Cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn TP HCM (Trang 40 - 42)

2.4.1 .Giá cả

2.4.2. Cấp tín dụng

Sự sẵn sàng cấp tín dụng được Qfinance định nghĩa là sự dễ dàng cho vay- tiền được cho vay một cách dễ dàng ở một thời điểm xác định.

Lý do nào làm cho một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần ngân hàng cho vay? Nhiều nghiên cứu đã lý giải điều này thơng qua việc giải thích vai trị của tín dụng đối với hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Iacovone and Zavacka (2009) đã đưa ra những phân tích của mình dựa trên dữ liệu lịch sử từ 23 cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trong những năm từ 1980 đến 2000. Họ thấy rằng khủng hoảng ngân hàng ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của xuất khẩu ở các ngành phụ thuộc nhiều vào tín dụng hơn ở các ngành ít phụ thuộc vào tín dụng [31].

Mauro et al. (2010) đã kết luận trong 90% khối lượng giao dịch thương mại quốc tế liên quan đến một vài dạng tài trợ thương mại thì hạn mức tín dụng là trung tâm trong việc giải thích sự biến động của xuất khẩu [20].

Chor and Manova (2011) đã sử dụng dữ liệu hàng tháng về nhập khẩu của Mỹ và thấy rằng những quốc gia có điều kiện tín dụng chặt hơn sẽ xuất khấu ít hơn vào Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 [17].

2 nghiên cứu nữa cũng đã đào sâu hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng để khám phá ra sự khác nhau giữa các ngân hàng trong khả năng và ý muốn cho vay.

Paravisini et al. (2011) tập trung vào Peru, trong khi Amiti and Weinstein (2011) tập trung vào Nhật Bản. Paravisini và cộng sự(2011) thấy rằng các ngân hàng ở Peru đối phó với khủng hoảng thanh khoản bằng cách cắt giảm tín dụng đối

với các doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp phải cắt giảm xuất khẩu. Các ngân hàng đã cắt giảm 15% tín dụng làm xuất khẩu giảm sút trong suốt thời kỳ khủng hoảng [44]. Trong khi đó, Amiti and Weinstein (2011) đã xây dựng một tình huống rõ ràng hơn cho sự quan trọng của cấp tín dụng đối với thương mại quốc tế. Họ chỉ ra rằng sức khỏe của ngân hàng quan trọng đối với nhà xuất khẩu hơn là đối với doanh nghiệp chỉ phục vụ cho thị trường trong nước, ngồi ra họ cịn chỉ rằng tài trợ thương mại có liên quan đến sự chậm trễ khi giao hàng, nhà xuất khẩu cảm thấy mình bị rủi ro trước đối tác nước ngoài [9].

Joe (2013) cho rằng tín dụng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì ít nhất 2 lý do. Thứ nhất, nhà xuất khẩu phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu về vốn cao hơn những doanh nghiệp chỉ sản xuất cho thị trường nội địa, bởi vì họ mất nhiều thời gian cho việc vận chuyển khi giao hàng xuất khẩu. Thứ hai, những giao dịch xuyên biên giới thường rủi ro hơn, vì vậy bảo lãnh thanh toán do các trung gian tài chính cung cấp đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm cho cả 2 khâu giao hàng đến nhà nhập khẩu và thanh toán cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, nếu ngân hàng giảm khả năng cho vay cũng như ý muốn cho vay thì điều này sẽ gây ra ảnh hưởng mạnh hơn lên doanh nghiệp xuất khẩu hơn là lên doanh nghiệp sản xuất bán trong nước. Hơn nữa, vì doanh nghiệp nhỏ thường phụ thuộc nhiều hơn vào tín dụng ngân hàng nên một sự siết chặt tín dụng bất kỳ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 nhân viên) [33].

Về các tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng, Schlesinger và cộng sự (1987) đã tìm ra 3 nhân tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngân hàng của 174 doanh nghiệp nhỏ ở New York, trong đó có cấp tín dụng [51]. Zineldin (1995) cũng nhận xét thấy các doanh nghiệp nhỏ thường yếu về năng lực tài chính và khơng có khả năng được nhiều ngân hàng đồng ý cho vay như các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, được ngân hàng cấp tín dụng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp nhỏ thường chỉ vay ở một ngân hàng [64]. Nghiên cứu của Nielson và cộng sự (1998) cũng đã chỉ ra cấp tín dụng là một trong 6 nhân tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn ngân hàng của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng cho rằng các doanh

nghiệp nhỏ xếp hạng nhân tố “ngân hàng cấp tín dụng” là quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn ngân hàng [43].

Từ các nghiên cứu trên, giả thuyết tiếp theo sẽ là:

H2: Cấp tín dụng có tương quan dương với quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn TP HCM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)