3.2. Mơ hình tài chính cơng tỉnh Tun Quang
3.2.2.3. Phân chia theo ngành kinh tế
Có thể thấy rằng DNNN vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu NSĐP. Tuy nhiên để đánh giá tính bền vững của cơ cấu thu theo sở hữu lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đóng góp theo ngành sản xuất, kinh doanh.
Chính sách phát triển KT-XH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất, dù vậy nhìn vào tổng thể các khoản đóng góp theo cơ cấu ngành có thể dễ dàng nhận thấy mức đóng góp của hoạt động sản xuất xét về tỷ trọng có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn này. Ngược lại với xu hướng đó thu ngân sách từ hoạt động cơng nghiệp điện nước lại có mức gia tăng đáng kể, trong vịng 10 năm đóng góp vào ngân sách của khu vực này đã tăng gần 8 lần. Mức độ đóng góp của các ngành cơng nghiệp tương ứng với cơ cấu kinh tế của tỉnh, khi mà hoạt động sản xuất cơng nghiệp khơng phải là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào GDP tồn tỉnh. Trong khi đó, đóng góp vào ngân sách từ hoạt động dịch vụ lại có xu hướng mở rộng và phát triển.
Bảng 3.16. Cơ cấu thu ngân sách theo ngành
Đơn vị tính: triệu đồng Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu 44.929 45.644 51.793 59.632 85.185 92.214 98.212 109.795 146.026 178.841 Nông nghiệp 583 463 276 90 178 292 395 268 437 1.122 CN Khai thác 2.513 1.984 923 1.174 1.367 771 4.812 4.014 8.058 11.460 CN Sản xuất 25.209 25.534 19.647 14.320 16.215 17.404 19.103 27.594 17.749 26.775 CN Điện nước 4.514 3.809 2.965 4.251 3.482 2.099 1.843 14.641 43.698 34.790 Xây dựng 3.476 5.640 6.727 15.981 40.715 45.008 39.353 30.293 28.536 26.577 Dịch vụ 8.634 8.215 21.255 23.817 23.228 26.640 32.706 32.986 47.548 78.117 Cơ cấu 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nông nghiệp 1,3% 1,0% 0,5% 0,2% 0,2% 0,3% 0,4% 0,2% 0,3% 0,6% CN Khai thác 5,6% 4,3% 1,8% 2,0% 1,6% 0,8% 4,9% 3,7% 5,5% 6,4% CN Sản xuất 56,1% 55,9% 37,9% 24,0% 19,0% 18,9% 19,5% 25,1% 12,2% 15,0% CN Điện nước 10,0% 8,3% 5,7% 7,1% 4,1% 2,3% 1,9% 13,3% 29,9% 19,5% Xây dựng 7,7% 12,4% 13,0% 26,8% 47,8% 48,8% 40,1% 27,6% 19,5% 14,9% Dịch vụ 19,2% 18,0% 41,0% 39,9% 27,3% 28,9% 33,3% 30,0% 32,6% 43,7%
Đóng góp của doanh nghiệp xây dựng vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu thu, đặc biệt có những năm mức đóng góp của khu vực này chiếm tới gần 50% số thu ngân sách từ doanh nghiệp (năm 2005, 2006) và đây cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất của khu vực DNTN (chiếm khoảng 50% số thu từ DNTN). Dù vậy, đây là khoản thu không bền vững và có tính chất thăng giáng cao do nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự suy giảm kinh tế và chính sách chi tiêu cơng của chính phủ4.
Tóm lại, DNNN chiếm ưu thế trong nguồn thu ngân sách tỉnh, trong khi mức đóng góp của DNTN vào cơ cấu thu ngân sách lại khơng bền vững, thể hiện mức đóng góp cao của hoạt động xây dựng chiếm tới 50% đóng góp của loại hình doanh nghiệp này. Ngồi ra cơ cấu thu ngân sách của ngành sản xuất có sự sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2001-2010.