3.3 .3Kiểm định mô hình ROA
3.4 Kết quả nghiên cứu
Các mơ hình hồi quy xây dựng được:
Mơ hình 1: Mơ hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn
ROAi = 0.089 – 01.03TDTAi3 (R2# 40%)
Mơ hình 2: Mơ hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn CSH
Mơ hình 3: Mơ hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn trên tổng vốn
ROAi = 0.078 – 0.101 STDTAi3 (R2# 30%)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tỷ lệ nợ đều có ý nghĩa và có mức giải thích tốt cho mơ hình ở mức 30% (biến tỷ lệ nợ ngắn hạn), ở mức 48% (biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản), ở mức 52% (biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu). Tỷ lệ nợ có tác động âm đến HQKD. Và tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ ngắn hạn với biến HQKD. Như vậy trong mơ hình tác giả xây dựng thì chỉ có biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh đến HQKD; các biến tốc độ tăng trưởng, quy mô của DN và tỷ trọng tài sản cố định khơng có ảnh hưởng đến HQKD. Tác giả giải thích chi tiết kết quả nghiên cứu này như sau:
Tỷ lệ nợ
Các chỉ số đại diện cho tỷ lệ nợ như TDTA (tổng nợ trên tổng vốn), TDTE (tổng nợ trên vốn CSH) và STDTA (tổng nợ ngắn hạn trên tổng vốn) đều có ý nghĩa thống kê và có tác động rất mạnh đến HQKD được đại diện bởi chỉ số ROA, trong khi đó biến tỷ lệ nợ dài hạn được đại diện bởi chỉ số LTDTA thì có tác động khơng đáng kể đến ROA. Ở mọi mức tỷ lệ nợ, biến tỷ lệ nợ đều có tác động âm (-) đến HQKD, tức là sự tăng lên của tỷ lệ nợ sẽ làm cho HQKD sụt giảm, do đó tác giả
bác bỏ giả thuyết 1 và chấp nhận giả thuyết 2. Kết quả này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) và phù hợp với nghiên cứu của Weixu (2005), Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) trong trường hợp tỷ lệ nợ cao. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và HQKD là mối quan hệ phi tuyến bậc 3 với chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của mơ hình ở mức
khá, R2 của các mơ hình lần lượt là 30%, 48% và 52%. Kết quả nghiên cứu của
Weixu, Dimitris Margaritis và Maria Psillaki cũng chỉ ra được rằng giữa tỷ lệ nợ và HQKD tồn tại mối quan hệ phi tuyến bậc 2, bậc 3. Như vậy, kết quả nghiên cứu về sự tác động của tỷ lệ nợ đến HQKD là phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.
Tỷ lệ nợ tác động theo chiều âm (-) khá mạnh đến HQKD, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:
− Thứ nhất, theo lý thuyết về cơ cấu vốn thì tỷ lệ nợ gia tăng lợi nhuận của
cơng ty bởi lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ như “con dao 2 lưỡi”, nợ là địn bẩy để cơng ty gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận; nhưng đồng thời nếu sử dụng nợ khơng hiệu quả thì cũng rất dễ dàng đẩy cơng ty đến bờ vực phá sản. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nợ và HQKD ngược chiều nhau cho thấy các DN trong ngành xây dựng sử dụng nợ chưa hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ chưa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ.
− Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chưa hiệu
quả xuất phát từ bản thân DN quá lệ thuộc vào vay nợ. Hầu như các DN ngành xây dựng có mức tỷ lệ nợ trên tổng vốn ở mức trung bình là 70%, có DN thậm chí nợ/vốn CSH lớn hơn 10 lần. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi thì đây sẽ là địn bẩy để DN gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu của các DN được tính trung bình từ năm 2006 – 2010, trong khi đó khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối năm 2007 và cho đến bây giờ vẫn còn những hệ lụy của khủng hoảng như thị trường bất động sản giao dịch ảm đảm, lạm phát, lãi suất tăng cao. Do đó, trong giai đoạn này nếu như các DN nào có tỷ lệ nợ cao thì sẽ gặp nhiều bất lợi hơn bởi vì phải đối mặt với lãi suất vay nợ cao, trong khi đó đầu ra lại rất khó khăn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với dữ liệu và thời gian nghiên cứu.
Trong các biến tỷ lệ nợ thì biến TDTA, TDTE, STDTA có ý nghĩa thống kê với HQKD, biến tỷ lệ nợ dài hạn – LTDTA khơng có ý nghĩa thống kê. Ta thấy ý nghĩa này cũng hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các DN ngành xây dựng Việt Nam rất ít sử dụng nợ dài hạn, hầu như 90% trong tổng nợ là nợ ngắn hạn.
Quy mô của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này trong cả 3 mơ hình đều khơng có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 3, tức là quy mơ của DN khơng có
ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này khơng phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên
cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola (2010) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu (2005). Giả thuyết này không được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau: các DN có quy mơ lớn thì lợi nhuận sẽ tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không tăng hoặc tăng không đáng kể. Như vậy các DN có quy mơ lớn chưa chắc là kinh doanh hiệu quả hơn các DN có quy mơ nhỏ hơn.
Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này trong cả 3 mơ hình đều khơng có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 4, tức là tốc độ tăng trưởng của tổng
tài sản khơng có ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết
và kết quả nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu (2005). Giả thuyết này khơng được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau:
− Có thể đối với các DN, nguồn để tăng vốn kinh doanh trong năm sau là từ lợi
nhuận giữa lại. Đây là nguồn vốn DN sử dụng mà khơng phải trả phí, hay nói cách khác trong tất cả các nguồn vốn thì vốn từ lợi nhuận giữ lại có chi phí vốn thấp nhất. Do đó nếu vào năm sau, DN kinh doanh hiệu quả thì khi tăng vốn sẽ dẫn tới Doanh thu tăng, trong khi đó chi phí sử dụng vốn thấp nên lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể và kết quả là ROA tăng. Hay nói cách khác 1 đồng đầu tư tài sản tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận. Như vậy, trong trường hợp này tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản đã có tác động tích cực đến HQKD.
− Cịn đối với các DN xây dựng ở Việt Nam, nguồn để tăng vốn kinh doanh
trong năm sau chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này, nếu năm sau DN kinh doanh hiệu quả thì khi tăng vốn sẽ dẫn tới Doanh thu
tăng, tuy nhiên nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn nên chi phí sử dụng vốn cao, từ đó lợi nhuận tăng khơng đáng kể và kết quả là ROA chỉ duy trì một mức ổn định hoặc tăng chưa tương xứng. Hay nói cách khác, 1 đồng đầu tư tài sản chỉ tạo ra 1 đồng lợi nhuận. Vì vậy mà trong trường hợp này tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản khơng có tác động tới HQKD.
Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến này trong cả 3 mơ hình đều khơng có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 5, tức là tỷ lệ tài sản cố định trên
tổng tài sản khơng có ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này không phù hợp với lý
thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007). Giả thuyết này không được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau:
− Việc đầu tư vào tài sản cố định chưa hiệu quả: DN phải lựa chọn cơng nghệ,
máy móc thiết bị để đầu tư sao cho 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó HQKD (ROA) mới tăng.
− DN chưa sử dụng hiệu quả tài sản cố định: tài sản cố định chưa được sử dụng
hết cơng suất của nó cũng như chưa khai thác lợi thế trong việc sử dụng tài sản cố định thế chấp để vay nợ ngân hàng.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu, gồm: kết quả mô tả thống kê, kết quả mô tả hệ số tương quan, kết quả khảo sát và xây dựng các mơ hình hồi quy. Đồng thời tác giả kiểm định các vi phạm của 3 mơ hình bằng các trị thống kê. Từ đó tác giả kết luận về các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị được trình bày cụ thể ở chương 4.
CHƯƠNG 4:
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG
Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy trong 4 biến nghiên cứu gồm có: tỷ lệ nợ, quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng của tài sản cố định thì biến tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD mạnh nhất và sự tác động này là theo chiều âm (-). Tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện cơ cấu vốn của DN theo chiều hướng giảm thiểu nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, phát huy các kênh huy động vốn khác, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung và dài hạn để phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh.