Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

2.4. Giả thuyết nghiên cứu

- Số năm hoạt động của công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Công ty càng lâu đời càng chứng minh khả năng quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp tốt nên mới có thể tồn tại trong thị trường. Ngồi ra cịn tích lũy được một lượng khách hàng ổn định và có nguồn thu nhập ổn định hơn các cơng ty mới thành lập.

Giả thuyết H1: Số năm hoạt động của cơng ty có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

- Tăng trưởng doanh thu và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Cơng ty có doanh thu tăng hàng năm thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp nguồn thu để chi trả các chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân viên, lãi vay, chi phí quản lý khác…

Giả thuyết H2: Cơng ty có tăng trưởng doanh thu hàng năm có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

- Tăng trưởng tài sản cố định và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Đầu tư tăng tài sản cố định để tăng năng suất hàng năm là điều đương nhiên mà mỗi doanh nghiệp đều tiến hành khi mở rộng quy mô sản xuất. Điều này chứng tỏ khả năng phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, TSCĐ có thể là nguồn trả nợ phụ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tổn thất một khi cơng ty khơng cịn khả năng trả nợ ngân hàng.

Giả thuyết H3: Cơng ty có tăng trưởng tài sản cố định hàng năm có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Nếu doanh nghiệp khơng có lợi nhuận điều đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản tăng cao. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro mất vốn cao khi cho các doanh nghiệp này vay.

Giả thuyết H4: Công ty không có lợi nhuận có tác động dương (+) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

- Quy mô công ty và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Doanh nghiệp có quy mơ lớn với sức mạnh vể tài chính, tài sản, kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mơ nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm làm tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả hoạt động của DN. Do đó, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và lớn thường cao hơn so với các DN nhỏ.

Giả thuyết H5: Cơng ty có quy mơ vừa có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Giả thuyết H6: Cơng ty có quy mơ lớn có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

- Giới tính chủ sở hữu cơng ty là nữ và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng Giới tính chủ sở hữu công ty cũng có ảnh hưởng đến việc xét duyệt tín dụng của ngân hàng.

Giả thuyết H7: Cơng ty có chủ sở hữu là nữ có tác động dương (+) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

- Có tài khoản tại ngân hàng và khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Nếu DN có tài khoản tại ngân hàng thì ngân hàng có thể theo dõi các giao dịch cũng như dịng tiền của doanh nghiệp, khi có rủi ro xảy ra ngân hàng có thể phong tỏa tài khoản để đảm bảo quyền lợi cho mình. Ngồi ra điều này cịn chứng tỏ DN có mối quan hệ với

Giả thuyết H8: Cơng ty có tài khoản tại ngân hàng có tác động âm (-) đến khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng

Tác động của các biến độc lập lên khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ngân hàng được tóm tắt qua bảng sau:

Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết

Biến Định nghĩa Chiều hướng tác động đến

biến phụ thuộc

AGE Số năm hoạt động của công ty - SALESINC Tăng trưởng doanh thu -

FIXEDINC Tăng trưởng TSCĐ -

NOPROFIT Khơng có lợi nhuận + MEDIUM Quy mô công ty vừa (theo tồng nguồn

vốn và tùy ngành nghề)

- LARGE Quy mô công ty lớn (theo tổng nguồn

vốn và tùy ngành nghề)

- FEMALE Giới tính chủ sở hữu của công ty là nữ + ACCOUNTS Tài khoản ngân hàng -

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã mô tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 242 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (bao gồm sàn GDCK TP.HCM là 102 mẫu và sàn GDCK Hà Nội là 140 mẫu) trong khoảng thời gian 3 năm từ 2010-2012. Mơ hình nghiên cứu là mơ hình probit đa biến, biến phụ thuộc là biến không được vay vốn ngân hàng, biến độc lập bao gồm 8 biến: số năm hoạt động của công ty; tăng trưởng doanh thu; tăng trưởng TSCĐ; khơng có lợi nhuận; quy mơ cơng ty vừa; quy mơ cơng ty lớn; giới tính của chủ sở hữu cơng ty là nữ; tài khoản ngân hàng. Việc xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm SPSS 18.0 và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)