Một số mơ hình nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)

2.5. Mơ hình nghiên cứu

2.5.1. Một số mơ hình nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng

Hiện nay có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên có thể chia các yếu tố ảnh hưởng này làm hai loại, đó là các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu đến tác động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính (thuộc yếu tố chủ quan) ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

2.5.1.1. Nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011)

Bài nghiên cứu này tìm hiểu tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại truyền thống và các ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 ngân hàng thương mại ở Pakistan bao gồm 06 ngân hàng thương mại truyền thống và 06 ngân hàng thương mại Hồi giáo tại Pakistan trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 để chạy mơ hình:

Trong đó:

: là tính thanh khoản của ngân hàng (Tiền mặt / tổng tài sản ngân hàng)

X1: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản ngân hàng)

X2: Suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng (lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / tổng tài sản ngân hàng)

X3: Vốn lưu động ròng (chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của ngân hàng) / tổng tài sản

X4: Hệ số an toàn vốn của ngân hàng được tính bằng ((vốn cấp 1 + vốn cấp 2) / tài sản rủi ro có trọng số)

X5: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng (lợi nhuận sau thuế ngân hàng / vốn cổ phần thường lưu hành)

20

Kết quả nghiên cứu: cho thấy có mối quan hệ dương và mạnh giữa tính thanh khoản của ngân hàng với các biến độc lập: Quy mô ngân hàng, vốn lưu động ròng ở cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thương mại truyền thống. Biến hệ số an toàn vốn và suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng cũng có tương quan dương với các ngân hàng nhưng tác động không đáng kể. Biến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng khơng có mối quan hệ trong bài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)