.6 Đánh giá điểm kiến thức nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây của nông dân trong cao su huyện tân châu tỉnh tây ninh (Trang 36 - 39)

STT Nội dung

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

Tổng điểm kiến thức nông nghiệp 37 23.93

I Đánh giá kiến thức chung về nông nghiệp 10 5.94

1 Tham gia vào các câu lạc bộ nông dân, tổ nông dân liên

kết sản xuất, hợp tác xã. 1 0.31

2 Đọc sách báo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su. 2 1.52

3 Theo dõi các chương trình về nơng nghiệp trên truyền

hình, đài phát thanh, internet. 2 1.63

4 Tham gia các hội thảo đầu bờ, KN, ngành hàng cao su. 3 1.50

STT Nội dung

Điểm cao nhất

Điểm trung bình

II Đánh giá kiến thức kỹ thuật về nông nghiệp 27 17.99

1 Làm đất, thiết kế vườn. 2 1.77

2 Chọn giống, trồng. 2 1.46

3 Chăm sóc vườn cây. 2 0.94

4 Kỹ thuật phân bón. 2 1.71

5 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh. 7 4.79

6 Kỹ thuật khai thác. 12 7.32

Kiến thức chung của nông dân trong mẫu khảo sát có điểm trung bình 5.94/10, mức tham gia vào hoạt động cộng đồng ở mức trung bình. Kiến thức chung có được do mức độ tiếp cận các hoạt động cộng đồng như:

 Tham gia vào các câu lạc bộ, tổ nông dân liên kết: đánh giá điểm KTNN về khía cạnh này đạt 0.31/1, dưới mức trung bình. Thống kê Phụ lục 17, chỉ 30/96 hộ có tham gia vào các tổ chức này, cịn lại khơng tham gia với lý do chủ yếu là khơng có hoặc khơng có điều kiện. Nguồn gốc KTNN của nơng dân có được do học hỏi từ bà con, bạn bè cao, chiếm 64.8% số người được hỏi. Nếu hoạt động của tổ nông dân liên kết được triển khai rộng rãi và trong số tổ viên có cán bộ cộng tác viên KN tham gia thì việc chuyển tải thơng tin kinh tế kỹ thuật đến nông dân thuận lợi và hiệu quả.

 Đọc sách báo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su: đa phần các hộ có đọc sách báo kỹ thuật về cao su (93%), mức độ thường xuyên cao (64%) nhưng KTNN có được do tự tìm hiểu tài liệu chỉ là 24.2%. Hiệu quả của hoạt động này không cao, cung cấp phương tiện và tài liệu kỹ thuật sản xuất cho nông dân là cần thiết nhưng cũng cần kết hợp chính sách khuyến khích tạo động lực cho nơng dân tự tham khảo tài liệu.

 Theo dõi các chương trình về nơng nghiệp trên truyền hình, đài phát thanh: đa phần các hộ có theo dõi (99%), mức độ thường xuyên cao (64%), nhưng KTNN có được do xem ti vi và nghe radio chỉ đạt 25.4%. Theo dõi các chương trình truyền thơng thường xuyên nhưng áp dụng vào thực tiễn chưa cao, các chương trình nơng nghiệp nên đánh giá xem xét tần xuất và mức độ phù hợp nội dung truyền thông đến nông dân. Các chương trình về nơng nghiệp trên các phương tiện truyền thông được tài

trợ từ ngân sách nhà nước và các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp, cụ thể là giống, phân bón, thuốc BVTV, nên các chương trình thường đề cập các hoạt động liên quan như phương pháp chọn giống, kỹ thuật phân bón, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, chỉ là một phần trong các hoạt động sản xuất mủ cao su. Nên đa dạng về thông tin kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông để nông dân cập nhật, làm tăng kiến thức và là cơ sở cho việc lựa chọn kỹ thuật sản xuất của nông dân.

 Tham gia vào hội thảo đầu bờ, KN, ngành hàng cao su: điểm KTNN về việc tham gia hội thảo KN là 1.5/3, đạt mức trung bình. Số hộ tham gia thường xuyên thấp (18%), nhưng KTNN từ hoạt động này khá cao (27.1%). Đánh giá chung hoạt động này khá hiệu quả, tham gia không nhiều nhưng KTNN đem lại cho nơng dân tương đối cao. Chương trình tổ chức hội thảo KN, qua khảo sát ở Phụ lục 9, chủ yếu do các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp thực hiện, vì thế Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị trong tổ chức hoạt động này.

 Tiếp xúc với cán bộ KN: điểm KTNN từ tiếp xúc cán bộ KN là 0.98/2, đạt mức trung bình. Hộ tiếp xúc cán bộ KN mức thường xuyên thấp (≥2 lần, khoảng 17%), nhưng KTNN có được từ hoạt động này khá cao (30%). Đánh giá chung việc tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyên nông làm tăng KTNN cho nông dân. Qua khảo sát ở Phụ lục 9, công tác KN tại tỉnh Tây Ninh chỉ tập trung vào mảng cây ngắn ngày mì, mía…Với cây cao su được giao cho các công ty cao su. Mặc dù hoạt động khuyến nông của tỉnh khơng hướng đến cây cao su, nhưng có vấn đề trong hoạt động sản xuất của nông dân, cán bộ KN vẫn sẵn sàng hỗ trợ cho nông dân trong SX. Các cơng ty cao su và RRIV có nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật cao su và chuyển giao đến người lao động của các doanh nghiệp trong cùng hệ thống thuộc VRG hoặc VRA. Hỗ trợ của VRG, VRA, RRIV cho các cá thể khoanh vùng trong các thông tin trên truyền hình, báo về KN, nơng nghiệp – nông thôn, mạng internet. Sự hỗ trợ này muốn có hiệu quả một mặt phải có sự nỗ lực chủ động của bản thân từng hộ thì thơng tin mới được cập nhật và vận dụng thành kiến thức của nơng hộ, mặt khác cũng nên cần có chính sách khuyến khích từ phía Chính phủ. Kiến thức kỹ thuật sản xuất được vận dụng vào q trình sản xuất trong mẫu khảo sát có điểm trung bình 18/27, vận dụng kỹ thuật ở mức trung bình khá. Qua các giai đoạn từ làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, phân bón, phịng trừ sâu bệnh đến khai thác, kiến thức kỹ

thuật nơng dân ít biết đến đó là kỹ thuật chăm sóc và khai thác, đa phần các hộ có kiến thức về làm đất, thiết kế vườn và kỹ thuật phân bón, thuốc BVTV. Điểm KTNN từ chăm sóc vườn cây các hộ chỉ đạt 0.94/2, dưới mức trung bình và từ kỹ thuật khai thác đạt 7.32/12, ở mức trung bình. Khảo sát ảnh hưởng của các thành phần riêng biệt thuộc KTNN trong mơ hình 2 để làm rõ yếu tố tác động chính.

4.4.2.1 Hiểu cấu tạo và chức năng của thân cây cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp đến năng suất vườn cây của nông dân trong cao su huyện tân châu tỉnh tây ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)