Các giải pháp chính sách cụ thể

Một phần của tài liệu Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển (Trang 36 - 38)

I – Thực trạng lao động ở Việt Nam

3.2.Các giải pháp chính sách cụ thể

2. Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nghề ở các làng nghề

3.2.Các giải pháp chính sách cụ thể

Thực hiện việc khuyến khích sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, lao động đến các vùng sâu vùng xa đề ra các chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động nhất là lao động nữ, lao động yếu thế.

Bổ sung nguồn vốn ngân sách cho CTMTQG về việc làm năm 2005 là 300 tỷ, 5 năm 2006 – 2010 là 2000 tỷ, bình quân mỗi năm 400 tỷ. Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm, tập trung chỉ đạo và hoàn thiện cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, củng cố nâng cao thị phần thị trường xuất khẩu lao động hiện có, tiếp tục mở rộng thị trường mới kể cả Trung Đông và Châu Phi, chú ý thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, MaLaySia, chấn chỉnh sắp xếp và đổi mới hoạt động lành mạnh của các doanh nghiệp XKLĐ.

Sắp xếp chấn chỉnh hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm trong cả nước riêng năm 2005 tiến hành xây dựng 3 trung tâm xúc tiến việc làm ở ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Phát triển hệ thống thông tin thị trường

lao động thông qua việc tổ chức hội chợ việc làm hàng năm ở các đô thị lớn. Khẩn trương xây dựng đề án thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động trong toàn quốc nhằm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về thị trường lao động của các doanh nghiệp và khu vực tạo điều kiện cho người tìm việc và việc tìm người. Nghiên cứu bổ sung các chính sách tháo gỡ nhằm khuyến khích các nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo mọi việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động vào làm việc trong các chương trình trọng điểm về thuỷ lợi, giao thông, các ngành xuất khẩu, chế biến thuỷ hải sản, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn ưu đãi để thu hút nhiều lao động.

Thực hiện việc phát triển các tổng công ty nhà nước, đổi mới và sắp xếp lại các DNNN, giải quyết tốt chính sách lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá. Tập trung chỉ đạo các địa phương giải quyết tốt việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động mất đất canh tác trong quá trình đô thị hoá và chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tổ chức tốt các hội trợ việc làm và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt CTQG về giải quyết việc làm năm 2006 – 2010.

Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế phát triển.

2. Tạp chí tổng quan về thị trường lao động.

3. Tạp chí kinh tế phát triển của Thạc sỹ Lê Mạnh Hùng. 4. Tạp chí dân số và phát triển (tháng 7-2003).

5.Tạp chí lao động và công đoàn (tháng 5 kỳ II năm 2005). 6. Tạp chí lao động và xã hội (Số 251 từ 16 đến 30/11/2004

Một phần của tài liệu Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển (Trang 36 - 38)