Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng không phải xây dựng được kinh tế thị trường là những phẩm chất tốt đẹp của con người tự hình thành trong xã hội. Có những lúc, những nơi, kinh tế thị trường không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà ngược lại làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh và lợi ích cá nhân, sẵn sàng chà đạp nên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý… Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường cũng gây ra những tác động xấu như: tệ nạn thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư trọng đạo. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá con người. Ngoài ra đi kèm với kinh tế thị trường là hàng loạt tệ nạn xã hội dễ đưa đến những rối loạn, khủng hoảng cho gia đình - tế bào của xã hội. Nạn cờ bạc rượu chè, mại dâm, ma tuý, buôn lậu, hối lộ, tham nhũng… những căn bệnh trầm kha không dễ khắc phục trong kinh tế thị trường. Như vậy, chúng ta có thể hình dung kinh tế thị trường như là con dao hai lưỡi, nếu dùng không cẩn thận thì rất dễ bị
2.3. Vận dụng triết học Mac-Lenin vào phát triển nhân cách conngười Việt Nam: người Việt Nam:
Từ việc nghiên cứu sự hình thành nhân cách theo chủ nghĩ Ma-Lenin, ta nhận thấy để phát triển nhân cách theo đúng con đường mà triết học đưa ra thì cần hội tụ đủ những yếu tố sau:
Thứ nhất, chúng ta phải luôn quan tâm đến lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất của những cá nhân cụ thể, đồng thời chú ý cải thiện điều kiện và môi trường sống cho họ.
Thứ hai, cần tạo môi trường thuận lợi để mọi người đều có thể cống hiến hết khả năng sáng tạo của mình. Cần phải thấy rằng, con người không dừng lại ở sự thoả mãn nhu cầu sinh học, mà luôn có xu hướng vươn tới những "tầng" nhu cầu cao hơn. Khi nhu cầu cống hiến được đáp ứng, nó sẽ trở thành động lực kích thích bản chất sáng tạo của mỗi con người và trên cơ sở đó, bản chất người cũng dần dần được hoàn thiện hơn.
Thứ ba, chúng ta không những phải tích cực xây dựng môi trường xã hội trong sạch, mà còn phải chủ động giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường tự nhiên, bởi đó là một trong những điều kiện căn bản để phát triển bền vững
Như vậy, để phát triển nhân cách con người Việt Nam ta có thể chia ra những khía cạnh sau:
Khía cạnh xã hội:
Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử –cụ thể mà cá nhân đó sống. Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của họ; mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiến bộ xã hội, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội…Nước ta đang hướng theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một điều hết sức đúng đắn. Bên cạnh đó nước ta cũng đang từng bước hiện đại hóa đất nước nhằm giúp nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn lực Việt Nam một cách toàn diện. Bởi con người trước hết phải đảm bảo đủ về mặt sinh học thì mới có thể phát triển nhân.
Bên cạnh đó, xã hội cần quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, người bị khuyết tật,…có như vậy mới tạo ra một xã hội trong sạch và bình đẳng, giúp hoàn thiện nhân cách, đạo đức “lá lành đùm lá rách”, hay sự yêu thương giữa người với người. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập xảy ra trong bộ máy nhà nước, giữa quan hệ người với người trong xã hội,…điều này đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn những nhân cách xấu này ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là ảnh hướng đến giới trẻ - những người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những cái xấu tiềm tang trong xã hội.
Cộng đồng cần đưa ra những hoạt động tích cực nhằm hướng đến xã hội trong sạch, bền vững…để giúp con người hoàn thiện hơn trong nhân cách, biết yêu thương con người va biết làm bạn với thiên nhiên như : các chiến dịch “ ngày phòng chống thuốc lá”, Tình nguyện mùa hè xanh, trồng cây ươm rừng, vệ sinh công cộng,….
Giáo dục:
giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo hướng hoàn thiện. Giáo dục ngay từ khi con người con nhỏ cho đền khi trưởng thành nhất là trong lứa tuổi đến trường vì trường học là môi trường trong sạch nhất và ảnh hưởng nhất đến con người. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng, giáo dục là phần phúc lợi xã hội nhằm xây dụng môi trường cho con người phát triển cả về mặt tài và đức. Giáo dục ở nước ta co những bước phát triển tốt đẹp như: Giáo dục vạch ra nhiều hướng hình thành và phát triển nhân cách từ khi còn nhỏ để dẫn dắt phát triển theo hướng mà xã hội công nhận. Điều nay được thực hiện thông
qua mục tiêu giáo dục và qua sự thực hiện mục tiêu đó của các cơ quan giáo dục trong và ngoài.
+ Giáo dục có thể đưa lại cho những đứa tr3 những yếu tố giúp ích cho sự hình thành nhân cách , đưa chúng đến gần với môi trường thiên nhiên để thông qua các hoạt động trong trường lớp.
+ Giáo dục có thể bù đắpcho những thiếu hụt ở một người bị tật hay bị bệnh nào đó gây ra.
+ Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí của một người theo yêu cầu xã hội.
Như vậy, giáo dục đóng vai trò to lớn trong hình thành nhân cách con người. Việt Nam ta hiện nay đang hết sức quan tâm đến vấn đề này va ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những tiêu cực vì vậy đòi hỏi nhà nước cần quan tâm hơn đến ngành giáo dục. Cần thúc đẩy và đưa giáo dục lên quan tâm hàng đầu nhằm đưa Việt Nam sánh vai cùng cường quốc năm châu.
Khía cạnh gia đình:
Theo triết học Mac-Lenin thì bản chất con nguời tốt hay xấu đều do tác động biện chứng lẫn nhau của tất cả các mối quan hệ xã hội. Trước nhất là mối quan hệ trong gia đình bởi “Gia đình là nền tảng của xã hội”. Từ mối quan hệ gia đình là mối quan hệ cơ bản nhất và gần gũi nhất để giáo dục cũng như để con người rèn luyệ nhân cách của mình ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Mối quan hệ xã hội sẽ tác động biện chứng với các mối quan hệ khác trong xã hội như: quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp…từ đó làm nhân cách con người hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, mỗi gia đình VIệt Nam cần phải là một xã hội trong sạch thu nhỏ, ông bà, cha, mẹ phải là những
người làm gương cho con cháu, phải có lối sống lành mạnh, biết yêu thương , chia sẽ với các thành viên trong gia đình….và cần phải hướng cho những thế hệ sau đi đúng hướng….có như vậy mới giúp xã hội trong sạch, giúp nhân cách con người Việt Nam và đất nước Việt Nam vươn lên tầm cao.
Bản thân mỗi người:
Bản thân mỗi người cần phải biết lựa chọn môi trường sống và tham gia vào những môi trường sống lành mạnh, loại bỏ những mội trường tiêu cực. Môi trường ở đây bao hàm toàn thể các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa , đạo đức, tâm ly, dư luận xã hội,…Bên cạnh đó, bản thân mỗi người cần tôn trọng và bảo vệ môi trường sống. Nếu con người tác động tiêu cực đến môi trường sống, đến giới tự nhiên như phá rừng, ô nhiễm môi trường sống thì đó cũng là những hành động phá hoại chính bản than mình. Mỗi người trong cộng đồng Việt Nam cần phải sống một cách chủ động , năng động trong học tập, trong công việc để luôn luôn sáng tạo va giữ vai trò là chủ thể của xã hội. Mỗi người cũng cần phải quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và cá nhân đồng thời phải tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh trong học tập và công việc. Có như vậy đất nước mới mới có thể phát, vươn cao, vươn xa xứng tầm thế giới nhờ những nhân cách với đầy đủ năng lực cũng như phẩm chất tốt của đất nước thông qua quá trình rèn luyện nhân cách lâu dài.
Khía cạnh pháp luật
+ Dùng pháp luật nhầm cải tạo nhân cách con người:
Trong xã hội luôn có những mặt tích cực và tiêu cực thì trong con người cũng vậy, sẽ có những nhân cách tốt và cũng có những nhân cách đi ngược lại với xã hội, đạo đức….đó chính là những hạng người tầm thường chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, nham hiểm, ác độc, lừa đảo, nóng nảy, cố chấp, hẹp hòi... làm
ảnh hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến chính bản thân họ - vì họ không nhận thức đúng đắn về những hành vi của mình là sai hay đúng? Nên hay không nên? Chính vì lẽ đó, pháp luật được thực thì nhằm đem họ về với cộng đồng , xả hội, về với nhân cách của một con người theo một hướng tốt đẹp. Luật pháp cần được đưa ra và áp dụng xử lý khi đã có dấu hiệu phạm tội, chế tài để không cho kẻ đó tái phạm.
Tuy nhiên, đối với những người đã hoàn lương, xã hội cần phải nhìn nhận học bới chỉ có cộng đồng mới có thể giúp họ quay lại con đường lương thiện, nếu xã hội ghét bỏ và quay lung lại với họ thì họ sẽ trở nên thất vọng và mất ý chí. Điều đó cho thấy, cộng đồng và xã hội đóng vai trò to lớn trong nhân cách con người, đặc biệt là đối với người VIệt Nam, tinh dân tộc luôn được dặt lên vị trí hàng đầu.
+Khống chế văn hóa phẩm độc hại làm ảnh hưởng nhân cách con người:
Cỏ dại luôn luôn dễ mọc. Cây lương thực luôn luôn khó trồng tỉa. Cũng vậy, bản năng chấp ngã, ích kỷ, hưởng thụ của con người rất dễ nẩy nở phát triển, trong khi tâm hồn vị tha, nhu hòa, tha thứ rất khó nuôi trồng giữ gìn. Những tác phẩm văn hóa độc hại giống như những thùng phân bón vào cánh đồng cỏ ác độc trong tâm hồn con người. Chính vì thế việc ban hành lệnh cấm đối với những thứ văn hóa phẩm độc hại, kích thích bạo lực,…là điều nhất thiết phải làm nhằm tạo cho con người mội trường sống trong sạch, môi trường có trong sạch thì con ngưới mới có thể phát triển theo hướng đúng đắn.
sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó.
Nếu chỉ dừng lại ở một số thuộc tính sinh học của con người thì không thể giải thích được bản chất của con người, con người là một thực thể đặc biệt hoạt động có ý thức, có khả năng sáng tạo cho mình. Từ tự nhiên và chính trong quá trình hoạt động đó những quan hệ xã hội được hình thành và phát triển mạnh mẽ tới nhân cách con người như C.mac đã viết “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội”.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, môi trường có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách; vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, thiết nghĩ, là điều cần thiết. Ngược lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
(2) Xem: Nguyễn Trọng Chuẩn. Một vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ
giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội trong con người. Tạp chí Triết
học, số 3, 1992, tr.13.
(3) Dẫn theo: Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, t.1. Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1993, tr.26.
(4) Dẫn theo: Nguyễn Hào Hải. Mấy nét về chủ nghĩa sinh học xã hội.Tạp chí Triết học, số 3, 1992, tr.66-67.
(5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.171.
(6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.2, tr.200. (7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.169. (8) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.3, tr.26.
(9) Dẫn theo: GS.VS.Phạm Minh Hạc, PGS.TS. Lê Đức Phúc (chủ biên). Một
số vấn đề nghiên cứu nhân cách. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.15.
1. Tham khảo: TS Nguyễn Viết Thông ( tổng chủ biên,2009), Giáo trình
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, NXB chính trị quốc
gia,Hà Nội.
2. Tham khảo: C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3.Tham khảo:
http://www.vientriethoc.com.vn/?