Tổng hợp dấu kì vọng của các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động việt nam năm 2010 (Trang 66)

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Min Max Kì vọng

lnEARN 9,95 0,78 5,89 11,54 SCHOOL 8,81 4,79 0 20 + EXP 19,56 12,11 0 58 + EXP2 529,40 555,09 0 3.364 - PRIMA 0,20 0,40 0 1 - SECON 0,23 0,42 0 1 - HISCH 0,11 0,31 0 1 - UNIV 0,16 0,36 0 1 - HHOLD 0,46 0,50 0 1 - PRIVATE 0,19 0,39 0 1 +/- STATE 0,29 0,45 0 1 +/- INDUSTRY 0,46 0,50 0 1 + SERVICE 0,41 0,49 0 1 + URBAN 0,38 0,48 0 1 + GENDER 0,60 0,49 0 1 + ETHNIC 0,91 0,29 0 1 + Nguồn: Tổng hợp từ bộ dữ liệu VHLSS 2010, (n = 7.287)

Tóm lƣợc ý chính chƣơng 4:

Bộ dữ liệu khảo sát sử dụng trong đề tài bao gồm 7.287 quan sát. Các quan sát được phân bố trên cả 6 vùng địa lý, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Kết quả thống kê bước đầu trên bộ dữ liệu này cho thấy mức thu nhập trung bình của người lao động có sự khác nhau theo địa điểm hộ sinh sống. Cụ thể: ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình qn cao hơn nông thôn. Người lao động tại các vùng Đơng Nam bộ, đồng bằng sơng Hồng có mức thu nhập bình qn cao hơn so với vùng Tây nguyên và Trung du & miền núi phía bắc. Các kết quả phân tích phương sai cho thu nhập bình quân của người lao động cũng thay đổi theo các đặc tính của người lao động như: tuổi, học vấn, và loại hình kinh tế, ngành nghề kinh tế màngười lao động tham gia.

Ở cùng một mức học vấn, mức thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng gia tăng theo tuổi của người tham gia lao động tuy nhiên sự gia đăng này sẽ hết và bắt đầu giảm khi người lao động đến 1 ngưỡng tuổi nào đấy. Học vấn của người lao động càng cao thì thu nhập của họ theo đó càng tăng. Người lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp hoặc trong các loại hình kinh tế như kinh tế hộ - hợp tác xã có mức thu nhập khơng cao so với các ngành công nghiệp – dịch vụ hoặc các loại hình kinh tế như kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

CHƢƠNG V: ƢỚC LƢỢNG SUẤT SINH LỢI CỦA GIÁO DỤC

Mục đích của chương này ngồi việckiểm chứng mơ hình Mincer và các nhân tố liên quan đến thu nhập của người lao động, chương sẽ đi sâu phân tích suất sinh lợi trong giáo dục của người lao động trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, kết quả cịn được sử dụng để so sánh đối chiếu suất sinh lợi giữa các vùng.

Nội dung cụ thể sẽ tập trung vàoằmphần. Thứ nhất là trình bày các kết quả ước lượng cùng với các kết quả kiểm định mơ hình ước lượng theo năm cho cả nước, ước lượng cho từng vùng kinh tế và các đặc điểm quan sát. Thứ hai, tính tốn tỉ suất suất sinh lợi của 1 cấp học cụ thể cho cả nước, các vùng kinh tế và các đặc điểm quan sát khác.

5.1 Kết quả hồi quy suất sinh lợi trung bình theo năm đi học

5.1.1 Kiểm định mơ hình

5.1.1.1. Kiểm định biến nội sinh

Kết quả kiểm chứng hiệu quả của biến nội sinh cho thấy biến số năm đi học là biến nội sinh tốt trong đề tài.Ở mức ý nghĩa 5%, kết quả kiểm định biến nội sinh SCHOOL cho thấy đã bác bỏ giả thuyết cho rằng biến SCHOOL là biến ngoại sinh. Ngoài ra, với mức giải thích R bình phương hiệu chỉnh gần 70% cho thấy biến SCHOOL có ảnh hưởng lên khả năng giải thích của mơ hình [phụ lục 5.1].

5.1.1.2. Kiểm định biến cơng cụ IV

Các biến công cụ IV trong mơ hình bao gồm biến học vấn và tình trạng hơn nhân của cha/mẹ được sử dụng để ước lượng biến nội sinh là cần thiết. Kết quả cho thấy, việc sử dụng 2 biến công cụ trên trong việc ước lượng biến SCHOOL chưa đầy đủ (mức ý nghĩa 5%) [phụ lục 5.2].

5.1.1.3. Kiểm định đối chiếu hai mơ hình

Kết quả kiểm định Durbin - Wu - Hausman với giả thuyết Ho cho rằng khơng có sự khác biệt về các hệ số giữa hai mơ hình. Với mức p = 0,0002 (giá trị kiểm định chi bình phương bằng 13,5: phụ lục 5.3) thì có thể bác bỏ giả thuyếtHo. Mơ

hình hồi quy theo phương pháp 2SLS cho kết quả tốt hơn, nhất là về tính khơng thiên chệch của ước lượng.

5.1.1.4. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan

Hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình được khắc phục bằng kỹ thuật

robust (với tùy chọn robust sau câu lệnh ivreg của STATA). Tuy nhiên, để kiểm

chứng đề tài đã sử dụng phương pháp Cameron và Trivedi để kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy, mơ hình khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi (phụ lục 5.4).

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thì chúng ta thường xem xét các hệ số phóng đại phương sai VIF. Ngoại trừ hai biến số năm kinh nghiệm và số năm kinh nghiệm bình phương là có hệ số khuếch đại phương sai VIF lớn hơn 10 thì các biến cịn lại đều có VIF rất nhỏ so với 10.Theo Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự (2008) nếu VIF của một biến lớn hơn 10 thì biến này được coi là có cộng tuyến cao. Việc thêm biến số năm kinh nghiệm bình phương trong mơ hình Mincer nhằm mục đích khảo sát xu hướng gia tăng thu nhập theo số năm kinh nghiệm. Do vậy, không cần loại bỏ biến số năm kinh nghiệm bình phương này ra khỏi mơ hình mà kết quả ước lượng vẫn cho thấy một khả năng giải thích hiệu quả.

5.1.2Lợi suất trung bình theo số năm đi học trên cả nước

Kết quả cho thấy số năm đi học và số năm kinh nghiệm của người lao động có mối quan hệ thuận chiều với mức thu nhập trung bình của người lao động. Việc gia tăng thêm 1 năm đi học hoặc 1 năm kinh nghiệm sẽ làm cho mức thu nhập bình quân tăng thêm tương ứng là 5% và 5,5%. Tuy nhiên, sự gia tăng của mức thu nhập bình quân theo số năm kinh nghiệm chỉ diễn ra trong một giai đoạn đầu của số năm kinh nghiệm. Khi số năm kinh nghiệm càng cao và chạm mốc 26,7 năm thì mức thu nhập bình quân của người lao động bắt đầu chựng lại và có xu hướng giảm dần sau đó. Khi đó, nếu số năm đi học tiếp tục tăng thêm 1 năm sẽ làm cho mức thu nhập bình quân giảm 0,1%.

Phân theo thành phần kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là thành phần có mức lương bình quân cao nhất so với các thành phần kinh tế còn lại. So với thành phần kinh tế FDI, người lao động làm việc trong thành phần kinh tế hộ - hợp tác xã có mức thu nhập bình quân thấp hơn 56,5% và thấp nhất so với các thành phần kinh tế khác. Tương tự như vậy nhưng ở mức cao hơn, người lao động trong các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước đều có mức thu nhập bình qn thấp hơn so với thành phần kinh tế FDI lần lượt là 22% và 25,3%.

Phân theo ngành kinh tế, kết quả ước lượng mơ hình cho thấy nơng nghiệp là ngành có mức lương bình qn thấp hơn so với các ngành dịch vụ và cơng nghiệp. Điều này hồn tồn phù hợp với kết quả thống kê mơ tả ban đầu về mức thu nhập bình quân của người lao động trong các ngành kinh tế. Với hệ số ước lượng của ngành cơng nghiệp trong mơ hình hồi quy là 0,148 cho thấy trong cùng các điều kiện thì mức thu nhập bình qn của người lao động trong ngành cơng nghiệp cao hơn 14,8% so với người lao động làm việc trong ngành nơng nghiệp. Ngành dịch vụ là ngành có mức thu nhập cao nhất với mức thu nhập bình quân cao hơn 16,7% so với ngành nông nghiệp. Lao động có chun mơn cao và nhiều kĩ năng là yếu tốgiúp nâng cao thu nhập của người lao động trong ngành dịch vụ so với các ngành cơng nghiệp và nơng nghiệp.

Có sự chênh lệch thu nhập theo dân tộc, giới tính và địa điểm sinh sống làm việc của người lao động. Người lao động thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa có mức thu nhập bình quân cao hơn so với các dân tộc khác. Mức thu nhập bình quân của người lao động thuộc nhóm dân tộc Kinh – Hoa có mức thu nhập cao hơn 19% so với các dân tộc khác. Mức chi tiêu cho giáo dục hoặc nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục cao trong gia đình thuộc nhóm dân tộc này là một trong những nguyên nhân giải thích cho trường hợp này.

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, thu nhập trung bình của lao động nam cao hơn lao động nữ khoảng 26,4%. Mức chênh lệch này là mức chênh lệch trung bình của người lao động phân theo giới tính trong tồn mẫu khảo sát mà

Bảng 5.1: Kết quả hồi quy của thu nhập ngƣời lao động theo phƣơng pháp 2SLS Thu nhập của NLĐ Hệ số Sai số chuẩn mạnh Giá trị z P>|z|

Số năm đi học 0,050 0,004 13,1 0,000

Số năm kinh nghiệm 0,055 0,003 20,3 0,000

Số năm kinh nghiệm bình phương -0,001 0,000 -17,9 0,000

Kinh tế hộ - HTX -0,565 0,032 -17,6 0,000

Kinh tế tư nhân -0,220 0,032 -6,9 0,000

Kinh tế nhà nước -0,253 0,037 -6,9 0,000 Ngành công nghiệp 0,148 0,029 5,1 0,000 Ngành dịch vụ 0,167 0,033 5,1 0,000 Dân tộc 0,190 0,028 6,8 0,000 Thành thị 0,244 0,017 14,5 0,000 Giới tính 0,264 0,016 16,0 0,000 Hệ số cắt 8,790 0,055 160,4 0,000

R2 - hiệu chỉnh 0,343 Wald chi2 (11) = 3529,71

Instrumented: SCHOOL

Instruments: EXP EXP2 HHOLD PRIVATE STATE INDUSTRY SERVICE URBAN GENDER

Nguồn: Kết quả phân tích hồi qui từ bộ dữ liệu VHLSS 2010, (n = 7.287)

chưa tính đến yếu tố học vấn, kinh nghiệm, thành phần và loại hình kinh tế mà người lao động tham gia. Do vậy, để đánh giá chính xác hơn về sự chênh lệch (hay bất bình đẳng trong thu nhập) theo giới tính của người lao động rất cần thiết phải thực hiện những nghiên cứu sâu hơn trong từng yếu tố cụ thể như học vấn, tuổi của người lao động hoặc thành phần và loại hình kinh tế mà người lao động làm việc.

Người lao động sống hoặc làm việc tại khu vực thành thị có thu nhập bình quân cao hơn so với người lao động ở khu vực nông thôn. Mức chênh lệch về thu nhập bình quân ở 2 khu vực này là 24,4%. Đa phần người lao động ở nông thôn làm việc trong thành phần kinh tế hộ gia đình và hợp tác xã hoặc làm việc trong các ngành công nghiệp thâm dụng nhân công. Ở nông thôn, yếu tố về học vấn, chuyên

môn cao, kỹ năng được đặt ra với yêu cầu khơng cao trong những ngành này. Ngồi ra, phần lớn người lao động ở nông thôn sống và làm việc bằng nghề nông với mức thu nhập nhất nhất so với các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ.

5.1.3 Lợi suất trung bình theo năm đi học ở 6 vùng kinh tế

5.1.3.1 Theo số năm đi học

Thực hiện hồi quy hai bước cho mơ hình lợi suất trung bình theo số năm đi học (mơ hình 1) cho người lao động lần lượt ở 6 vùng nhằm đánh giá tổng quát về tình hình lợi suất trung bình ở 6 vùng này. Tất cả các kết quả hồi quy đều cho thấy mơ hình phù hợp với khung lý thuyết về suất sinh lợi trong giáo dục. Kết quả hồi quy cho 6 vùng được thể hiện tóm tắt ở bảng 5.2 bên dưới.

Kết quả cho thấy lợi suất trung bình cho mỗi năm đi học cao nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, tiếp đến là vùng trung du và miền núi phía bắc. Cứ mỗi năm gia tăng đi học của 2 vùng này sẽ giúp cho mức thu nhập trung bình của người lao động ở đó tăng tương ứng là 7,5% và 7,3% (mức ý nghĩa dưới 1%).Đây là yếu tố quan trọng để từ đó cải thiện thu nhập của người lao động ở hai vùng này.

Mặc dù là một trong những vùng có mức thu nhập bình quân trên mỗi lao động không cao, tuy nhiên, lợi suất sinh lợi ở vùng Tây Nguyên lại thấp nhất cả nước. Mỗi năm đi học tăng thêm chỉ cải thiện thêm 3,2% thu nhập bình quân của người lao động. Điều đó cho thấy, chính sách khuyến khích đi học ở các chương trình giáo dục cho người dân nói chung và người lao động nói riêng ở vùng này chưa mang lại hiệu quả tích cực. Điều kiện kinh tế khó khăn, cùng với hạn chế về mặt địa lý và mức đầu tư phát triển kinh tế ở vùng này chưa cao có thể là nguyên nhân giải thích cho việc lợi suất giáo dục thấp ở vùng này.

Đơng Nam bộ là vùng có mức thu nhập bình qn trên mỗi lao động cao nhất nước. Đây là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, hiện đại bậc nhất cả nước với đội ngũ lao động có kĩ năng và chuyên môn cao. Do vậy, lợi suất biên và lợi suất trung bình trong thu nhập của người lao động cũng tăng chậm dần theo số năm

thêm 3,5% thu nhập của người lao động thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là 5% [bảng 5.1].

Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Bắc trung bộ & dun hải miền Trung thì có mức lợi suất trung bình xấp xỉ nhau và bằng lợi suất trung bình theo số năm đi học của cả nước. Nhìn chung, việc tăng thêm mỗi năm đi học sẽ cải thiện được khoảng 5% thu nhập của người lao động ở các vùng này.

5.1.3.2 Theo thành phần và cơ cấu ngành kinh tế

Mức ý nghĩa của các biến đại diện cho các thành phần kinh tế khơng có ý nghĩa cao ở các mơ hình hồi quy của các vùng. Nhìn chung, có sự khác nhau về mức chênh lệc thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước so với kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ở các vùng. Cụ thể, ở vùng Trung du & miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung bộ & duyên hải miền Trung thì khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước có mức thu nhập cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các vùng cịn lại như đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên lại cho thấy điều ngược lại. Tuy nhiên, các sự so sánh này ở vùng Trung du & miền núi phía Bắc; vùng Bắc Trung bộ & duyên hải miền Trung và Tây Nguyên lại khơng có nghĩa thống kê ở mức 5%.

Sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân giữa thành phần kinh tế hộ với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ít nhất ở vùng Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung (24,7% với mức ý nghĩa 5%) và sự chênh lệch cao nhất ở 2 vùng đồng bằng (tương ứng 53,7% ở đồng bằng Sông Hồng và 55,9% ở đồng bằng Sông Cửu Long với mức ý nghĩa 1%).

Tương tự với thành phần kinh tế, các hệ số của biến cơ cấu ngành kinh tế cũng khơng có ý nghĩa thống kê cao như các biến số năm đi học hoặc số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt ở tất cả các vùng khi xem mức thu nhập bình quân của người lao động trong ngành nông nghiệp là thấp nhất so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự khác biệt về thu nhập của người lao động ở các vùng chỉ

xảy ra giữa hai ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Theo đó, ngoại trừ đồng bằng Sơng Cửu Long cho thấy mức thu nhập bình quân của người lao động ở ngành dịch vụ là cao hơn so với ngành công nghiệp (38,9% ở ngành dịch vụ so với 27% ở ngành nông nghiệp với mức ý nghĩa 1%) thì ở các vùng cịn lại đều cho thấy mức thu nhập trung bình của người lao động trong ngành công nghiệp cao hơn mức thu nhập trung bình trong ngành dịch vụ. Sự chênh lệch này được rõ nhất ở vùng Trung du và miền núi phía bắc, tuy nhiên, kết quả chưa có ý nghĩa thống kê.

5.1.3.3 Đặc điểm của người lao động

Người lao động ở vùng bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung cho thấy có sự chênh lệch lớn về mức thu nhập trung bình theo sắc tộc của gia đình. Theo đó, người lao động thuộc nhóm dân tộc kinh hoa có mức thu nhập bình qn cao hơn 41,1% so với các nhóm dân tộc khác (có ý nghĩa thống kê 1%). Kết quả cho thấy có sự khác biệt lớn về thu nhập theo nhóm các nhóm dân tộc ở vùng này. Ở các vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của giáo dục đến thu nhập của người lao động việt nam năm 2010 (Trang 66)