5. Ý nghĩa nghiên cứu
1.5. Giả thuyết nghiên cứu
1.5.1. Mối quan hệ giữa tuổi của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Theo Karim và các cộng sự (2010) thì tuổi của ngân hàng thể hiện kinh nghiệm
của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng được thành lập càng sớm
thì càng có kinh nghiệm và do đó hiệu quả hoạt động càng gia tăng. Tuy nhiên yếu tố tuổi của ngân hàng chỉ có tác động ở một ngưỡng nhất định. Sở dĩ như vậy vì sau khi ngân hàng đạt đến một độ tuổi nhất định thì tác dụng tăng thêm của kinh nghiệm sẽ không đáng kể. Hơn nữa chúng ta cũng biết sau một số năm hoạt động nhất định thì ngân hàng cũng đã trang bị được về cơ bản các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình như hệ thống máy POS, ATM hay hệ thống phòng giao dịch … Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các hoạt động của mình để gia
Hiệu quả hoạt động NHTMCPVN
Tỷ suất sinh lời ROA
Quy mô ngân hàng
• Log (Tổng tài sản)
Cơ cấu tài chính
• Tỷ lệ vốn CSH / tổng tài sản
Hiệu quả quản lý
• Tỷ lệ chi phí / doanh thu
Rủi ro thanh khoản
• Tỷ lệ cho vay / tổng tiền gởi
• Tỷ lệ dự trữ thanh khoản / tổng tài sản
Rủi ro tín dụng
• Tỷ lệ cho vay / tổng tài sản
Thời gian hoạt động của ngân hàng
• Tuổi ngân hàng
Cơ cấu tài sản
tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động. Như vậy với kết quả của các nhà nghiên cứu trước tác giả đưa ra giả thuyết thứ nhất.
Giả thuyết 1 (H1): Tuổi ngân hàng có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.2. Mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Theo lý thuyết về sự tập trung của thị trường, top đầu những ngân hàng có quy mơ lớn có thể thơng đồng với nhau để nâng lãi suất cho vay và / hoặc giảm lãi suất huy động. Một trong hai hiệu ứng này sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua các giao dịch huy động hoặc cho vay (Fiona, 2006). Nhưng theo Barrett và Brady (2001) và DeYoung và các cộng sự (2004) thì so với các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ và trung bình phát triển nhanh hơn; mặc dù hoạt động chủ yếu dựa trên tiền gửi; có tỷ lệ vốn cao hơn; có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp nhưng không nhất thiết tỷ suất sinh lời trên tài sản cũng phải thấp hơn; có các khoản vay thẻ tín dụng và các khoản vay chứng khốn hóa càng ít, nhưng cho vay doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp nhiều hơn. Berger và các cộng sự (2005) tìm thấy rằng các ngân hàng lớn có xu hướng cho vay trên một địa bàn lớn hơn với thời gian ngắn hơn so với các ngân hàng nhỏ, trong khi các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp hạn chế trong khả năng đi vay và là người cho vay dành riêng cho khách hàng nhỏ. Tuy nhiên, Ely và Robinson (2001) cho thấy, thời gian qua, các ngân hàng lớn đã ngày càng phải cạnh tranh với các ngân hàng nhỏ trong lĩnh vực cho vay vốn kinh doanh nhỏ, có thể là do sự gia tăng sử dụng chấm điểm tín dụng. Ngân hàng nhỏ có nhiều phụ thuộc vào biên độ lãi ròng hơn các ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn có cả thu nhập và chi phí phi lãi cao hơn, nhưng sự khác biệt trước đây có xu hướng lớn hơn, được phản ánh trong tỷ lệ chi phí thấp hơn cho các ngân hàng lớn hơn. Theo kết quả nghiên cứu của I.Bader và các cộng sự (2008) thì các ngân hàng lớn có chi phí hoạt động cao hơn nhưng đồng thời cũng có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Như vậy có thể thấy, ngân hàng lớn có những lợi thế nhất định so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ nhưng do sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng cũng như khó khăn trong vấn đề cạnh tranh nên các ngân hàng lớn hiện tại cũng phải mở rộng các hoạt động của mình ra các lĩnh vực cũng như phân khúc thì trường mà trước kia chỉ có ngân hàng qui mơ nhỏ kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng nhỏ có những
lợi thế nhất định như chỉ tập trung vào những phân khúc thị trường truyền thống của mình do đó giảm bớt chi phí nghiên cứu cũng như chi phí để gia nhập vào nhiều thị trường mới và đa dạng hóa sản phẩm. Hơn nữa ngân hàng nhỏ sẽ có thể đạt được hiệu suất kinh doanh trên tổng tài sản cao hơn vì tập trung vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao chứ không phải kinh doanh đa dạng như ngân hàng lớn.
Giả thuyết 2 (H2): Quy mô ngân hàng có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài chính của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng của ngân hàng
Theo Garcia – Herrero và các cộng sự (2007) mức độ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng qua các kênh: có một lượng vốn chủ sở hữu tương đối sẽ gia tăng được khả năng cho vay từ đó làm gia tăng lợi nhuận; đối với ngân hàng có các cổ đơng lớn góp nhiều vốn mà hoạt động hiệu quả sẽ tạo động lực khuyến khích những cổ đông này gia tăng phần lợi nhuận giữ lại để tăng nguồn vốn kinh doanh, và dĩ nhiên với nguồn vốn lớn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn; có một nguồn vốn chủ sở hữu lớn là một căn cứ quan trọng cho uy tín của ngân hàng và do đó thu hút được nguồn vốn huy động lớn để tạo lợi nhuận; các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn có nhu cầu vay mượn ít hơn do đó giảm chi phí trả lãi. Trong các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối quan hệ thuận giữa cơ cấu tài chính của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng bao gồm: ở Mỹ (Berger, 1995), ở Châu Âu (Goddard và các cộng sự, 2004), 80 nền kinh tế công nghiệp mới nổi (Demirguc-Kunt,1999).
Giả thuyết 3 (H3): Cơ cấu tài chính có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.4. Mối quan hệ giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ này thể hiện hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, để tạo ra một đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Như vậy dễ dàng thấy được nếu tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Đã có một số các tác giả đưa biến số này vào nghiên cứu của mình như Tunga và các cộng sự (2004), Gaganis và các cộng sự (2006) hay Ravi & Pramoth (2008).
Giả thuyết 4 (H4): Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ngân hàng có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.5. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng động của ngân hàng
Rủi ro thanh khoản, phát sinh từ việc không có khả năng đáp ứng việc trả nợ hoặc tăng tài trợ tài sản có của bảng cân đối kế toán, được xem là một yếu tố quyết định quan trọng của lợi nhuận ngân hàng. Rủi ro thanh khoản được xác định bằng tỷ số cho vay trên huy động (lending to deposit ratio). Tỷ số này càng cao thì càng gia tăng khả năng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên huy động thấp thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng cho khách hàng (Trương Quang Thông, 2010). Những khoản cho vay lớn sẽ đem lại doanh thu từ lãi cao nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổng thể cao hơn, bên cạnh đó chúng ta cũng biết rằng số khoản cho vay càng nhiều thì càng gia tăng chi phí thẩm định hồ sơ, chi phí dịch vụ và chi phí quản lý (Garcia – Herrero và các cộng sự, 2007). Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng đầu tư càng ít vào các tài sản có tính thanh khoản cao chúng ta có thể mong đợi lợi nhuận được cao hơn (Eichengreen và Gibson, 2001).
Giả thuyết 5 (H5): Rủi ro thanh khoản ngân hàng có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.6. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Thị trường cho vay, đặc biệt là tín dụng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp, rất rủi ro tuy nhiên có lợi nhuận kỳ vọng lớn hơn các tài sản khác của ngân hàng, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ. Do đó, các nhà nghiên cứu sẽ mong đợi một mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và lợi nhuận (Bourke, 1989). Bên cạnh đó cũng đễ dàng thấy được là nếu ngân hàng gia tăng các khoản cho vay từ nguồn huy động tức là hiệu quả sử dụng vốn huy động được gia tăng. Vì chúng ta cũng biết rằng nguồn vốn huy động là nguồn vốn tốn chi phí, đầu tiên là chi phí lãi vay, nếu không tận dụng tốt nguồn vốn này sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng và đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả hoạt động.
Giả thuyết 6 (H6): Rủi ro tín dụng ngân hàng có quan hệ thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.5.7. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản của ngân hàng với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trong nghiên cứu của mình, Trương Quang Thơng (2010) đã sử dụng tỷ lệ dự trữ / tổng tài sản. Đây là một biến số đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM. Tỷ lệ càng nhỏ thì khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản càng yếu và ngược lại. Tuy vậy, nếu tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, vì dự trữ (tức tài sản thanh khoản) có mức sinh lợi thường thấp hơn nhiều so với các tài sản sinh lời khác. Ở đây tác giả so sánh trực tiếp tỷ lệ dự trữ với cho vay vì sự cân đối giữa nguồn vốn dự trữ với nguồn vốn được đưa vào kinh doanh sẽ cho thấy hiệu quả việc sử dụng nguồn lực đã được huy động của ngân hàng. Nếu ngân hàng dự trữ càng nhiều thì tính thanh khoản càng tăng nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực không cao và ngược lại.
Giả thuyết 7 (H7): Tỷ lệ dự trữ trên cho vay có quan hệ nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.6. Đo lường các biến 1.6.1. Biến phụ thuộc
Các nghiên cứu trước đây cho thấy để đánh giá hiệu quả các ngân hàng các tác giả thường sử dụng chỉ tiêu ROAA và ROAE chẳng hạn như Brown và Skully (2005), Kosmidou (2008). Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu như ROA và ROE như M. Bashir (2003), Huanga và các cộng sự (2004), Chen và Shih (2006), Kosmidou và Zopounidis (2008), Garza-Garcia (2011). Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) như sau:
ROA =
Thu nhập ròng Tổng tài sản
1.6.2. Biến độc lập
1.6.2.1. Tuổi ngân hàng (Bank’s age)
Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố thời gian hoạt động của ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động, luận văn sử dụng chỉ tiêu: Tuổi ngân hàng (là khoảng thời gian được tính theo năm kể từ khi ngân hàng bắt đầu hoạt động đến năm đang xét). Chỉ tiêu này được tính tốn như sau:
Age = Năm báo cáo tài chính – Năm thành lập ngân hàng
1.6.2.2. Quy mô ngân hàng (Bank’s size)
Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng. Chẳng hạn, Fiona (2006) sử dụng Ln (tổng tài sản), Gaganis và các cộng sự (2006), Lanine và Vennet (2006) sử dụng log (tổng tài sản), Huanga và các cộng sự (2004), Chen và Shih (2006) thì sử dụng giá trị tổng tài sản để đại diện cho quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lấy tổng giá trị tài sản để đại diện cho quy mô ngân hàng thì sẽ có khoảng cách khá xa giữa các nhóm ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy. Vì vậy luận văn sử dụng chỉ tiêu được tính tốn dựa trên Log (tổng giá trị tài sản) của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính tốn như sau:
Size = Log (tổng tài sản)
1.6.2.3. Cơ cấu tài chính ngân hàng (Capital structure)
Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu này trong tác phẩm của mình trước đây bao gồm: Swicegood và Clark (2001), Kolari và các cộng sự (2002), Gaganis và các cộng sự (2006), Zhao và các cộng sự (2008). Luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để xác định cơ cấu tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính tốn như sau:
Capstr = Tổng vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
1.6.2.4. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Cost to income ratio)
Chỉ số này phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng, nó cho biết một đồng doanh thu có được từ hoạt động của ngân hàng phải tốn bao nhiêu đồng chi phí. Nếu chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng càng thấp và
ngược lại. Vì vậy theo ý kiến của tác giả chỉ tiêu này sẽ tác động nghịch chiều với hiệu
quả hoạt động của ngân hàng. Tác giả Tunga và các cộng sự (2004), Gaganis và các
cộng sự (2006), Ravi & Pramoodh (2008) cũng sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của mình. Trong luận văn chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:
Cost - income =
Tổng chi phí hoạt động
Thu lãi và các khoản tương đương + Thu từ các khoản phí và DV
1.6.2.5. Rủi ro thanh khoản (Liquid risk)
Rủi ro phát sinh khi ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để đáp ứng các nhu cầu về vốn khả dụng. Rủi ro thanh khoản không chỉ tác động đến từng ngân hàng riêng lẻ mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đối với từng ngân hàng, rủi ro thanh khoản sẽ làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi phí huy động tăng đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng), trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phá sản và sụp đổ của ngân hàng. Ví dụ như trong trường hợp của ngân hàng ACB khi thời gian vừa qua, khi có thơng tin khơng tốt về giám đốc ngân hàng làm khách hàng hoang mang và đến ngân hàng rút tiền ồ ạt đã gây những tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng. Đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung, việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo
sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng. Trong luận văn sử dụng chỉ tiêu đo lường khả
năng thanh khoản để đại diện, trước đây đã có các tác giả từng sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của mình như Lanine và Vennet (2006), Ravi và Pramoodh (2008) sử dụng công thức đo lường là tài sản thanh khoản / tổng tài sản cịn Zhao và các cộng sự (2008) thì lại sử dụng công thức (tiền mặt + cổ phiếu quỹ của Liên bang + tín phiếu kho bạc Mỹ + trái vụ của chính phủ Mỹ) / tổng tài sản, chỉ tiêu này trong luận văn được tính bằng hai cơng thức:
LDR = Cho vay ròng
Tổng tiền gởi
Và chỉ tiêu thứ hai thể hiện cho rủi ro thanh khoản trong đề tài tác giả sử dụng là trạng thái tiền mặt của ngân hàng:
Liq-risk = Tiền mặt tại quỹ + Tiền gởi ở các định chế tài chính Tổng tài sản của ngân hàng
1.6.2.6. Rủi ro tín dụng (Credit risk)
Rủi ro tín dụng sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu rủi ro tín dụng của ngân hàng cao, việc mất nợ xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong các nghiên cứu trước đây có tác giả Pasiouras và các cộng sự (2007) sử dụng chỉ tiêu cho vay ròng / tổng huy động và đi vay, hay như tác giả Apergis (2009) sử dụng chỉ tiêu tổng cho vay ròng / tổng tài sản trong nghiên cứu đối với ngân hàng Hy Lạp. Trong