Thảo luận về kết quả ước lượng của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Thảo luận về kết quả ước lượng của mơ hình

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê với chủ đề “Báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012” đã làm một khảo sát về các nguyên nhân khiến doanh nghiệp phá sản. Kết quả cho thấy: 8 “Trong tổng số doanh nghiệp được hỏi có 69,6% số doanh nghiệp phản ánh nguyên nhân chính làm cho các doanh nghiệp phá sản, giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ; 28,2 % phản ánh do nguyên nhân thiếu vốn; 14,7% phản ánh nguyên nhân không tiêu thụ được sản phẩm; 11,7% doanh nghiệp khó khăn về địa điểm suất kinh doanh và 4,6% doanh nghiệp phải đóng cửa để thành lập doanh nghiệp mới/chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh; 4,6% doanh nghiệp đóng cửa để sáp nhập với doanh nghiệp khác.”

Cũng trong báo cáo này ngoài việc nêu lên những tác động bên ngoài tác động tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp trong nước như: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2012, bài báo cáo cũng làm một khảo sát về 11 yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có 6 yếu tố cản trở lớn nhất, đó là:“Lãi suất vay vốn quá cao là yếu tố cản trở hàng đầu (chiếm 27,2%); Lạm phát cao và biến động thất thường là yếu tố thứ hai (19,5%); Xếp vị trí thứ ba là khả năng tiếp cận vốn khó khăn (17,4%); Tiếp đến là các

8 Trang thông tin điện tử của Tổng cục thống kê. Báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh nghiệp năm 2012. Website: http://www.gso.gov.vn.

yếu tố về chi phí vận tải cao (9,7%); Điện cung cấp khơng ổn định (7%); Chính sách điều hành kinh tế khơng ổn định (7%)”. Khó khăn do tiếp cận vốn và nhu cầu thị trường trong nước giảm lại càng cao hơn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với nhiều tác động bên trong và bên ngoài là những lý do dẫn đến hàng loạt DN đang đứng bên bờ vực phá sản như hiện nay.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy các chỉ tiêu để dự doán phá sản doanh nghiệp nằm trong nhóm chỉ số địn bẩy tài chính và chỉ số sinh lợi. Sau thời gian nở rộ tín dụng ồ ạt, một số doanh nghiệp đầu tư sai mục đích vào bất động sản, đầu tư ngồi ngành tràn lan kéo theo tình trạng nợ xấu, buộc các ngân hàng phải siết chặt tín dụng. Do lãi suất vay vốn quá cao và khó tiếp cận nguồn vốn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, khiến hoạt động của doanh nghiệp ngày thu hẹp. Thêm vào đó, chi phí các yếu tố đầu vào như: chi phí vận tải, giá điện, nguyên liệu đầu vào quá cao…khiến lợi nhuận doanh nghiệp ngày càng teo tóp, bằng chứng là trong 2 năm 2012-2013 rất nhiều doanh nghiệp công bố phá sản, ngừng hoạt động, bị hủy niêm yết bắt buộc trên sản giao dịch vì thua lỗ nhiều năm liên tiếp.

Trong phần nghiên cứu định lượng, mơ hình nghiên cứu chỉ giữ lại hai biến số là: vốn luân chuyển ròng trên tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. Đây là 2 biến giải thích được 77.95% biến thiên của dữ liệu, cũng rất phù hợp với những những kết quả nghiên cứu trước và với kết quả khảo sát về những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phá sản của Tổng cục thơng kê (có liên quan đến nhân tố lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng tiếp cận, sử dụng vốn hợp lý).

Hai biến số được giữ lại của mơ hình nằm trong nhóm tỷ số địn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi:

R1: Vốn lưu động ròng/tổng tài sản: là chỉ tiêu đánh giá mức độ lành mạnh tài chính của doanh nghiệp. Ở đây vốn lưu động rịng được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn. Trường hợp R1 lớn hơn hoặc bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đúng mục đích (tức vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn). Ngược lại nếu R1 nhỏ hơn 0, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn dài hạn phải dùng vốn ngắn hạn để bù đắp. Như vậy, R1 càng nhỏ hơn 0 thì mức độ mất cân đối tài chính càng lớn và khả năng lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính/phá sản càng cao. Từ mơ hình nghiên cứu ta thấy hệ số hồi quy của biến R1- vốn lưu động ròng trên tổng tài sản là: - 15,183, nghịch biến với mơ hình dự báo. Nếu chỉ quan tâm đến chiều hướng của tác động thì ta thấy mơ hình ước lượng nghịch biến với xác suất Y=1 nên hệ số hồi quy của biến R1 âm thì biến R1 giảm sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1.

R2: lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp và là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá khả năng sinh lợi của mỗi doanh nghiệp và so sánh giữa các doanh nghiệp thì cần phải so sánh thêm chỉ tiêu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu để xem sự thay đổi của qui mơ. Có thể lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước nhưng chưa chắc đó là dấu hiệu tốt vì cịn phải xem xét thêm sự gia tăng lợi nhuận này có tương xứng với sự gia tăng tổng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư thêm hay khơng. Từ mơ hình nghiên cứu ta thấy hệ số hồi quy của biến R2- lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản là: – 135,662, nghịch biến với mơ hình dự báo. Nếu chỉ quan tâm đến chiều hướng của tác động thì ta thấy mơ hình ước lượng nghịch biến với xác suất Y=1 nên hệ số hồi quy của biến R2 âm thì biến R2 giảm sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1.

Ta thấy rằng các biến có ý nghĩa thống kê trong mơ hình là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước và với những phân tích về nguyên nhân phá sản/ kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính tại việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)