Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Bến Tre năm 2008-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 37)

qua tăng trưởng khá cao do chi nhánh đã chú trọng mở rộng dư nợ tín dụng bám sát theo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống, cho vay xây dựng các dự án khu dân cư, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ… Hoạt động tín dụng của chi nhánh đã kết hợp cho vay thông thường với cho vay theo các chương trình, dự án, cho vay theo chính sách của Nhà nước (cho vay thu mua lương thực, cá tra, cá ba sa, v.v…), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh được đánh giá đạt hiệu quả cao về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ và thu lãi từ tín dụng tăng đều qua các năm, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.

2.3.1 Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 2,957.0 100.0% 3,545.0 100.0% 4,469.0 100.0% Ngắn hạn 1,742.0 58.9% 2,029.0 57.2% 2,369.8 53.0% Trung hạn 1,012.0 34.2% 1,297.0 36.6% 1,854.8 41.5% Dài hạn 203.0 6.9% 219.0 6.2% 245.2 5.5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010)

Qua số liệu trên cho thấy dư nợ ngắn hạn là chủ yếu trong hoạt động cho vay và số tuyệt đối tăng liên tục giai đoạn 2008-2010. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 2,369.8 tỷ đồng, tăng 340.8 tỷ đồng so với năm 2009, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng dư nợ và tăng đều đặng qua các năm, năm 2010 dư nợ trung và dài hạn là 2,100 tỷ chiếm 47% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Về số tuyệt đối ta thấy được dư nợ ở tất cả cá kỳ hạn đều tăng lên, tuy nhiên về tỷ

trọng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng so với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn ngày càng tăng cao cho thấy dư nợ của ngân hàng đã dần ổn định và làm nguồn thu ngân hàng cũng ổn định, tuy nhiên ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro tín dụng, vì tín dụng trung dài hạn rủi ro cao hơn ngắn hạn.

2.3.2 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Nông nghiệp 1,920 64.90% 2,143 60.50% 2675 59.90% Công nghiệp-xây dựng 111 3.80% 215 6.10% 295 6.60% Thương mại-dịch vụ 508 17.20% 659 18.60% 825 18.50% Ngành khác 418 14.10% 528 14.90% 674 15.10% Tổng cộng 2,957 100.00% 3,545 100.00% 4,469 100.00%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010)

NHNo&PTNT Bến Tre có dư nợ trong lĩnh vực nơng nghiệp là chủ yếu, điều này là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu kinh tế hiện tại của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao. Việc hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực này sẽ làm cho rủi ro của chi nhánh tăng lên. Do đó chi nhánh cũng đã giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực này, từ 64.9% năm 2008 xuống cịn 59.9% năm 2010, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đầu tư tăng dần vào các ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.

2.3.3 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Hộ sản xuất 2,659 89.9% 3,110.58 87.7% 3,816.53 85.4% DN ngoài quốc doanh 297.55 10.1% 433.8 12.2% 651.694 14.6% Hợp tác xã 0.45 0.02% 0.62 0.02% 0.78 0.0% Tổng dư nợ 2,957 100.0% 3,545 100.0% 4,469 100.0%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010)

Cho vay đối với hộ sản xuất các năm qua tăng đều đặng. Năm 2009 dư nợ hộ sản xuất đạt 3,110.58 tỷ đồng, tăng 451.58 tỷ đồng tương ứng tăng 16.98% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010, dư nợ hộ sản xuất đạt 3,816.53 tỷ đồng, tăng 705.95 tỷ đồng tương ứng tăng 22.69% so với năm 2009. Dư nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của NHNo&PTNT Bến Tre. Mặc dù dư nợ của hộ sản xuất có tăng về mặc tuyệt đối, nhưng tỷ trọng dư nợ của hộ sản xuất đã có chiều hướng giảm dù tỷ trọng giảm khơng đáng kể. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tăng cường cho vay doanh nghiệp ngồi quốc doanh và hợp tác xã, tỷ trọng có tăng nhưng vẫn chiếm khơng đáng kể. Qua đó cho thấy NHNo&PTNT Bến Tre cũng đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu, tăng cường cho vay theo hướng đầu tư tăng dần vào các ngành công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ.

2.4 Đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre. 2.4.1 Dƣ nợ của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng của HSX NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng

Hộ sản xuất 2,659.00 89.92% 3,110.58 87.75% 3,816.53 85.40% Ngắn hạn 2,031.88 76.42% 2,205.90 70.92% 2,857.11 74.86% Trung, dài hạn 627.12 23.58% 904.68 29.08% 1,335.78 35.00% Tổng dư nợ 2,957.00 100.00% 3,545.00 100.00% 4,469.00 100.00%

0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hộ sản xuất Ngắn hạn Trung, dài hạn

Bất kỳ NHTM nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Do xác định khách hàng phục vụ chính là các hộ sản xuất, NHNo&PTNT Bến Tre ln phấn đấu tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Dư nợ tăng đều đặn qua các năm với tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất hàng năm này càng cao; cụ thể năm 2009 tốc độ tăng trưởng là 16.98% so với 2008, năm 2010 có tốc độ tăng trưởng là 22.7% so với năm 2009 .

Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất luôn lớn, tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn trong 3 năm đều chiếm xấp xỉ 70-76% tổng dư nợ của hộ sản xuất hàng năm. Do doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất qua 3 năm cũng rất cao, đều chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay kéo theo tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất cũng cao.

Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trên tổng dư nợ bình quân là 27%, đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu cần vốn trung, dài hạn của hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh, theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng dư nợ (mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam). Chỉ tiêu này tăng liên tục qua các năm đạt từ 23.58% đến 35% tổng dư nợ cho hộ sản xuất. Tỷ lệ này có thể cao thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn trung dài hạn của địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng NHTM. Tuy tình hình kinh tế khó khăn những năm vừa qua nhưng NHNo&PTNT Bến Tre vẫn không làm sụt giảm tỷ lệ này, mà ngày một gia tăng chứng tỏ ngân hàng vẫn đáp ứng khá tốt nhu

cầu trung, dài hạn của khách hàng. Qua đó thấy được sự chuyển dịch cơ cấu của hộ sản xuất đi vào chuyên sâu và lâu dài hơn.

2.4.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.9: Doanh số cho vay hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Ss 2009/2008 Ss 2010/2009 Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất 3,411.7 4,060.2 5,071.1 648.5 19.0% 1,010.9 24.9% Ngắn hạn 2,558.8 2,842.2 3,296.2 283.4 11.1% 454.1 16.0% Trung, dài hạn 852.9 1,218.1 1,774.9 365.1 42.8% 556.8 45.7%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNTBến Tre từ năm 2008-2010)

Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao so với cho vay trung và dài hạn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất của hộ sản xuất, hơn nữa Bến Tre là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng một phần không nhỏ là các ngành nghề đều có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh và đáp ứng vốn cho vật nuôi và trồng cây.

Cho vay trung, dài hạn tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất so với doanh số cho vay trung dài hạn của hộ sản xuất ngày càng giảm, cụ thể năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn của hộ sản xuất bằng 3 lần doanh số cho vay trung dài hạn và lần lượt chỉ còn 2.3 lần năm 2009, 1.8 lần năm 2010. Sự biến động tăng liên tục của doanh số cho vay trung, dài hạn qua 3 năm liền cho thấy nhu cầu đầu tư của các hộ sản xuất nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… trong tỉnh đang tăng dần và các dự án, phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế càng tăng.

2.4.3 Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.10: Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008- 2010

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Doanh số thu nợ HSX 752.7 949.7 1,254.60

Ngắn hạn 526.9 636.3 815.5

Trung, dài hạn 225.8 313.4 439.1

Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay HSX 22.10% 23.40% 24.70%

+ Ngắn hạn 20.60% 22.40% 24.70%

+ Trung, dài hạn 26.50% 25.70% 24.70%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNTBến Tre từ năm 2008-2010)

- 1,000.0 2,000.0 3,000.0 4,000.0 5,000.0 6,000.0 2008 2009 2010

Doanh số cho vay hộ sản xuất Doanh số thu nợ hộ sản xuất

Tình hình thu nợ qua 3 năm khơng có biến động nhiều, tuy nhiên tỉ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu đáng mừng về chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm. Tiền trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng thường lấy từ tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hố nơng nghiệp vẫn ở mức không cao và luôn biến động nhưng ngân hàng vẫn tăng trưởng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và đang trên đà tăng dần trong tổng thu nợ, điều này cũng phù hợp vì doanh số cho vay ngắn hạn đang chiếm tỷ trong cao trong tổng doanh số cho vay. Thu nợ trung, dài hạn trên doanh số cho vay trung dài hạn tương đối ổn định qua các năm, cho thấy các hộ vay nhằm mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị… đã mang lại hiệu quả.

2.4.4 Dƣ nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn cuả hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ 2008-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ hộ sản xuát 2,957 3,545 3,816.50

Nợ quá hạn hộ sản xuất 327.33 156.67 105.4

- Nợ quá hạn đến 90 ngày 285.11 128.65 88.96

- Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày 21.98 16.05 4.32

- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày 13.60 5.18 8.55

- Nợ quá hạn trên 360 ngày 6.64 6.8 3.57

Tỷ lệ nợ quá hạn 11.07% 4.42% 2.76%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010)

Theo bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hộ sản xuất trong chi nhánh năm 2008 chiếm 11.07% tổng dư nợ hộ sản xuất, năm 2009 nợ quá hạn là 156.67 tỷ đồng, giảm 260.33 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng mức giảm là 79.53%, thời gian này tỷ lệ nợ quá hạn của hộ sản xuất trong chi nhánh là 4,42%- một sự nổ lực đáng kể của chi nhánh. Tiếp tục với những bước nổ lực đã thực hiện, cuối năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm xuống chỉ còn 105.4 tỷ đồng, giảm 51.27 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 2,76%, điều này cho thấy chi nhánh đã cố gắng nổ lực để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp.

2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre.

Bảng 2.12: Dư nợ xấu cuả hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ 2008-2010 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Nhóm 3 (HSX) 21.98 0.83% 16.05 0.52% 4.32 0.11% Nhóm 4 (HSX) 13.60 0.51% 5.18 0.17% 8.55 0.22% Nhóm 5 (HSX) 6.64 0.25% 6.80 0.22% 3.57 0.09% Nợ xấu (Nhóm 3,4,5) 42.22 1.59% 28.02 0.90% 16.44 0.43% Tỷ lệ nợ xấu HSX /Tổng dư nợ HSX 1.59% 0.90% 0.43% Dư nợ HSX 2,659.00 3,110.58 3,816.53

Nợ xấu toàn Chi

nhánh 56.70 31.85 21.80

Tỉ lệ nợ xấu HSX /Tỷ lệ nợ xấu toàn Chi nhánh

74.46% 87.97% 75.41%

Tỉ lệ nợ xấu HSX /Dư

nợ toàn Chi nhánh 1.43% 0.79% 0.37%

Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất trên tổng dư nợ hộ sản xuất của chi nhánh ở mức thấp và giảm dần qua các năm, từ 1.6% năm 2008, 0.9% năm 2009 và giảm xuống cịn 0.43% năm 2010. Đây chính là kết quả của việc chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, hạn chế cho vay đối với những khách hàng có nợ xấu, tích cực đơn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, xử lý rủi ro…trong đó thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro là những nguyên nhân chính làm cho nợ xấu các năm 2008, 2009 giảm mạnh. Trong năm 2008 chi nhánh đã xử lý rủi ro 72 tỷ đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro là 61 tỷ đồng, năm 2009 xử lý rủi ro 45,1 tỷ đồng, thu hồi nợ đã xử lý là 75,7 tỷ đồng.

Nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất bình quân chiếm 76% trong tổng nợ xấu toàn chi nhánh. Đây là kết quả tất yếu vì với hàng ngàn hộ vay vốn với hàng vạn lượt vay, đồng thời các hộ sản xuất vay vốn đều sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nên mức độ rủi ro tín dụng trong khu vực này sẽ cao hơn nhiều những khu vực khác. Để giảm nợ xấu trong ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín

dụng thì cần phải giảm nợ xấu trong tín dụng hộ sản xuất, biểu hiện là sự tăng, giảm nợ xấu của hộ sản xuất đã kéo theo sự tăng, giảm nợ xấu trong toàn ngân hàng trong thời gian qua.

Theo bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất trên tổng dư nợ của NHNo&PTNT Bến Tre ở mức khá thấp và đã đạt được được kế hoạch do TW giao là tỷ lệ này < 5%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho NHNo&PTNT Bến Tre, đồng thời chỉ tiêu này cũng là định hướng phát triển của chi nhánh những năm tiếp theo. Kinh tế đang dần khôi phục nên tỷ lệ nợ xấu đang giảm dần. Năm 2008 tỷ lệ này tăng cao nhất là 1.428%, một phần là do tình hình kinh tế năm 2008 gặp khó khăn nên khiến cho nhiều hộ không trả được nợ, mặc khác là do tổng dư nợ cho vay năm 2008 không thấp nhất so với hai năm còn lại. Hai vấn đề này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre (Trang 37)