Thông tin trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 35 - 37)

1.3.3 .Kinh nghiệm kiểm soát rủi ro trên thị trường OTC tại Anh

2.1.2. Thị trường OTC tự do Việt nam

2.1.2.6. Thông tin trên thị trường

Để có thể mua một loại cổ phiếu trên thị trường OTC, các nhà đầu tư thường tìm kiếm từ các nguồn sau:

Thứ nhất, thơng tin từ các báo cáo tài chính:

Phần lớn các CTCP chưa niêm yết khơng có báo cáo tài chính được kiểm tốn do hiện nay Nhà nước mới dừng lại ở việc khuyến khích chứ khơng bắt buộc các doanh nghiệp này thực hiện kiểm tốn các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó do những mục đích khác nhau mà nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế tốn, báo cáo

tài chính (báo cáo thuế, vay vốn ngân hàng, điều hành nội bộ…). Mặt khác, việc có được một bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều khơng đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân các doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thơng tin nào khơng nên cơng bố. Do đó, việc thu thập thông tin từ bản thân doanh nghiệp qua con đường chính thức chỉ thực hiện được đối với những nhà đầu tư có mối liên hệ nhất định với cơng ty đó.

Thứ hai, thu thập thơng tin qua các cơ quan chức năng

Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch Đầu tư). Tuy nhiên việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc. Mặt khác, nếu có nộp báo cáo cho cơ quan chức năng thì các thông tin cũng rất chung chung. Nhưng các cơ quan chức năng khơng có tránh nhiệm và nghĩa vụ cơng bố các thơng tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thơng tin từ các cơ quan này gần như là nhiệm vụ là bất khả thi đối với các nhà đầu tư.

Ngịai ra, cịn có một tổ chức lưu trữ thơng tin về các doanh nghiệp đó là trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao.

Thứ ba, thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như các website chuyên về chứng khốn. Ví dụ: www.denhatchungkhoan.com, www.vietstock.com… hay các website của các cơng ty chứng khốn, tạp chí chứng khốn…Tuy nhiên nhược điểm của các nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao…

Thứ tư, thu thập thông tin từ các nguồn khác: đây là những nguồn thơng tin

khơng chính thức nhưng lại là những thơng tin quan trọng nhất làm cơ sở cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư.

- Thông tin lấy từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khốn. Trên thực tế, có những địa điểm (café chứng khốn) mà ở đó các nhà đầu tư tự do gặp gỡ, trao đổi thông tin về các loại chứng khốn, tình hình doanh nghiệp.

- Thơng tin được lấy khơng chính thức từ bên trong doanh nghiệp. Đối với thông tin này, nhà đầu tư bằng sự quen biết, hay bằng những kỹ thuật, chiến thuật riêng mà họ có thể lấy được từ những đầu mối quan trọng, phản ánh một cách chính xác tình hình, những biến cố xảy ra bên trong doanh nghiệp hay những cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Đây là những thông tin hết sức quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra các quyết định của mình.

Với những nguồn thơng tin nêu trên, khơng phải là căn cứ thật sự vững chắc để đưa ra quyết định đầu tư. Thực tế, nhiều quyết định mua bán được dựa trên cảm giác của nhà đầu tư. Do đó, nhiều loại chứng khốn được mua bán trên cơ sở tin đồn (tâm lý bầy đàn). Với những trường hợp như vậy, rủi ro đối với các nhà đầu tư là rất lớn. Khả năng thao túng của một nhóm nào đó là rất có thể xãy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường OTC việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)