Biến Định nghĩa biến Ghi chú
BH
Đo lường có BHYTTN
hay khơng có. Nguời đuợc khảo sát có BHYTTN =1; Khơng có=0. Biến phụ thuộc HS1 Số lần KCB ngoại trú trong năm (ĐVT: lần). Tình tr ạ ng s ứ c kho ẻ HS2 Số lần KCB bệnh nội trú trong năm (ĐVT: lần).
Kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều với biến BH, tình trạng sức khỏe càng kém thì khả năng tham gia BHYTTN của nguời dân càng cao.
Chi phí y t
ế
HE_TE
Chi phí y tế trên tổng chi phí của hộ gia đình trong năm (ĐVT: %).
Kỳ vọng có tác động tích cực lên biến BH. HE_TE càng cao thì khả năng tham gia BHYTTN của nguời dân càng cao.
C1
Trình độ giáo dục của nguời được khảo sát: Đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) =1; chưa tốt nghiệp THCS=0.
Có mối quan hệ thuận chiều với biến BH. Nếu người được khảo sát đã tốt nghiệp THCS xác
suất mua BHYTTN sẽ cao hơn những người chưa tốt nghiệp THCS.
C2 Giới tính người được khảo sát. Nam=1; nữ=0
Người được khảo sát là nam thì khả năng mua BHYTTN sẽ cao hơn người nữ.
C3 Đo luờng số tuổi nguời
được khảo sát (ĐVT: tuổi).
Có mối quan hệ ngược chiều với biến BH. Tuổi càng cao khả năng tham gia BHYTTN của nguời dân càng thấp.
Đặ
c tính cá nhân
C4
Người được khảo sát thuộc dân tộc nào. Là dân tộc
thiểu số = 1; khác = 0.
Người được khảo sát là dân tộc thiểu số thì khả năng mua BHYTTN sẽ thấp hơn các dân tộc khác.
H1
Trình độ giáo dục của chủ hộ: Đã tốt nghiệp THCS =1; chưa tốt nghiệp THCS=0.
Có mối quan hệ thuận chiều với biến BH. Nếu chủ hộ đã tốt nghiệp THCS xác suất mua
BHYTTN cho các thành viên trong hộ sẽ cao hơn những chủ hộ chưa tốt nghiệp THCS. H2 Giới tính người được khảo
sát. Nam=1; nữ=0
Chủ hộ là nữ thì khả năng mua BHYTTN cho thành viên trong hgđ sẽ cao hơn người nam.
H3 Đo lường số tuổi của chủ hộ (ĐVT: tuổi).
Có mối quan hệ thuận chiều với biến BH. Tuổi càng cao khả năng tham gia BHYTTN càng cao.
H4 Số nguời trong hộ (ĐVT: người)
Có mối quan hệ nghịch chiều với biến BH. Hộ càng nhiều nguời khả năng tham gia BHYTTN càng thấp. Đặ c tính c ủ a h ộ gia đ ình H5
Chi tiêu bình quân đầu nguời của hộ. (ĐVT: triệu đồng)
Có tác động tích cực lên biến BH. Chi tiêu càng cao (thể hiện thu nhập càng cao) thì khả năng tham gia BHYTTN của nguời dân càng cao
Hình 3.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYTTN Số lần khám/chữa bệnh ngoại trú (HS1) Tình trạng sức khoẻ Số lần khám/chữa bệnh nội trú (HS2)
Chi phí y tế trên tổng chi phí (HE_TE) Chi phí y tế Q u y ế t đ ị nh mua BHYT TN (BH ) Trình độ giáo dục (C1) Giới tính (C2) Đặc tính cá nhân Tuổi tác (C3) Dân tộc (C4) Trình độ giáo dục của chủ hộ (H1) Giới tính của chủ hộ (H2) Tuổi tác của chủ hộ (H3) Đặc tính hộ gia đình
Quy mơ hộ gia đình (H4)
3 93.1.5. Dữ liệu
Đề tài sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2008 để chạy mơ
hình định lượng, đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở
Việt Nam. Sử dụng bộ VHLSS 2006 và 2008 để đánh giá tác động của lựa chọn ngược lên bội chi quỹ BHYT.
Đối tượng khảo sát: gồm các hộ gia đình, các thành viên hộ gia đình và các xã có
các hộ gia đình được khảo sát. Đơn vị khảo sát gồm hộ gia đình và xã được khảo sát. Phạm vi khảo sát: bao gồm tất cả các địa bàn, các xã được chọn thuộc 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời điểm khảo sát: gồm 2 kỳ vào tháng 5 và tháng 9. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ kéo dài 2 tháng.
Độ lớn của mẫu: Bộ VHLSS 2008 khảo sát trên 38.253 người trong đó có 7.242
người có BHYTTN và 16.161 khơng có BHYT.
Phần chạy mơ hình định lượng chỉ lựa chọn những đối tượng mà BHYTTN muốn hướng tới bao gồm những người khơng có BHYT và những người có BHYTTN (ngoại trừ những người có BHYTBB và trẻ em dưới 6 tuổi). Sau khi xử lý số liệu độ lớn của mẫu cịn 8.488 quan sát, trong đó có BHYTTN 2.701 người, cịn lại là khơng có BH.
2 23.2. Đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam
4 03.2.1. Thống kê mô tả số liệu
a) Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN và nhóm yếu tố thể hiện tình trạng sức khoẻ
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với số lần KCB ngoại trú được kiểm định ở phụ lục 8. Số lần KCB ngoại trú bình quân trong năm của nhóm khơng có BHYT
khơng có khác biệt đáng kể so với nhóm có BHYTTN (2.69 lần so với 2.64 lần).
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với số lần KCB nội trú được kiểm định ở phụ lục 9. Số lần KCB nội trú bình qn trong năm của nhóm có BHYTTN cao hơn
hẳn nhóm khơng có BHYT (0.22 lần so với 0.16 lần).
b) Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN và chi phí y tế
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với tỷ trọng chi phí y tế/tổng chi phí
được kiểm định ở phụ lục 10. Có sự khác biệt về chi phí y tế/tổng chi phí trung bình giữa
c) Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN và nhóm yếu tố thể hiện đặc tính cá nhân
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với trình độ giáo dục của người được khảo sát được kiểm định ở phụ lục 11. Trình độ giáo dục của người được khảo sát có liên hệ với quyết định mua BHYTTN. Những người đã tốt nghiệp THCS có tỷ lệ mua
BHYTTN là 32,5% trong khi tỷ lệ này ở nhóm chưa tốt nghiệp THCS là 30,4%.
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với giới tính của người được khảo sát
được kiểm định ở phụ lục 12. Có sự khác biệt về tỷ lệ mua BHYTTN theo giới tính, nam
có tỷ lệ mua BHYTTN cao hơn nữ, tỷ lệ này ở nam là 33,7% trong khi ở nữ là 30,5%.
Hình 3.2: Tỷ lệ BHYTTN theo trình độ giáo dục và giới tính của người được khảo sát
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ bộ số liệu VHLSS 2008
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với tuổi của người được khảo sát được kiểm định ở phụ lục 13. Có sự khác biệt về tuổi trung bình của người được khảo sát giữa nhóm có BHYTTN và nhóm khơng có BHYT. Tuổi trung bình của người được khảo sát
trong nhóm có BHYTTN thấp hơn hẳn nhóm khơng có BH (32.08 tuổi so với 42.18 tuổi). Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với dân tộc của người được khảo sát
được kiểm định ở phụ lục 14. Có sự khác biệt tương đối lớn về tỷ lệ mua BHYTTN theo
dân tộc. Dân tộc thiểu số có tỷ lệ mua BHYTTN thấp hơn các dân tộc khác (16,4% so với 32,5%).
Hình 3.3: Tỷ lệ BHYTTN theo dân tộc
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ bộ số liệu VHLSS 2008
d) Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN và nhóm yếu tố thể hiện đặc tính hộ gia đình
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với trình độ giáo dục của chủ hộ được kiểm định ở phụ lục 15. Trình độ giáo dục của chủ hộ khơng có liên hệ với quyết định mua BHYTTN. Chủ hộ đã tốt nghiệp THCS có tỷ lệ mua BHYTTN cao hơn không đáng kể những chủ hộ chưa tốt nghiệp THCS (32,2% so với 31,1%).
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với giới tính của chủ hộ được kiểm
định ở phụ lục 16. Giới tính của chủ hộ khơng có liên hệ với quyết định mua BHYTTN.
Chủ hộ là nữ có tỷ lệ mua BHYTTN cao hơn không đáng kể so với nam (32,2% so với 31,7%).
Hình 3.4: Tỷ lệ BHYTTN theo trình độ giáo dục và giới tính của chủ hộ
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với tuổi của chủ hộ được kiểm định ở phụ lục 17. Có sự khác biệt về tuổi trung bình của chủ hộ giữa nhóm có BHYTTN và nhóm khơng có BHYT. Tuổi trung bình của chủ hộ trong nhóm có BHYTTN thấp hơn nhóm khơng có BHYT (49,58 tuổi so với 50,38 tuổi).
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với quy mô hộ được kiểm định ở phụ
lục 18. Khơng có sự khác biệt về quy mơ hộ trung bình ở hai nhóm có BHYTTN và khơng có BHYT.
Mối quan hệ giữa quyết định mua BHYTTN với chi tiêu bình quân đầu người được kiểm định ở phụ lục 19. Có sự khác biệt về chi tiêu bình quân đầu người trung bình giữa
nhóm có BHYTTN và nhóm khơng có BHYT. Chi tiêu bình qn đầu người của nhóm có BHYTTN cao hơn so với nhóm khơng có BH (0,86 triệu/người/năm so với 0,78 triệu/người/năm).
4 13.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến