Các bước phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng mua sắm tại siêu thị co op mart khu vực TP hồ chí minh (Trang 38 - 42)

3.2. Nghiên cứu chính thức – nghiên cứu định lượng

3.2.5 Các bước phân tích dữ liệu

Các số liệu sau khi mã hóa và làm sạch sẽ được xử lý theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ thang đo.

 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha.

 Phân tích nhân tố EFA để kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm của thang đo.

Bước 3: Phân tích hồi qui để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lòng trung thành của khách hàng.

Tóm tắt chương 3:

Trong chương này, tác giả trình bày về việc thiết kế nghiên cứu, kích

cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, bảng câu hỏi, thang đo…Có hai phương pháp nghiên cứu được được thực hiện là phương pháp định tính và định

lượng. Ban đầu, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách

thảo luận nhóm. Một nhóm gồm 10 đối tượng được chọn theo tiêu chí riêng

được mời tham gia thảo luận để tìm ra các yếu tố dùng để đo lường các khái

niệm nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát,

phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành. Có tổng cộng 240 phiếu

khảo sát được phát ra với mục tiêu thu về được 200 phiếu đạt yêu cầu dùng để kiểm định các thang đo và giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan về mẫu nghiên cứu:

Số lượng bảng khảo sát ban đầu được phát ra là 240, sau đó thu về được 217 bảng trong đó chỉ có 198 bảng hợp lệ, 19 bảng bị loại bỏ do các đối tượng khảo sát bỏ trống. Sau khi tiến hành nhập dữ liệu, làm sạch và mã hóa

các biến cần thiết, tác giả tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và

EFA để đánh giá thang đo.

Về giới tính: Bảng 4.1: Thống kê về giới tính. Tần số Phần trăm Nam 70 35.4% Nữ 128 64.6% Tổng cộng 198 100.0%

Trong số 196 mẫu thu thập được có 70 nam chiếm 35.4% , còn lại là nữ với tỷ lệ 64.6%. Như vậy, có thể thấy đa số khách hàng mua sắm tại hệ thống siêu thị là nữ giới. Về độ tuổi: Bảng 4.2: Thống kê về độ tuổi Tần số Phần trăm 22 - 30 118 59.6% 31 - 40 73 36.9% 41 - 50 4 2.0% > 50 3 1.5% Tổng cộng 198 100.0%

Từ bảng 3.2 có thể thấy, đa số khách hành mua sắm tại siêu thị được

khảo sát có độ tuổi tập trung từ 22 đến 40 tuổi, đối tượng khách hàng này

chiếm đến hơn 95%. Trong đó, độ tuổi từ 22 đến 30 chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 60% . Về trình độ học vấn: Bảng 4.3 Thống kê về trình độ học vấn Tần số Phần trăm Trung học phổ thông 8 4% Đại học 156 78.8% Sau đại học. 15 7.6% Khác 19 9.6% Tổng cộng 198 100.0%

Đối tượng được khảo sát có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với

gần 80%. Ngược lại, đối tượng có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ

thấp nhất với 4%. Các đối tượng có trình độ sau đại học và trình độ khác

(trung cấp, cao đẳng.. ) chiếm tỷ lệ lần lượt là 7.6% và 9.6%. Về thu nhập: Bảng 4.4 : Thống kê về thu nhập Tần số Phần trăm < 3 triệu 27 13.6% Từ 3 đến 7 triệu 90 45.5% Từ 7 đến 10 triệu 46 23.2% > 10 triệu 35 17.7% Tổng cộng 198 100.0%

Trong số các đối tượng được khảo sát, mức thu nhập phổ biến trong

thu nhập từ 7 đến 10 triệu với 46 đối tượng chiếm 23.2%. Nhóm đối tượng có tỷ lệ thấp nhất là nhóm có mức thu nhập dưới 3 triệu với tỷ lệ 13.6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng mua sắm tại siêu thị co op mart khu vực TP hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)