Nét đặc sắc, độc đáo về tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 38 - 47)

œ Di tích văn hóa - lịch sử

Nếu tính các di tích lịch sử - văn hóa được nhà nước xếp hạng so với nhiều tỉnh khác, Tây Ninh khơng có nhiều, tuy nhiên một số di tích quy mơ nhỏ hơn khá phong phú. Có thể phân chia làm các nhóm sau:

- Các di tích gắn với tơn giáo:

Ở Tây Ninh có nhiều tơn giáo khác nhau, nhưng nổi bật nhất là đạo

Cao Đài. Số người theo đạo Cao Đài là đông nhất. Ngồi ra cịn có đạo

Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một vài tôn giáo khác.

Về số lượng nơi thờ tự, nhiều nhất là đạo Phật (81 chùa) và Cao Đài (57 thánh thất), đạo Thiên Chúa (25 nhà thờ). Các tôn giáo khác nơi thờ tự ít hơn nhiều. Mỗi tơn giáo có một kiến trúc riêng làm cho các nơi thờ tự rất

đa dạng, đây là một lợi thế của Tây Ninh trong việc thu hút khách du lịch. œ Tòa Thánh Tây Ninh:

Hàng năm, cứ vào ngày mùng tám tháng giêng và rằm tháng tám

âm lịch, Tòa Thánh Tây Ninh lại đón hàng vạn khách hành hương về dự

lễ vía Đức Chí Tơn và Hội Yến Diêu Trì Cung. Đây là một nét văn hóa

đặc sắc của bà con tín đồ Cao Đài Tịa Thánh Tây Ninh, cơng trình được

xây dựng vào năm 1931 và hoàn thành vào năm 1941. Cơng trình được sửa chữa và hồn thiện dần và được khánh thành vào năm 1955. Tòa

Thánh Tây Ninh tọa lạc địa phận xã Long Thành, Thị trấn Hịa Thành,

Tây Ninh, với diện tích 1 km2 nằm cách trung tâm Thị xã 5 km.

Từ xa nhìn lại, (Hình II.4 phụ lục) Tịa Thánh hiện ra thật lộng lẫy, uy nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ, in vào mắt du khách đầu tiên

là những đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, họa tiết tinh xảo,

khéo léo có một không hai: Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ đài, Bát

Quái đài, Nghinh Phong đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên

vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hịa giữa kiến trúc Á Đơng và

Phương Tây. Phía trước Đền Thánh là pho tượng Xa Nặc theo Đức Phật

Thích Ca tầm đạo và cây Bồ Đề hơn trăm năm có nguồn gốc từ Ấn Độ tỏa bóng mát dịu. Đây cũng là nơi du khách nghỉ chân, ngồi dưới gốc Bồ Đề cầu nguyện sự an bình. Hai bên tả hữu là hai cánh rừng với những cây cổ thụ cành lá xanh um, hương rừng ngào ngạt, thu hút chim chóc mùa xuân, và râm ran tiếng ve mùa hạ. Bước vào bên trong Tòa Thánh, du khách sẽ

được chiêm ngưỡng quả Càn khơn in hình Thiên nhãn – Biểu tượng của đạo Cao Đài: ngắm những bức tượng thờ Tam Giáo Ngũ Chi, đọc những điển tích khuyến đạo dọc hành làng rồi lắng hồn vào lời kinh tiếng kệ hòa

trong tiếng nhạc bỗng trầm của các làng điệu hát Nam… mà nghe lòng

lâng lâng thanh thản. Cách Tòa Thánh chưa đầy 200 m là Điện thờ Phật

Mẫu, trang trí khiêm nhường nhưng tạo vẻ mỹ quan đặc sắc. Bá Huê Viên

cây cảnh đa dạng, trăm hoa đua nở, hương hoa ngào ngạt. Gần Bá Huê

Viên là Trại Đường, nơi khách hành hương tìm được những bữa cơm

chay đạm bạc nhưng đầm ấm tình người.

Cùng với Tịa Thánh Tây Ninh, các ngơi chùa ở núi Bà Đen là những cơng trình kiến trúc được xây dựng kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên của thắng cảnh núi Bà Đen với sự khéo léo, tài tình của bàn tay con

người, tất cả tạo thành một quần thể di tích có giá trị đối với du khách.

(Hình II.5 phụ lục).

œ Các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của

• Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại khu vực Chàng Riệc cạnh suối “Tiên Cô” thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, Tây Ninh, gần sát với biên giới Campuchia, cách thị xã 64 km về hướng Bắc theo quốc lộ 22B.

Tiền thân Trung ương cục là Xứ uỷ Nam bộ. Xứ uỷ Nam bộ chuyển

từ Tây Nam bộ về Đông Nam bộ và chọn Đồng Rùm làm căn cứ. Trung

ương Cục miền Nam đầu tiên đóng ở Mã Đà - chiến khu D, đến tháng 2-

1961 chuyển về Bắc Tây Ninh với phiên hiệu là cục R. Qua nhiều lần di chuyển và xây dựng trên đất Tây Ninh, tháng 8-1972 Văn phòng Trung

ương Cục miền Nam chuyển về địa điểm hiện nay. (Hình II.6 phụ lục).

Tồn bộ khu căn cứ rộng 72 ha, giữa khu rừng già, cách biên giới

Việt Nam – Campuchia 3 km. Khu vực ngoại vi khu căn cứ được xây

dựng nhiều tuyến bảo vệ. Bên trong có các cơ quan trực thuộc trung ương cục như: Ban an ninh, Ban tuyên huấn, Bộ chỉ huy quân sự Miền, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Ban hậu cần, Đài phát thanh, bệnh viện, Nhà in, Công binh xưởng. Song song đó, cịn hình thành một hệ thống đơn vị hành chính huyện, xã.

Căn cứ ban an ninh Trung ương Cục miền Nam:

Di tích căn cứ Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam đặt tại ấp

Bảy Bàu, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh tây Ninh, theo quốc lộ 22B

đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát (42 km). Được thành lập 7-1960 tại Chàng

Riệc, Tân Lập, Tân Biên. Với tên gọi là Ban an ninh Xứ ủy, đến tháng 8- 1962 đổi tên thành Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam cho đến ngày

miền Nam hồn tồn giải phóng (1975). Suốt 15 năm chiến đấu, Ban an

gian bảo mật, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não của cách

mạng miền Nam.

Khu di tích rộng 15 ha, một số hạng mục được trùng tu, phục chế

rất khang trang gồm: Nhà ở, hội trường, nhà làm việc, nhà bảo mật, hầm

chữa A, hầm phẫu thuật, giếng nước, bếp Hồng Cầm, đường giao thơng

nội bộ, giao thơng hào và cơng sự chiến đấu... Di tích căn cứ Ban an ninh

Trung ương cục miền Nam đã được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận là

di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 3777/QĐBT ngày

13/12/1995.

Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam:

Từ trung tâm Thị xã Tây Ninh theo quốc lộ 22B, quí khách theo

hướng Tân Biên đến đồn Biên phòng cửa khẩu Xa Mát, rẽ phải theo tỉnh

lộ 792 đến cầu 15 bắc qua Suối Chò, rẽ trái theo đường mịn khoảng 2 km thì đến khu di tích. Căn cứ nằm trong rừng già nguyên sinh, cách trung

tâm Thị xã 54km đường bộ, cách di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam 10km. Các phương tiện ô tô, mô tô đến di tích dễ dàng, thuận tiện.

Theo đường mịn vào trung tâm di tích qua khu nhà trưng bày, đón

tiếp và quản lý. Tại đây, quý khách sẽ được nhìn tận mắt nơi ở và làm

việc của Ủy ban Trung ương Mặt trận, những nhà văn phịng, hội trường,

nhà văn hóa và bếp Hồng Cầm. Theo những đường mịn len lỏi qua

những bụi tre rừng, những tàn lá trung quân, cây rừng lúp xúp là những ngôi nhà của: Luật sư, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, bác sĩ Phùng Văn Cung, đồng chí Võ Chí Cơng, hịa thượng thích Thiện Hào, ơng Ybihalêơ,

đồng chí Nguyễn Thị Định, đồng chí Ung Ngọc Kỷ,…Nơi đây, mặt trận

Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đấu tranh cho sự nghiệp cách

mạng miền Nam toàn thắng 30/4/1975.

Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam:

Từ Thị xã Tây Ninh quý khách theo quốc lộ 22B đi hướng Tân Biên qua Ủy ban nhân xã Tân Lập, rẽ trái 5 km là tới di tích căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Khu di tích lưu giữ trong lịng rừng, lịng suối, cây cỏ của Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát những chứng tích vẻ vang và quý giá của một thời nhà nước sinh ra từ nhân dân, cùng nhân dân đánh giặc. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mà lúc mới khai sinh ngụy quyền Sài Gòn

thường riêu rao là “Chính phủ ma” thì chỉ 6 năm sau đã cũng đồn qn

giải phóng tiến về Sài Gịn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Một

trang vàng rực rỡ của lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc

Việt Nam vẫn còn sáng mãi trên vùng đất căn cứ cách mạng miền Nam. Trở lại khu di tích căn cứ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quý khách sẽ được ôn lại truyền thống đấu tranh chống Mỹ cứu nước và cuộc sống giản dị của nhân dân miền Nam bằng khu đón tiếp, trưng bày của Ban quản lý, hội trường, bệnh viện, nhà

khách, nhà ăn, văn phòng làm việc của các cơ quan Chính phủ, Đài phát

thanh giải phóng, cịn có nhà bia kỷ niệm và nhà ở của các vị lãnh đạo

như: Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch - Luật sư Trịnh Đình Thảo,

ơng Võ Văn Kiệt, các vị Bộ trưởng Ung Ngọc Kỷ, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Thị Bình, Bùi Thị Mè,… Nhà có loại nửa nổi, nửa chìm nhà có hầm chữ A bên dưới, thông với hệ thống giao thông hào trong căn cứ… Mái nhà lợp lá Trung Quân như vẫn đang còn xanh ngắt giữa Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, là một khu có hệ sinh thái rừng nhiệt đới tuyệt vời,

trường tồn vĩnh cửu với thời gian.

œ Các di chi khảo cổ

Ngồi hai nhóm nêu trên tài ngun du lịch nhân văn của Tây Ninh cịn có một vài di chỉ khảo cổ (An Thạnh, Bến Cầu), tháp Bình Thạnh, Chóp Mạt, một trong số ít những tháp cịn lại ở Nam Bộ tiêu biểu cho nền văn hóa Ĩc Eo.

Tháp cổ Bình Thạnh:

Tháp cổ Bình Thạnh nằm giữa hữu ngạn sơng Vàm Cỏ Đơng, tọa

lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, là một trong những kiến trúc Tháp cổ quý hiếm, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ thứ VIII. Nền Tháp hình vng, Tháp cao 10m, mỗi cạnh

5m, các cạnh được xây dựng đúng bốn hướng. Cửa chính mở về hướng

Đông, trước mặt là một bàu “hình vng”, ba mặt Tây – Nam – Bắc đều

có cửa “giả” được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo. (Hình II.7 phụ

lục)

Đây là ngơi Tháp duy nhất cịn tường đá ngun vẹn (kể từ khi

phát hiện năm 1986). Kiến trúc đền Tháp cổ Bình Thạnh mang giá trị lịch sử - văn hóa - kiến trúc - nghệ thuật có sức cuốn hút, mang giá trị về mặt tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học rất lớn đối với du khách trong và ngồi nước. Đây là một trong ít ngơi Tháp cịn ngun vẹn ở Nam bộ.

Di tích kiến trúc Tháp cổ Bình Thạnh được Bộ Văn Hóa Thơng tin cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993.

Tháp Chót Mạt:

Khu đền Tháp ngày nay thuộc ấp Xóm Mới, xã Tân Phong, huyện

khoảng thế kỷ VIII đã được Bộ VHTT cơng nhận di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993 (Hình II. 8 phụ lục)

Tháp Chót Mạt là một trong ba đền Tháp cịn lại ở Nam Bộ (vùng

với Tháp Bình Thạnh - Trảng Bàng còn tương đối nguyên vẹn và Tháp

Vĩnh Hưng - Vĩnh Lợi - Bạc Liêu). Các đền Tháp Cổ còn lại ở Tây Ninh

đã trở thành phế tích trải dài dọc lưu vực sơng Vàm Cỏ Đông, là đối

tượng để nghiên cứu và giới thiệu của một nền văn minh từng phát triển

trong q khứ, đó là nền văn minh Ĩc Eo.

œ Các lễ hội

Các lễ hội ở Tây Ninh là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng tơn giáo.

Các ngày lễ hội có khả năng thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu. Lễ hội nổi tiếng nhất và hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước là Hội Núi Bà và dịp tháng giêng âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất khu vực phía Nam và là lễ hội lớn của Việt Nam.

y Lễ hội Núi Bà Tây Ninh:

Hội xuân Núi Bà diễn ra vào mùa Xuân hàng năm (gần như kéo dài

cả tháng Giêng âm lịch) và lễ vía Bà diễn ra vào tết Đoan Ngọ (Mùng

năm tháng năm âm lịch). Nơi đây là tâm điểm du lịch của Tây Ninh.

(Hình II. 9 phụ lục).

Hòa lẫn trong sự ưu đãi của thiên nhiên, núi Bà Đen cịn có nguồn

tài nguyên du lịch nhân văn khá độc đáo so với các vùng khác trong cả

nước. Cùng một hệ thống hang động, chùa, am, điện, lưng chừng núi là chùa Điện Bà, tiếp là chùa Hang, chùa Hạ và chùa Trung. Ngồi ra cịn có

đền thờ Ơng Lớn Trà Vong… tạo thành một quần thể di tích độc đáo.

Khơng chỉ dừng lại ở vẻ đẹp tự nhiên, Núi Bà còn được biết đến bởi

Hàng năm, ngày 5-6 tháng 5 (âm lịch) là thời gian khách thập phương đến

với lễ hội vía Bà cúng tế đơng nhất. Hầu hết du khách đến đây ngồi mục

đích đi du lịch ngắm cảnh cịn có mục đích chính là đi lễ Phật, lễ Bà cầu

may mắn. Họ tin rằng Linh Sơn Thánh Mẫu rất linh và phù hộ cho kẻ lòng thành. Với nhiều chùa trong các hang động thờ tự theo Phật Giáo, cùng với một truyền thuyết mang nhiều yếu tố tâm linh, lại nằm trong khung cảnh tự nhiên tinh khiết và hùng vĩ. Khu vực du lịch núi Bà thực

sự trở thành một địa điểm du lịch lễ hội đặc sắc vào loại bậc nhất, nhì ở

nước ta. Vào năm 1989 núi Bà Đen Tây Ninh đã được Bộ Văn hóa –

Thơng tin quyết định xếp hạng là Di tích lịch sử - Văn hóa theo Quyết

định số 100 ngày 21/1/1989.

y Lễ hội tại Tòa Thánh Cao Đài:

Đất Tây Ninh vốn là nơi khởi phát và là Thánh địa của Cao Đài Tây

Ninh. Hàng năm, đạo Cao Đài có 2 ngày lễ lớn đó là ngày vía Đức Chí

Tơn vào mùng 8 tháng giêng âm lịch và ngày lễ Hội Yến Diêu Trì Thánh

Mẫu vào đêm rằm tháng tám âm lịch (hàng năm). Mặc dù lễ hội của tôn

giáo, nhưng trong những ngày này, đã trở thành những ngày hội của người dân vùng Tây Ninh và các tỉnh Nam bộ. Những ngày lễ quan trọng

này không chỉ có tín đồ đạo Cao Đài và người dân Tây Ninh, mà các tín

đồ Cao Đài và du khách ở vùng Nam Bộ cũng lũ lượt kéo nhau về dự lễ

hội. Vào những ngày này, bên trong nội ơ Tịa Thánh người đông như

nêm, chen chân không lọt. (Hình II.10 phụ lục) Ở đây, tín đồ từ các nơi

về dọn dẹp, trang hoàng Đền Thánh và đền thờ Phật Mẫu, các nghệ nhân

bắt tay vào việc chưng quả phẩm, các nghệ nhân của mỗi địa phương cố

gắng thể hiện nét độc đáo, mỹ thuật của mình trong cách chưng quả phẩm rất hấp dẫn người xem. Bên cạnh những nghi thức dâng hương, cúng lễ,

đọc kinh theo tập tục của đạo Cao Đài, trong những ngày lễ vía Đức Chí

Tơn và Hội Yến Diêu trì, các nghệ nhân dân gian tổ chức các cuộc biểu

diễn nghệ thuật múa hát, đưa rước. Đáng chú ý là nghệ thuật múa Tứ

Linh, bao gồm múa rồng nhang, múa lân (gồm ngọc kỳ lân và long mã), quy, phụng trong các cuộc lễ như trong đám rước gọi là “Cộ”. Các lễ hội này là những sự kiện văn hóa màu sắc và đặc trưng văn hóa dân tộc có giá trị hấp dẫn khách du lịch.

œ Các tài nguyên nhân văn khác.

Các đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số cũng được coi là một trong những tài nguyên nhân văn phục vụ cho mục đích du lịch. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán riêng có thể hấp dẫn du khách. Ngoài người Kinh chiếm đa số, Tây Ninh cịn có nhiều dân tộc thiểu số khác như Hoa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tỉnh tây ninh (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)