao hơn nhiệt độ tầng đáy. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giứa 2 tầng không đáng kể.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình hấp thụ và truyền nhiệt chậm của nước. Vào buổi sáng do sự phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước và nền đáy, quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật trong ao và sự phản xạ nhiệt từ đất nên nhiệt độ nước tầng đáy cao hơn tầng mặt và chính lượng nhiệt từ tầng đáy truyền dần lên tầng mặt làm cho nhiệt độ tầng mặt cao hơn nhiệt độ khoâng khí.
Nhìn chung vào mùa mưa nhiệt độ không khí buổi sáng thường thấp và tăng dần lên vào buổi trưa (từ 12 ÷14 giờ). Nhiệt độ không khí( 25÷310C) biến động nhiều hơn nhiệt độ nước, còn khoảng dao động của nhiệt độ nước trong ngày là: buổi sáng (29.5÷ 33oC), buổi chiều là (30 ÷ 32oC).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do môi trương không khí có sự truyền nhiệt nhanh hơn môi trường nước làm cho không khí nhanh chóng nóng lên khi có sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời. Ngược lại nhiệt độ không khí cũng nhanh chóng giảm xuống khi trời trở về ban đêm. Nhưng nhiệt độ nước thì lại khác, nước là môi trường chất lỏng, sự truyền nhiệt của môi trường chất lỏng chậm hơn môi trương không khí và còn phụ thuộc vào sự tăng lên hay giảm xuống của nhiệt độ không khí mà nhiệt độ nước cũng tăng lên hay giảm đi tuy nhiên nhiệt độ nước tầng mặt có khoảng dao động lớn hơn tầng đáy là do tầng mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí nên nó bị biến động theo nhiệt độ khoâng khí nhieàu hôn.
Bảng 3: độ sâu, độ trong và màu nước ao chứa.
Thời gian
Yeáu toá 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình
ẹoõ saõu 95 100 110 120 135 145 117.5
Màu nước
traéng đục
Traéng đục
traéng đục
traéng xanh
traéng đục
traéng đục
Độ trong 10 13 12 10 9 11 10.8
* Độ sâu:
Độ sâu thấp nhất là 95cm, cao nhất là 145cm và độ sâu trung bình là 117.5cm. Mực nước trong ao tăng dần vào mùa mưa. Từ ngày 20/08/2005 đến ngày 30/08/2005 mực nước trong ao tăng chậm do không có mưa mà độ sâu vẫn tăng là do ao được cung cấp nước từ các ao khác vào để chứa nước phục vụ cho các ao khác về sau. Từ ngày 30/08/2005 trở đi mực nước trong ao tăng nhanh do mùa mưa đến và tăng liên tục trong thời gian này.
Độ sâu trong ao trung bình như vạây là tương đối đạt đối với một ao nuôi cá nhưng chưa thật tốt, những ngày mực nước trong ao đạt 95cm là hơi thấp so với tiêu chuẩn một ao nuôi là 100 ÷ 150cm.
* Màu nước:
Từ kết qủa thu được ở bảng 3 cho thấy màu nước quan sát được trong thời gian theo dừi là màu trắng đục, xanh nhạt. Điều này xảy ra là do trong khoảng thời gian này chất lơ lửng trong ao chứa chủ yếu là chất vô cơ do nền đáy ao là đất sét, hơn nữa do ao là ao chứa nên không được bón phân gây màu nước nên tảo không phát triển. do đó hầu như luôn có màu trắng đục của lượng đất sét và huyền phù trong ao. Đến ngày 20/09/2005 do có lượng mưa lớn hàm lượng muối dinh dưỡng trong ao tăng, làm cho tảo phát triển nên ao có màu xanh nhạt.
* Độ trong:
Độ trong và màu nước có liên quan với nhau, nó phụ thuộc vào số lượng và thành phần chất vản vô cơ, sự phát triển của sinh vật phù du. Độ trong là chỉ tiêu khách quan phản ánh sự phát triển của sinh vật phù du và trong ao đồng thời phản ánh độ nhiễm bẩn của nước.
Qua bảng 3 ta thấy độ trong trong ao rất thấp. Độ trong cao nhất là 13cm (khi ao có màu xanh) và thấp nhất là 9cm, độ trong trung bình đạt được là 10.8cm. như vậy độ trong trong ao chưa đạt được độ trong của một ao nuôi cá nước ngọt.
3.1.1.2 Các yếu tố thuỷ hoá ao chứa (nguồn nước)
* Oxy hoà tan.
Bảng 4: Hàm lượng oxy hoà tan(mg/lit) ao chứa theo thời gian .
Thời gian theo
dừi 20/08 30/08 10/09 20/09 30/09 10/10
trung bình
T.mặt 4.1 3.86 2.95 3.28 2.93 3.5 3.44
Sáng T.đáy 3.84 4.04 3.11 3.11 3.28 4.1 3.58
T.mặt 6.1 6.87 4.76 7.87 6.56 7.6 6.63
Chiều T.đáy 5.2 4.76 3.28 4.1 4.92 6.2 4.74
Buổi sáng hàm lượng oxy tầng mặt dao động từ 2.93 ÷ 4.1mg/l và tầng đáy dao động từ 3.11 ÷ 4.1mg/l.
Buổi chiều hàm lượng oxy tầng măt dao động từ 4.76 ÷ 7.87mg/l và hàm lượng oxy tầng đáy dao động từ 3.28 ÷ 5.2mg/l. Qua đó cho thấy sự biến động hàm lượng oxy vào buổi chiều lớn hơn vào buổi sáng và tầng mặt lớn hơn tầng đáy.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10 ngày theo dừi
haứm lượng oxy hoa tan sỏng T.m ặt
sáng T.đáy chiều T .m ặt chiều T .đáy
Hình 8: biến động hàm lượng oxy hoà tan ao chứa theo thời gian.
Buổi sáng hàm lượng oxy hoà thấp và tăng dần vào buổi chiều lúc (14 giờ), sau đó giảm dần đến sáng hôm sau. Buổi sáng sự chênh lệch hàm lượng oxy giữa tầng mặt và tầng đáy không lớn. Buổi chiều sự chênh lệch này lớn hơn nhưng giá trị cực đại đạt được không quá lớn (cao nhất đạt 7.87mg/l).
Nguyên nhân : vào buổi sáng quá trình quang hợp xảy ra yếu cộng với quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật , quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong nước và nền đáy ao diễn ra trong ao vào ban đêm làm cho hàm lượng oxy thấp. Vào buổi chiều, cường độ chiếu sáng tăng, cường độ quang hợp xảy ra mạnh làm cho hàm lượng oxy hoà tan tăng lên, tuy nhiên giá trị cực đại là không lớn chỉ có một ngày đạt được 7.87mg/l(những ngày trời nắng và có gió mạnh) do lượng thực vật trong ao ít và kém phát triển. Điều này chứng tỏ nguồn làm giàu oxy hoà tan cho ao con có một phần do sự khuyếch tán từ không khí vào trong nước.
* Hàm lượng CO2.
Hàm lượng CO2 hoà tan luôn biến động ngược với hàm lượng oxy hoà tan.
Bảng 5: Hàm lượng CO2 hoà tan (mg/lít) theo thời gian tại ao chứa.
Thời gian theo
dừi 20/08 30/08 10/09 20/09 30/09 10/10
trung bình T.mặt 8.69 12.29 15.2 19.6 19.6 12.5 14.65
Sáng T.đáy 7.07 6.6 10.8 13.44 10.8 11.2 9.99
T.mặt 5.52 5.52 9.92 10.44 6.4 7.6 7.57
Chiều T.đáy 6.4 5.96 12.56 13.44 9.04 8.5 9.32
Hàm lượng CO2 luôn biến động ngược với oxy. Từ bảng 5 cho thấy :
Buổi sáng hàm lượng CO2 tầng mặt dao động từ 8.69 ÷ 19.6mg/lít, tầng đáy dao động từ 7.07 ÷ 13.44 mg/lít. Buổi chiều CO2 tầng mặt dao động từ 5.52 ÷10.44 mg/lít, tầng đáy dao động từ 5.96 ÷ 13.44 mg/lít.
Hàm lượng CO2 biến động lớn và phức tạp, trong đó có một số ngày hàm lương CO2 đạt 19,6 mg/lít vào buổi sáng ngày 20/09 và ngày 30/09/2005.
là do trong ao bắt đầu có sự phát triển của tảo sau những trận mưa lớn. Hô hấp mạnh của tảo và sự phân huỷ các chất hữu cơ trong nuớc vào ban đêm làm cho lượng CO2 tăng cao vào buổi sáng.
Hình 9: Diễn biến hàm lượng CO2 ao chứa theo thời gian.
0 5 10 15 20 25
20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10 Ngày theo dừi
haứm lượng CO2 sỏng T.mặt
sáng T.đáy chiều T.mặt chiều T.đáy
* pH:
pH trong ao ổn định hay không phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển của tảo.
Bảng 6: Giá trị pH theo định kỳ thu mẫu.
Ngày theo dừi 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình
Sáng 7 7.3 6.7 6.5 6.3 7 6.8
Chieàu 7.5 7.7 7.3 7.5 7 7.5 7.4
Từ số liệu bảng 6 cho thấy pH thấp nhất là 6.5 và cao nhất đạt giá trị 7.7, khoảng dao động này là giá trị thích hợp cho ao nuôi cá. Thường buổi sáng pH thấp hơn buổi chiều, biến động pH trong ngày không lớn, trung bình chênh nhau khoảng 0.6 trong suốt thời gian nghiên cứu cho thấy pH trong thời gian này rất ổn định.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do buổi sáng cường độ chiếu sáng yếu nên cường độ quang hợp yếu, còn buổi chiều cường độ chiếu sáng tăng làm cho cường độ quang hợp tăng, tuy nhiên do sự phát triển của thực vật phù du trong ao không đáng kể vào lúc 14 giờ giá trị pH đạt được cao nhất 7.7 dẫn đến biến động nhỏ.
* COD (nhu cầu oxy hoá học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ trong một lít nước.
Bảng 7: COD ao chứa theo định kỳ , đơn vị (mgO2/lít).
Ngày theo dừi 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình
Sáng 12.64 11.68 10.88 7.2 10.4 11.84 10.77
Chieàu 12.8 11.84 9.6 8 12.32 11.68 11.04
Độ oxy hoá của ao chứa dao động từ 7.2 ÷ 12.68 mgO2/l. điều này chứng tỏ nước trong ao khá bẩn bởi theo Aliokin (1970) nước có độ oxy hoá trong khoảng 5 ÷ 15 mg O2/l là nước khá bẩn. Khi độ oxy hoá trong ao cao có nghĩa là quá trình tiêu thụ hàm lượng oxy để oxy hoá các chất hữu cơ cao, làm cho hàm lượng oxy hoà tan trong ao giảm và hàm lượng CO2 tăng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tới đối tượng nuôi. Ngoài ra ao chứa còn dùng để thả một số loài cá thí nghiệm nên trong ao còn diễn ra quá trình hô hấp của động vật nuôi cũng như quá trình oxy hoá các chất hữu cơ từ thức ăn của chúng làm lượng oxy hoà tàn giảm.
* BOD (nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ trong một lít nước.
Bảng 8: BOD ao chứa theo định kỳ, đơn vị (mgO2/lít) Thời gian theo
dừi 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
trung bình
T.mặt 2.08 2.43 1.44 2.56 2.88 2.9 2.38
Sáng T.đáy 2.46 1.53 2.24 2.72 1.28 2.2 2.07
T.mặt 5.76 6.36 3.04 4.8 6.08 4.5 5.09
Chiều T.đáy 5.44 2.08 1.12 2.72 1.84 3.5 2.78
Nhu cầu oxy sinh hoá trong ao thấp trung bình trong khoảng thời gian nghiên cứu lượng oxy tiêu thụ dao động từ 2.38 ÷ 5.09, tuy nhiên lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá này còn phụ thuộc vào hàm lượng oxy hoà tan trong ao. Khi lượng oxy hoà tan trong ao thấp thì sự oxy hoá các chất hữu cơ của vi sinh vật bằng con đường hiếu khí bị hạn chế, các vi sinh vật chỉ có thể oxy hoá các chất hữu cơ bằng con đường kỵ khí như thế hàm lượng các chất độc khác( như H2S, NH3 …) tăng gây bâùt lợi cho động vật nuôi.
* Độ kiềm:
Bảng 9: Độ kiềm ao chứa theo thời gian.
ngày theo
dừi 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình
Sáng 114.1 113.36 98.8 156 145.6 114.4 123.71
Chieàu 124.8 114.4 124.8 156 156 124.8 133.47
Độ kiềm của nước tự nhiên được quy ước bởi sự có mặt của các ion kim loại kiềm thổ ( Na+, Ca+2, K+, Mg+2 )có ở trong nước kết hợp với các acid yếu trước hết là acid cacbonic (H2CO3). Cho nên độ kiềm là chỉ số các dạng chủ yếu của HCO3-, CO3-2 ở trong nước.
Độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của môi trướng nước, đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì sự biến động thấp nhất của pH ao nuôi, hạn chế tác hại của chất độc có sẵn trong ao, nhằm không tạo ra các sốc bất lợi tôm, cá nuôi. Đối với nước ngọt độ kiềm thích hợp thường dưới 40mgCaCO3/lit.
Độ kiềm ao chứa biến động khoảng 111.4 ÷ 156mgCaCO3/lít, giá trị này nằm ngoài khoảng thích hợp đối với ao nuôi nước ngọt
* Hàm lượng amonia (NH4+, NH3-) , nitrie(NO2-).
Bảng 10 : Hàm lượng amoniac và nitrite ao chứa (mg/lít).
Ngày theo dừi 20/8 30/8 10/9 20/9 30/9 10/10
Trung bình Amoniac(
NH4+, NH3) 0.012 0.018 0.02 0.024 0.03 0.021 0.02 Nitrit (NO2) 0.0061 0.0021 0.001 0.0075 0.005 0.0045 0.0044
Nhìn chung hàm lượng anoniac và hàm lượng nitrie ao chứa thấp. Hàm lượng amonia cao nhất đạt 0.03mg/l, trung bình đạt 0.02mg/l. hàm lượng nitrie cao nhất đạt 0.0075mg/l và trung bình đạt 0.0044mg/l. Những giá trị trên rất thấp so với giá trị giới hạn cho phép về nồng độ các chất ô nhiễm cho vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt (giá trị giới hạn đối với NH3 là 1mg/l và với NO2- là 0.001mg/l).