Bảng 4.1 : Thống kê đặc điểm nhân khẩu học
5.2 Hàm ý giải pháp
Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy có hai yếu tố tác động đến dự định nghỉ việc của giảng viên trường CĐ Cộng Đồng. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả chỉ chú trọng tập trung vào việc đưa ra giải pháp cho các nhân tố này.
5.2.1 Vấn đề về thu nhập:
Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy tiền lương là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với dự định nghỉ việc. Ngồi ra trong phân tích thống kê mơ tả thì tiền lương là nhóm yếu tố có mức độ thỏa mãn khơng cao. Vì vậy nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa đến yếu thu thập của các giảng viên.
Trường CĐ Cộng Đồng là trường công, các giảng viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước và theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước. Vì vậy nhà trường khơng thể tăng lương cho giảng viên, mà nhà trường chỉ có thể tập trung vào điều chỉnh tăng các khoản thu nhập tăng thêm ở mức hợp lý và các khoản thưởng vào các ngày lễ tết. Để đảm bảo nguồn thu cho việc tăng thêm thu nhập của giảng viên, trong những năm tới nhà trường cần tập trung vào hướng sau:
- Mở rộng thêm những ngành nghề đào tạo như: liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh để mở các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn theo yêu cầu của họ, hoặc liên kết với các trường Đại học trong và ngoài nước để mở các lớp như liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, Văn bằng hai, hệ tại chức....
- Hiện nay ban đêm hầu như khơng có lớp học, ban ngày các phịng học chưa được sử dụng hết cơng suất. Vì vậy nhà trường cần phải có giải pháp sử dụng hiệu quả hơn nữa cơ sở vật chất này như: cho các trường khác thuê lại cơ sở vật chất để mở các lớp học vào ban đêm.
- Mở các trung tâm ứng dụng như: (1) Khoa Cơ bản và khoa Cơng nghệ thơng tin có thể liên kết với nhau để phát triển hơn nữa trung tâm ngoại ngữ và tin học. (2) Khoa kinh tế có thể mở trung tâm hoặc bộ phận nhận làm số sách kế toán và báo cáo thuế. Trung tâm này không chỉ là nguồn thu nhập tăng thêm cho các giảng viên khoa Kinh tế nói riêng mà cịn cơ hội để các giảng viên tiếp xúc nhiều hơn với các tình huống thực tế, các sinh viên có cơ hội được cọ xát với thực tế, thực hành những tình huống thực tế chứ khơng phải là những tình huống theo lý thuyết. Giúp các em phần nào bớt bỡ ngỡ khi đi làm. (3) Hiện nay nhà trường có 2 xưởng thực hành cho khoa cơ khí và khoa điện được tỉnh đầu tư với máy móc tương đối hiện đại. Tuy nhiên 2 xưởng này chỉ được sử dụng khi có tiết thực hành của các lớp, thời gian còn lại hầu như bỏ khơng. Khoa Cơ khí, Điện – Điện tử nên kết hợp với việc làm gia cơng cơ khí, hoặc nhận sửa chửa từ bên ngồi. Qua đó giúp các giảng viên, sinh viên có thêm thu nhập và sinh viên có được cơ hội thực hành nhiều hơn.
- Bên cạnh đó nhà trường phải nâng cao chất lượng giảng dạy, làm tốt hơn nữa việc xây dựng thương hiệu của trường, marketing trường thông qua những kênh truyền thông, quảng bá thông qua cựu sinh viên của trường nhằm thu hút nguồn tuyển sinh hàng năm.
5.2.2 Tính chất cơng việc
Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy tính chất cơng việc có ảnh hưởng lớn thứ hai đến dự định nghỉ việc của giảng viên. Để tăng sự thỏa mãn của giảng viên đối với công việc. Nhà trường cần phải tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
- Phân công chuyên môn: Để đảm bảo được việc phân công cho giảng viên dạy đúng môn và chuyên ngành họ đã được đào tạo, cũng như sở thích của họ. Phịng đào tạo và trưởng, phó khoa/tổ chun mơn cần phải phối hợp với lấy ý kiến rà sốt lại trình độ chuyên môn của mỗi giảng viên, và lấy ý kiến của giảng viên. Bên cạnh đấy trường cũng phải lấy ý kiến của sinh viên đánh giá về nội dung giảng dạy của giảng viên. Để từ có sự phân cơng chun mơn phù hợp nhất.
- Tăng sự sáng tạo, thú vị trong công việc: Nhà trường cần phải khuyến khích các giảng viên thử nghiệm các phương pháp dạy học mới. Tổ chức các buổi thao giảng tồn trường, qua đó các giảng viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình thích hợp. Mời các chun gia về hướng dẫn hoặc cử giảng viên đi tập huấn về khóa học phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, những giảng viên sau khi đi tập huấn về thì phải tổ chức đào tạo lại cho các giảng viên khác. Ngoài ra nhà trường cũng cần tổ chức các cuộc thi về sáng kiến kinh nghiệm, kích thích và tạo điều kiện để giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp tỉnh...
- Tạo thách thức trong công việc: Mỗi học kỳ hoặc ít nhất hàng năm, nhà trường cần phải thực hiện các cuộc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về giảng viên. Qua đó lãnh đạo cũng như mỗi giảng viên sẽ thấy được sự hài lòng của sinh viên đối với từng giảng viên. Nhằm tạo ra áp lực lực đối với giảng viên, buộc họ phải tìm tự trau dồi thêm kiến thức chun mơn, học hỏi và tìm tịi kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Điều này sẽ phần nào làm cho giảng viên gắn bó và u thích cơng việc hơn. Đồng thời nhà trường cũng phải thành lập tổ hoặc phịng khảo thí nhằm mục đích thanh tra đột xuất hoặc định kỳ công tác chuẩn bị giảng dạy và đứng lớp của giảng viên, Tạo ra sức ép đồng thời kích giảng viên hồn thành tốt cơng việc
Theo kết quả phân tích One-way ANOVA thấy các giảng viên có trình độ cao học trở lên có dự định nghỉ việc cao hơn những giảng viên có trình độ đại học. Để các giảng viên sau khi học xong cao học nhất là những giảng viên đi học bằng kinh phí tự túc, nhà trường cần phải có giải pháp để họ gắn bó lâu dài với trường nhiều hơn nữa như tăng phụ cấp học hàm, học vị.