Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân tại hợp tác xã Kim Long, thành phố Huế (Trang 41 - 48)

3 lá kép Ra hoa Tạo quả Thu hoạch lần cuố

4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của những quá trình sinh lý, sinh hóa của cây, là sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trong một vụ. Nó là chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố tác động: điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác và bản chất di truyền của giống. Quá trình sinh trưởng tốt hay kém, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu đều được chứng minh bằng kết quả cuối cùng là năng suất. Năng suất thực thu là một chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện và chính xác quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất là cần thiết để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật một cách hợp

lý nhất, phù hợp với từng giống, từng vùng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế một cách tốt nhất.

Đối với đậu xanh, các yếu tố cấu thành năng suất gồm: mật độ cây/ha, số quả chắc trên cây, P1000 hạt. Trong các yếu tố cấu thành năng suất trên thì yếu tố mật độ cây/ha xác định, P1000 hạt do tính di truyền của giống quy định. Do đó, để nâng cao năng suất đậu xanh thì bón phân cân đối là một biện pháp thâm canh thông thường và khá hữu hiệu, đặc biệt là bón phân qua lá. Qua theo dõi thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 13.

Bảng 13: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu xanh

Chỉ tiêu Công thức Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) Khối lượng hạt/cây (g) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) I (Đ/C) 10,27c 8,07c 5,05c 57,33b 18,68c 7,94b 100,00 II (Grow more 6:30:30) 13,73ab 10,93ab 6,07a 63,52a 22,46a 9,70ab 121,74 III (YogenNo.2) 14,40ab 10,80ab 5,76ab 62,19a 21,31ab 9,05ab 114,88 IV (K - H) 14,53bc 9,40bc 5,56b 60,45ab 20,57b 8,90b 104,16 V (Agriconik) 16,53a 12,53a 6,10a 63,08a 22,57a 10,34a 126,43 LSD0,05 3,03 2,18 0,35 4,11 1,33 1,87

(Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

Qua bảng 13 chúng tôi có nhận xét: Việc phun phân bón lá đã có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất như: tổng số quả trên cây, số quả chắc trên cây, khối lượng hạt trên cây, khối lượng 1000 hạt và đặc biệt đã làm tăng NSLT và NSTT so với công thức đối chứng.

Tổng số quả/cây: Tổng số quả trên cây của các công thức có phun

phân bón lá đều tăng so với công thức đối chứng. Nếu như công thức đối chứng chỉ có tổng số quả trên cây là 10,27 quả thì công thức II là 13,73 quả, cao hơn công thức đối chứng là 3,46 quả. Tuy nhiên, đó chỉ là chênh lệch thấp nhất trong 4 công thức có phun phân bón lá. Chênh lệch lớn nhất phải kể đến công thức V có tổng số quả trên cây là 16,53 quả, cao hơn công thức đối chứng là 6,26 quả. Tiếp đến là công thức IV với 14,53 quả (cao hơn công thức đối chứng là 4,26 quả) và công thức III với 14,40 quả (cao hơn công thức đối chứng là 4,13 quả).

Tóm lại: khi phun phân bón lá Agriconik ở công thức V thì cho tổng số quả trên cây cao nhất. Tiếp đến là công thức IV (phun phân bón lá K-H), công thức III (phun phân bón lá Yogen No.2) và cuối cùng là công thức II (phun phân bón lá Grow more 6:30:30).

Về mặt thống kê, công thức II, công thức III và công thức V có sự sai khác so với công thức đối chứng.

Nhìn chung, các công thức có phun phân bón lá đều có tổng số quả trên cây cao hơn so với công thức đối chứng, đặc biệt là công thức có phun phân bón lá Agriconick là cao nhất.

Số quả chắc/cây: Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến năng suất. Số

quả chắc trên cây cao thì năng suất cao. Các công thức dao động từ 8,07- 12,53 quả, cao nhất là công thức V (12,53 quả), công thức II (10,93 quả), công thức III (10,8 quả), công thức IV (14,53 quả). Tất cả công thức có phun phân bón lá đều có số quả chắc cao hơn công thức đối chứng đặc biệt là công thức có phun phân bón lá Agriconik.

Khối lượng hạt/cây: Đây là yếu tố có liên quan trực tiếp đến năng

suất, đặc biệt là năng suất lý thuyết. Trong cùng một mật độ, khối lượng hạt trên cây tỷ lệ thuận với năng suất lý thuyết nên sự thay đổi của khối lượng hạt trên cây làm cho năng suất lý thuyết thay đổi theo.

Qua số liệu ở bảng 13 về khối lượng hạt trên cây ta thấy rằng, tất cả các công thức có phun phân bón lá đều có sự sai khác so với công thức đối chứng về mặt thống kê. Bên cạnh đó, sự sai khác này còn biểu hiện ở các công thức có phun phân bón lá, đó là giữa các công thức IV và công thức V.

Công thức V có khối lượng hạt trên cây cao nhất với 6,1 g, cao hơn công thức đối chứng là 1,05g. Các công thức còn lại lần lượt là: công thức II là 6,07 g, cao hơn công thức đối chứng là 1,02 g; công thức III là 5,76 g, cao hơn công thức đối chứng là 0,71 g; công thức IV là 5,56 g, cao hơn công thức đối chứng là 0,51 g.

Khối lượng 1000 hạt: Là chỉ tiêu đánh giá năng suất của đậu xanh, nó

phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống, tuy nhiên điều này không có nghĩa là P1000 hạt không thể thay đổi. Với điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng khác nhau sẽ làm P1000 hạt thay đổi. Điều này đã thể hiện qua việc sử dụng phân bón lá ở các công thức khác nhau thì P1000 hạt cũng khác nhau. P1000 dao động từ 57,33 - 63,52 g và cao nhất là công thức phun Growmore ( 63,52 g), thấp nhất là công thức đối chứng (57,33g). Các công thức phun Yogen No.2, K-H, và Agriconik có P1000 hạt lần lượt là 62,19g; 60,45g và 63,08g. Theo kết quả xử lý thống kê thì có sự sai khác có ý nghĩa của các công thức II, III, V so với công thức đối chứng.

Năng suất lý thuyết (NSLT): Là kết quả đánh giá tiềm năng cho năng

suất của các công thức thí nghiệm. Qua bảng 13 ta thấy, các công thức sử dụng phân bón lá đều có năng suất lý thuyết cao hơn so với đối chứng từ 1,87- 3,87 tạ/ha. Cao nhất là công thức V (phun Agriconik) 22,57 tạ /ha, tiếp theo là công thức II (22,46 tạ/ha); công thức III (21,31 tạ/ha); công thức IV (20,57 tạ/ha); thấp nhất là công thức đối chứng 18,68 tạ/ha.

Tóm lại, năng suất lý thuyết của các công thức có phun phân bón lá là cao hơn công thức đối chứng rất nhiều. Cao nhất là công thức V (phun phân bón lá Agriconik).

Năng suất thực thu (NSTT): Đây là kết quả cuối cùng để đánh giá

hiệu quả của việc phun các loại phân bón lá khác nhau, là năng suất thực có được sau mùa thu hoạch. Về mặt thống kê, công thức II, III, V có sự sai khác so với công thức đối chứng.

Các công thức có phun phân bón lá vẫn cao hơn công thức đối chứng. Cụ thể là: Năng suất thực thu của công thức V cao nhất với 10,34 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng là 2,4 tạ/ha. Công thức II (9,7 tạ/ha), cao hơn công thức đối chứng là 1,76 tạ/ha. Công thức III (9,05 tạ/ha), cao hơn công thức đối chứng là 1,11 tạ/ha. Công thức IV là 8,9 tạ/ha, cao hơn công thức đối chứng là 0,96 tạ/ha.

Tóm lại, thành phần các chất dinh dưỡng chứa trong các loại phân bón lá như các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng đã bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho đậu xanh tạo điều kiện cho đậu xanh sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao được năng suất. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất chúng tôi minh họa bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Năng xuất đậu xanh của các công thức 4.6. Hiệu quả kinh tế

Đối với người sản xuất đậu xanh năng suất và chất lượng chưa phải là mục đích cuối cùng mà người ta quan tâm chủ yếu đến hiệu quả của quá trình sản xuất mang lại. Nếu năng suất và chất lượng là chỉ tiêu để đánh giá về sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất

là chỉ tiêu để đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt trong quá trình sản xuất đó. Đôi khi việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm tăng năng suất nhưng chi phí đầu tư lớn, tiến hành khó khăn, phức tạp dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại thấp nên người sản xuất khó mà chấp nhận được, biện pháp kỹ thuật thâm canh đó không thể triển khai được. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu xanh nói riêng thì hiệu quả sinh học và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế người sử dụng phân bón lá cần dựa vào chỉ tiêu tăng năng suất do sử dụng phân bón lá và chi phí tăng thêm trong quá trình sản xuất, từ đó tìm ra được loại phân bón lá có hiệu quả cao. Hiệu quả kinh tế của các công thức được thể hiện ở bảng 14:

Bảng 14: Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá cho đậu xanh Chỉ tiêu Công thức NSTT (tạ/ha) Bội thu (tạ/ha) Tổng thu tăng so với đ/c (1000đ/ha )

Chi phí tăng so với đ/c (1000đ)/ha Lãi (1000đ/ha) Công phun Phân bón lá Tổng I (Đ/C) 7,94 - - - - II (Grow more 6:30:30) 9,7 1,76 3520 150 517,5 667,5 2852,5 III (Yogen No.2) 9,05 1,11 2220 150 450, 0 600, 0 1620,0 IV (K-H) 8,9 0,96 1920 150 450, 0 600, 0 1320,0 V (Agriconik) 10,34 2,4 4800 150 450, 0 600, 0 4200,0

Trong đó: giá của các loại phân bón cho một lần phun - Grow more 6:30:30: 23.000 đồng/chai 100g (750 g/ha) - Yogen No.2: 2.000 đồng/gói 10g (750 g/ha) - K-H: 2.000 đồng/gói 10ml (750 ml/ha) - Agriconik: 2.000 đồng/gói 10ml (750 ml/ha) - Công lao động: 50.000 đồng/ngày

- Giá đậu xanh: 20.000 đồng/1kg. Qua bảng 14 ta thấy:

Kết quả thí nghiệm ở việc đầu tư trồng đậu xanh bằng cách sử dụng phân bón lá có năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng từ 0,96 - 1,76 tạ/ha và mang lai lợi nhuận cho người sản xuất. Công thức II (phun phân bón lá Grow more) có chi phí đầu tư cao nhất với 667.500 đồng/ha có lãi là 2.852.500 đồng/ha. Còn các công thức còn lại đều có chi phí đầu tư bằng nhau nhưng mức lãi ở công thức V (phun phân bón lá Agriconik) lãi 4.200.000 đồng/ha. Công thức III (phun phân bón lá Yogen No.2) với mức lãi 1.620.000 đồng/ha. Công thức IV (phun phân bón lá K-H) lãi thấp nhất là 1.320.000 đồng/ha.

Nhìn chung, với giá phân bón lá, công phun và giá đậu xanh trên thị trường như hiện nay thì vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng đậu xanh. Nếu sản xuất ở quy mô hộ gia đình và chủ động được công lao động thì hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá cho đậu xanh sẽ cao hơn.

Tóm lại, sử dụng phân bón lá Agriconik mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất tiếp đến Grow more 6:30:30, Yogen No.2 và K-H.

Phần 5

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu xanh trong vụ Xuân tại hợp tác xã Kim Long, thành phố Huế (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w