.2 Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 43)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tăng trưởng GDP

(%) 6.98% 7.13% 5.66% 5.40% 6.42% 6.24% 5.25%

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và dự phịng rủi ro tín dụng được thể hiện qua đồ thị sau: 6.98% 7.13% 5.66% 5.40% 6.42% 6.24% 5.25% 0.83% 0.60% 1.18% 1.01% 1.17% 1.30% 1.70% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDPGR LLR

Đồ thị 2.2: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với dự phịng rủi

ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam.

Nguồn: Dữ liệu báo cáo tài chính của 30 NHTMCP.

Năm 2006, kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt 6.98%, vốn đầu tư nước ngoài vượt mốc 10 tỷ USD, xuất khẩu đạt trên 39.6 tỷ USD. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tiếp theo. Năm 2006 cũng được coi là một năm thành công đối với ngành ngân hàng, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt đạt mục tiêu cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý. Lợi nhuận rịng trung bình của các ngân hàng ở mức khá cao là 13.46%. Đây là mức cao nhất trong thời gian từ năm 2006-2012. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trong nước đã có sự tích cực chuẩn bị để thích ứng với mơi trường cạnh tranh mới, đó là sự cải thiện năng lực tài chính, chuẩn bị cổ phần hố các ngân hàng thương mại quốc doanh, hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại cổ phần, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ, mở rộng nhanh mạng lưới hoạt động, hiện đại hóa cơng nghệ.

Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tồn diện trong hầu hết các lĩnh vực, GDP tăng trưởng 7.13%. Sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, biểu hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, riêng FDI đạt 20.3 tỷ USD, gấp đôi năm 2006; công nghiệp tăng 17.1%; xuất khẩu tiếp tục tăng 22%, đạt mức 48.4 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ quốc gia được bổ sung đáng kể. Nhiều dự án lớn, công nghệ cao đã được ký kết là cơ hội đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh thành tựu đạt được, năm 2007 nền kinh tế cũng bộc lộ những khó khăn cơ bản, đó là lạm phát cao 12.3% và nhập siêu tăng mạnh, thị truờng bất động sản biến động khơng bình thường. Hoạt động ngân hàng năm 2007 có nhiều thành cơng và góp phần đáng kể vào

tăng trưởng GDP. Toàn ngành ngân hàng, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế tăng 38% so với năm 2006. Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh khá ấn tượng. Lợi nhuận rịng trung bình của các NHTMCP đạt mức 11.91% (giảm 1.55% so với năm 2006).

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam vừa phải đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới vừa phải đối mặt với những khó khăn nội tại. Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng; lạm phát gia tăng; thâm hụt thương mại, tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý. Vào những tháng cuối năm 2008, rủi ro liên quan tới mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Hoa Kỳ đã thổi bùng lên cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và hậu quả là một loạt các quốc gia phát triển cho đến những nền kinh tế mới nổi trong tam giác tài chính Á-Âu-Mỹ nối tiếp nhau rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 5.66%. Trong tình hình khó khăn, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam vẫn đạt gần 63 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng chủ lực đều tăng hơn năm ngối như dầu thơ đạt 10.4 tỷ USD (tăng 23.1%), dệt may đạt 9.2 tỷ USD (tăng 17.5%), than đá đạt 1.5 tỷ USD (tăng 44.4%), gạo đạt 2.8 tỷ USD (tăng 94.6%).

Năm 2008, thị trường ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động lớn. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.

Tóm lại, năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát và nhập siêu tăng cao, thị trường chứng

khoán và bất động sản không ổn định, sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro; lợi nhuận rịng trung bình của các ngân hàng tiếp tục giảm 1.87% so với năm 2007, mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trung bình đã tăng lên 1.18% (tăng 0.58% so với năm 2007).

Tiếp nối đà suy thoái của năm 2008, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã tiếp tục suy giảm sâu trong nửa đầu năm 2009 nhưng đã dần hồi phục trong nửa cuối năm. Nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực (5.4%) trong khi vẫn giữ được lạm phát ở mức thấp (6.52%), FDI cam kết và giải ngân vẫn đạt mức cao, đời sống xã hội ổn định. Gói kích thích kinh tế của Chính phủ mà trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho hoạt động ngân hàng. Lợi nhuận rịng trung bình của các ngân hàng đạt mức 12.82% (tăng 2.78% so với năm 2008).

Năm 2010, nền kinh tế tồn cầu dù đã thốt khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hồn tồn hồi phục. Thêm vào đó, nhiều nguy cơ mới xuất hiện: khủng hoảng nợ công ở các quốc gia châu Âu, lạm phát cao ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, “chiến tranh tiền tệ”, và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh cịn đầy khó khăn, với sự điều hành linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng GDP là 6.42%, công nghiệp tăng 7.7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25.5% so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (11.75%). Một yếu tố không thuận lợi nữa là các tổ chức nước ngồi liên tiếp hạ bậc tín nhiệm tín dụng của Việt Nam do “những quan ngại liên quan đến cán cân thanh toán, và lạm phát gia tăng”. Đối với ngành ngân hàng, các ngân hàng trong hệ thống phải đối diện với nhiều khó khăn, như: sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an tồn theo thơng tư 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước. Kết quả kinh doanh năm 2010 đã phản ánh mức độ phân hoá trong ngành ngân hàng, một số ngân hàng vừa và lớn đạt hiệu quả kinh doanh tốt, song các ngân

lập dự phòng rủi ro trung bình của các ngân hàng tăng lên ở mức 1.17%; do đó lợi nhuận ròng của các ngân hàng giảm xuống mức 11.99%.

Năm 2011, nền kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Giá lương thực thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng cao; thị trường chứng khốn sụt giảm mạnh; khủng hoảng nợ cơng ở nhiều nước; tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia... tác động tiêu cực vào nền kinh tế Việt Nam. Sau nhiều năm áp dụng chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng nhưng cũng làm phát sinh những hệ quả tiêu cực. Lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối giảm mạnh gây áp lực lên thị trường tiền tệ và tỷ giá; giá vàng trên thị trường biến động bất thường. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn. Ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ thơng qua Nghị quyết 11 nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng tăng trưởng GDP của năm 2011 chỉ đạt 6.24%, tiếp tục giảm so với năm 2010. Hoạt động ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn, lợi nhuận rịng của các ngân hàng giảm so với năm 2010, mức trích lập dự phịng trung bình của các ngân hàng tiếp tục tăng cao (năm 2011 là 1.30%).

Kinh tế thế giới năm 2012 vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp và khó khăn kể từ đại khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và được đánh giá là chỉ mới đi được khoảng một nửa chặng đường dẫn tới hồi phục hoàn toàn. Các tổ chức quốc tế và tài chính phải liên tục hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với các dự báo trước đó, song dự báo cuối cùng đều cao hơn mức thực tế đạt được khi kết thúc năm 2012 (2,3%). Kinh tế Việt Nam vừa bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Chính phủ đã phải chuyển hướng phát triển với phương châm “ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý” đồng thời chủ trương nỗ lực tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế với ba chương trình: (i) cơ cấu lại hệ thống tài chính-ngân

hàng; (ii) cơ cấu lại đầu tư nhất là đầu tư công; (iii) cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên sự suy giảm mạnh của cầu trong nước cũng như quốc tế, cùng với bất ổn của môi trường kinh doanh đã làm suy yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, giảm mức độ hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong và ngồi nước, giảm lịng tin kinh doanh và lòng tin tiêu dùng, dẫn đến tình trạng kinh tế trì trệ, mức tăng trưởng khơng như kỳ vọng ban đầu. Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho phù hợp với diễn biến tình hình, song GDP 2012 trên thực tế chỉ tăng 5.25%, thấp hơn mục tiêu ban đầu là 6-6.5%.

Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam năm 2012 bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị-xã hội trái ngược nhau. Một mặt phải thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kéo lạm phát xuống một con số, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng; bảo đảm thanh khoản cho cả hệ thống và ngăn chặn đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém; xử lý nợ xấu cao và ngày một tăng nhanh để tạo điều kiện cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng. Mặt khác phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, để giảm bớt tình trạng khó khăn tài chính, đình đốn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, hạn chế thất nghiệp và khó khăn đời sống của dân cư.

Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam và hoạt động ngân hàng qua các năm từ 2006 đến 2012 cho thấy, mối tương quan giữa tăng trưởng GDP với dự phịng rủi ro tín dụng là ngược chiều. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển (tăng trưởng GDP tăng lên), các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đi vay có khả năng trả nợ tốt hơn, nên tỷ lệ nợ xấu giảm, vì vậy các ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, việc trả nợ vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cao để đề phòng rủi ro của khoản cho vay khách hàng.

2.2.2 Lãi suất

Có nhiều loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Do lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu do NHNN cơng bố

thường rất ít biến động nên luận văn sử dụng dữ liệu về lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)