Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hố Hệ số chuẩn hoá t Sig.
Thống kê đa cộng tuyến
B Độ lệch chuẩn Hệ số Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai 1 Hằng số -.147 .229 -.643 .521 CHDTTT .295 .063 .254 4.711 .000 .604 1.657 L .269 .042 .320 6.395 .000 .701 1.426 DN .378 .069 .310 5.495 .000 .551 1.816 PL .150 .054 .134 2.772 .006 .753 1.328 a. Biến phụ thuộc: LTT
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều nhỏ
hơn 2 nên hiện tượng đa cộng tuyến khơng có ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ
hình. Về quy tắc là khi VIF vượt quá 10 là có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
LTT = 0,254 * CHDTTT + 0,32 * L + 0,31 * DN + 0,134* PL
Hay được viết lại:
Lòng trung thành = 0,254* Cơ hội đào tạo thăng tiến + 0,32* Lương + 0,31 * Đồng nghiệp + 0,134 * Phúc lợi
Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập CHDTTT, L, DN, PL đều có Sig nhỏ hơn 0,05 nên các biến đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (LTT) và các hệ số dốc lần lượt là 0,254; 0,32; 0,31; 0,134 đều mang dấu dương nên các biến đều ảnh hưởng cùng chiều với lòng trung thành của nhân viên.
Tầm quan trọng của các biến CHDTTT, L, DN, PL đối với biến LTT được xác định
căn cứ vào hệ số Beta. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số Beta của yếu tố nào càng lớn thì
càng ảnh hưởng quan trọng đến lòng trung thành của nhân viên đối với cơng ty. Do đó,
ảnh hưởng quan trọng nhất đến lịng trung thành của nhân viên là yếu tố lương (Beta =
0,32), tiếp theo là yếu tố đồng nghiệp (Beta = 0,31), yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến (Beta = 0,254), cuối cùng là yếu tố phúc lợi (Beta = 0,134).
Như vậy, dựa vào kết quả hồi quy ta thấy chỉ có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty cổ phần Beton 6 là: cơ hội đào tạo thăng tiến, lương, đồng nghiệp và phúc lợi. Trong đó, yếu tố lương có tác động nhiều nhất đến
lòng trung thành của nhân viên (vì có hệ số Beta lớn nhất), kế đến là yếu tố đồng nghiệp, cơ hội đào tạo thăng tiến và cuối cùng là phúc lợi.
4.4. Kiểm định giả thuyết:
Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, ta tiến hành kiểm định các giả thuyết của mơ hình đã đưa ra.
Lương là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến lịng trung thành của nhân viên
(vì có hệ số Beta lớn nhất). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố lương và lòng trung thành của nhân viên là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố lương có Beta = 0,32 và Sig = 0,000 (<0,05), nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng lương lên 1 đơn vị thì lịng trung thành của nhân viên
đối với công ty tăng lên 0,32 đơn vị nên giả thuyết H1 được chấp nhận.
Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến lịng trung thành của nhân viên sau yếu tố lương là yếu tố đồng nghiệp. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố
đồng nghiệp và lòng trung thành của nhân viên là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi
quy cho thấy yếu tố đồng nghiệp có Beta = 0,31 và Sig = 0,000 (<0,05), nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng đồng nghiệp lên 1 đơn vị thì lịng trung thành của nhân viên đối với công ty tăng lên 0,31 đơn vị nên giả thuyết H3 được chấp nhận.
Tiếp theo là yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến có ảnh hưởng đến lịng trung thành của nhân viên. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến và lòng trung thành của nhân viên là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố cơ hội đào tạo thăng tiến có Beta = 0,254 và Sig = 0,000 (<0,05), nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng cơ hội đào tạo thăng tiến
lên 1 đơn vị thì lịng trung thành của nhân viên đối với công ty tăng lên 0,254 đơn vị
nên giả thuyết H6 được chấp nhận.
Cuối cùng là yếu tố phúc lợi có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Dấu
dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố phúc lợi và lòng trung
thành của nhân viên là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố phúc lợi có Beta = 0,134 và Sig = 0,006 (<0,05), nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi
nếu tăng phúc lợi lên 1 đơn vị thì lịng trung thành của nhân viên đối với công ty tăng lên 0,134 đơn vị nên giả thuyết H5 được chấp nhận.
Kết quả hồi quy đã loại 2 biến độc lập, đó là yếu tố khen thưởng (Sig = 0,126) và
môi trường làm việc (Sig = 0,424) vì khơng có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa > 0,05). Điều này cho thấy rằng yếu tố khen thưởng và môi trường làm việc khơng có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại công ty cổ phần Beton 6. Do đó, giả
thuyết H4 và H2 không được chấp nhận.
Sau khi sử dụng phân tích hồi quy ta có thể kết luận về kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu như sau:
Giả thuyết Nội dung Kết luận
H1 Lương cao sẽ làm cho nhân viên trung thành với công ty
hơn (+)
Chấp nhận
H2 Môi trường làm việc thuận lợi sẽ khiến nhân viên trung thành với công ty hơn (+)
Không chấp nhận
H3 Đồng nghiệp ủng hộ làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn (+)
Chấp nhận
H4 Khen thưởng tốt làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn (+)
Không chấp nhận
H5 Phúc lợi đảm bảo làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn (+)
Chấp nhận
H6 Cơ hội đào tạo thăng tiến làm cho nhân viên trung thành với công ty hơn (+)
4.5. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đến lòng trung thành của nhân viên: nhân viên:
Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định xem có sự khác biệt nào khơng của một số đặc tính
cá nhân đối với lòng trung thành của nhân viên tại công ty cổ phần Beton 6.
4.5.1. Khác biệt về giới tính:
Kiểm định Independent-samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về mức độ trung thành giữa phái nam và nữ hay không. Theo kết quả ta thấy trong kiểm định
Levene, Sig = 0,262 > 0,05 nên phương sai giữa hai phái nam và nữ không khác nhau,
ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed có Sig. > 0,05 (Sig = 0,194) nên ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai phái.
Do đó, ta có thể kết luận ở độ tin cậy 95% lòng trung thành giữa nam và nữ là như
nhau (Xem phụ lục 10).
4.5.2. Khác biệt về độ tuổi:
Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance) để xem xét sự khác biệt về
mức độ trung thành của nhân viên theo độ tuổi. Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,501 có thể nói phương sai của sự
đánh giá về lòng trung thành giữa 4 nhóm độ tuổi không khác nhau một cách có ý
nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,048 <0,05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ trung thành giữa 4 nhóm có độ tuổi khác nhau. Tiếp tục phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt giữa các nhóm.
Theo kết quả phân tích sâu ANOVA ta thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có độ tuổi dưới 25 tuổi và độ tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi (Sig = 0,027) vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp <0,05. Như vậy, ta có thể kết luận lòng trung thành của những người có độ tuổi dưới 25 tuổi khác với những
4.5.3. Khác biệt về vị trí cơng tác:
Kiểm định Independent-samples T-test sẽ cho ta biết có sự khác biệt về mức độ trung thành giữa các vị trí cơng tác hay không. Theo kết quả ta thấy trong kiểm định Levene, Sig = 0,004 < 0,05 nên phương sai giữa hai nhóm vị trí cơng tác khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed có Sig <0,05 (Sig = 0,003) nên ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai nhóm vị trí cơng tác. Do đó, ta có thể kết luận ở độ tin cậy 95% lịng trung thành giữa nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư và công nhân trực tiếp sản xuất là khác nhau (Xem phụ lục 12).
4.5.4. Khác biệt về thâm niên:
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0,943 có thể nói phương sai của sự đánh giá về lòng trung thành giữa 4 nhóm thâm niên khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa Sig = 0,761 >0,05 nên ta có thể nói khơng có sự khác biệt về mức độ trung thành giữa 4 nhóm có thâm niên khác nhau (Xem phụ lục 13).
4.6. Kết quả phân tích thống kê mơ tả: 4.6.1. Thống kê mơ tả các yếu tố: