Mức giá đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 46)

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015

Giá tiêu thụ bình quân

(theo kịch bản cơ sở) đồng/m3 3.906 4.105 4.349 4.663 5.075 Mức giá đề xuất - Mức giá trong định mức - 3.695 3.914 4.196 4.567 - Mức giá ngoài định mức - 4.848 5.137 5.507 5.994 Làm tròn - Mức giá trong định mức - 3.700 4.000 4.200 4.600 - Mức giá ngoài định mức - 4.900 5.200 5.500 6.000

5.3. 3 4Đánh giá tính khả thi của giá nước mới

Mục tiêu của chính sách giá nước ở nơng thơn là giúp nhiều người được sử dụng nước sạch. Do vậy, giá nước phải phù hợp với khả năng chi trả của họ, hiểu theo cách khác là giá nước phải ở mức mà người dân có thể chấp nhận và ủng hộ. Dựa trên bộ dữ liệu thu thập được từ kết quả phỏng vấn hộ gia đình, nghiên cứu này ước lượng xác suất mà hộ dân ủng hộ giá nước mới (đối với mức giá trong định mức – 3.700 đồng/m3) để đánh giá tính khả thi của chính sách.

Xác suất hộ dân ủng hộ giá nước mới được ước lượng bằng mơ hình hồi qui logistic (logit), trong đó biến phụ thuộc là xác suất, biến độc lập là các biến về tình hình kinh tế xã hội, nhân khẩu học, tình trạng sử dụng nước của hộ …

Từ bộ dữ liệu phỏng vấn hộ gia đình, xây dựng được mơ hình ước lượng như sau3 0

31:

Trong đó Pi là xác suất hộ dân thứ i ủng hộ giá nước mới

Kết quả ước lượng cho thấy, đối với một hộ dân trung bình ở nơng thôn (giá trị các biến độc lập ở mức trung bình) xác suất ủng hộ giá nước mới là 64,3%. Ở mức ý nghĩa 5% thì giá trị này dao động trong khoảng 53,8% - 74,2%. Như vậy, về cơ bản hộ dân ở nông thôn ủng hộ giá nước mới.

Xét riêng tác động của từng yếu tố đến sự thay đổi của xác suất ủng hộ giá nước mới thì khi mức sống của hộ tăng lên (được thể hiện qua tài sản), xác suất này có khuynh hướng tăng dần và đạt trên 50% đối với những hộ có tài sản từ mức 5 trở lên (tức là có khả năng mua sắm và sử dụng các vật dụng thiết yếu như xe gắn máy, quạt máy, tivi, tủ lạnh, điện thoại di động …), hiện nay ở nơng thơn tỉ lệ hộ dân có mức sống như thế này tương đối nhiều. Xác suất này giảm dần khi tuổi của chủ hộ càng cao và chỉ dưới 50% đối với những chủ hộ từ 67 tuổi trở lên.

Tóm lại, mơ hình này khẳng định rằng nếu thành phố tăng giá nước lên 3.700 đồng/m3

thì người dân nông thôn vẫn ủng hộ giá nước mới.

31 Trong phụ lục 9 có trình bày chi tiết các giả thiết, các bước xây dựng mơ hình, ý nghĩa các hệ số hồi qui và các vấn đề khác có liên quan đến mơ hình. 

1 2CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Sử dụng nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống, là phúc lợi cơ bản đối với người dân mà nhà nước cần đặt ưu tiên lên hàng đầu. TP.HCM là thành phố lớn, kinh tế xã hội phát triển nhưng đến nay vẫn còn nhiều người dân ở nông thôn chưa được tiếp cận với phúc lợi cơ bản đó. Các tính tốn và phân tích ở những chương trước đã chứng minh rằng chính sách giá nước cũ đối với nông thôn, từ bên ngồi nhìn vào với mức giá thấp, tưởng là có lợi cho dân, nhưng đi vào tìm hiểu mới thấy khuyết điểm của nó. Chính sách giá nước cũ kết hợp với cơ chế hoạt động của TT.NSH-VSMTNT, vơ tình trở thành rào cản đối với việc phát triển sự nghiệp cấp nước ở nông thôn. Thành phố qui định mức giá thấp, thấp hơn chi phí sản xuất, thấp hơn mức người dân sẵn lịng trả, khiến nguồn thu khơng đủ trang trải, mạng lưới cấp nước chậm mở rộng, thay vì được dùng nước sạch từ mạng lưới cấp nước của thành phố, người dân nông thôn phải khoan giếng lấy nước, nơi nào khó khăn thì phải câu nhờ đồng hồ hoặc mua nước từ những người khác với giá bán cao hơn so qui định mà chất lượng không thể đảm bảo.

Như vậy, để giải quyết tình trạng trên, vấn đề cơ bản là cần đảm bảo đủ nguồn thu cho hoạt động cấp nước ở nơng thơn, cụ thể là kinh phí hoạt động cho TT.NSH-VSMTNT. Việc tính tốn giá tiêu thụ bình qn theo hướng đảm bảo giá thành toàn bộ và có lợi nhuận, cùng với ước lượng WTP của người dân nông thôn đối với nước sinh hoạt đã cho thấy người dân sẵn lòng trả cao hơn mức giá do thành phố qui định, do đó thành phố hồn tồn có cơ sở để điều chỉnh mức giá mới bằng với mức giá tiêu thụ bình qn theo tính tốn (trong kịch bản cơ sở), bắt đầu từ năm 2012. Điều này cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách. Mức giá mới tính theo mặt bằng chung ở nông thôn và cao hơn mức giá hiện hành nên sẽ là khó khăn đối với những hộ nghèo. Do đó, cùng với việc qui định mức giá mới, thành phố cần có những chính sách hỗ trợ đối với những hộ này.

Điểm tiếp theo, kết quả tính tốn giá thành sản xuất nước sạch ở chương 4 đã cho thấy ngoài kịch bản cơ sở, khi càng mở rộng qui mô, tăng lượng nước sản xuất thì sẽ tận dụng

được lợi thế theo qui mô3 1

32. Do vậy, thành phố cần thúc đẩy tiến độ đầu tư, mở rộng mạng lưới, người dân vừa có nhiều nước mà giảm được giá thành.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới cấp nước, thành phố cần theo dõi và quản lý tình trạng khoan giếng lấy nước của hộ dân. Đối với những khu vực chưa có nước máy, việc khoan giếng để lấy nước là cần thiết nhằm đảm bảo cho sinh hoạt, nhưng đối với những vùng đã có nước máy thì cần hạn chế việc sử dụng giếng bởi điều đó ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng ở nông thôn, về lâu dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một vấn đề khác là cần phải xem lại cách đánh giá về sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn theo đúng với bản chất của nó. Sử dụng nước sạch không phải chỉ là sạch về mặt cảm quan mà còn phải đạt tiêu chuẩn về mặt y tế, an toàn cho sức khỏe; sử dụng nước sạch không chỉ là số người được dùng nước, lượng nước được dùng mà còn là mức giá là người dân có thể mua được và mức độ tiếp cận với nước sạch. Thành tích 100% dân số ở nơng thơn được sử dụng nước sạch chẳng có ý nghĩa nếu vẫn còn nhiều người hàng ngày phải lặn lội đi xa để mua nước, mua với giá cao và nhất là đối với những người nghèo. Do đó thành phố cần phải xem xét, điều chỉnh lại chỉ tiêu đánh giá về sử dụng nước sinh hoạt, chỉ có đánh giá đúng bản chất sự việc thì mới có cái nhìn đúng và có thể đề ra được giải pháp phù hợp cho vấn đề nước sinh hoạt ở nông thôn.

Một số kiến nghị UBND thành phố:

- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT (TT.NSH-VSMTNT) và các Sở ngành, dựa vào kết quả tính tốn ở trên thẩm định lại giá tiêu thụ nước bình qn giai đoạn 2012 – 2015, trong đó cần tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí và đảm bảo được lợi nhuận cho TT.NSH-VSMTNT, cân đối với mức sẵn lịng chi trả của người dân nơng thơn để điều chỉnh giá nước. Trong đó qui định tỉ lệ lợi nhuận cần giữ lại phục vụ mở rộng mạng lưới cấp nước. Giá bán nước nên thay đổi linh hoạt theo hàng năm để theo kịp với những biến động của giá cả vật tư đầu vào.

- Giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động của việc tăng giá nước đối với đời sống của người dân, đặc biệt là người nghèo ở nơng thơn để có những chính sách hỗ trợ kịp thời.

32 Khi cho sản lượng nước sản xuất hàng năm tăng thêm thay đổi từ 500.000 – 1.000.000 m3 thì giá thành 1 m3 sẽ giảm so kịch bản cơ sở từ 1,4 – 5,5% (từ năm 2011 đến 2015, mức giảm càng lúc càng nhiều). 

- Chỉ đạo SAWACO và TT.NSH-VSMTNT thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án cấp nước, nhất là các dự án cung cấp, truyền dẫn nước cho khu vực nông thôn.

1 3KẾT LUẬN

Đề tài này nghiên cứu cả hai chính sách giá nước ở nông thôn, cũ và hiện hành; chứng minh rằng chính sách giá nước cũ đã hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới cấp nước trong thời gian qua; chính sách giá nước hiện hành chưa đảm bảo được khả năng mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH-VSMTNT trong thời gian tới một cách bền vững. Nghiên cứu này cũng đã tính tốn giá tiêu thụ bình qn có thể đảm bảo được mở rộng mạng lưới cấp nước; điều tra, khảo sát và ước lượng mức sẵn lịng chi trả của người dân nơng thơn đối với nước sạch, là cơ sở đề xuất thành phố điều chỉnh chính sách giá nước hiện hành và một số đề xuất khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài này cịn một số hạn chế. Đó là vấn đề cỡ mẫu và chọn mẫu khảo sát. Về nguyên tắc, cỡ mẫu càng lớn thì kết quả ước lượng WTP càng sát với thực tế. Trong điều kiện khả năng hạn chế, nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi cỡ mẫu giới hạn và chọn mẫu thuận tiện, do đó kết quả ước lượng WTP có thể chưa đạt độ tin cậy như các phương pháp chọn mẫu tốt hơn.

Đề tài cũng mở ra một số hướng nghiên cứu mới trên cơ sở tham khảo kết quả của nghiên cứu này để tiến hành ước lượng WTP của người dân nông thơn đối với nước sinh hoạt, có thể bằng cách mở rộng số lượng mẫu phỏng vấn, thay đổi phương pháp chọn mẫu hoặc áp dụng những phương pháp nghiên cứu khác (mơ hình sự chọn lựa - choice modeling, phương pháp chuyển giao lợi ích – benefit transfer …). Ngồi ra cũng có thể dựa trên bộ số liệu thu thập từ khảo sát hộ gia đình để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả hay quyết định lựa chọn nguồn nước sinh hoạt của người dân nông thôn để đề ra các chính sách hỗ trợ người nghèo ở nơng thơn tiếp cận với nước sạch …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2009), Cơng văn số 3621/BHXH-THU

ngày 7/12/2009 về hướng dẫn tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mức tiền lương tối thiểu vùng.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008

về ban hành bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 về hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

4. Bộ Tài chính (2010), Thơng tư 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 về hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số

50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế tài nguyên.

5. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009), Thông tư liên tịch

số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/5/2009 về hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu

công nghiệp và khu vực nông thôn.

6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), QCVN 09:2008 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước ngầm.

7. Bộ Xây dựng (2004), Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 về ban hành

định mức dự tốn cơng tác sản xuất nước sạch.

8. Bộ Y tế (2009), QCVN 01:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn

uống.

9. Bộ Y tế (2009), QCVN 02:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

10. Cao Hào Thi, Nguyễn Trọng Hoài (2009), Bài giảng môn Các phương pháp định

lượng: Biến phụ thuộc định tính, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

11. Chính phủ (2004), Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về qui định hệ

thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

12. Chính phủ (2010), Nghị định 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 về qui định mức lương

tối thiểu chung.

13. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (1996), Niên giám thống kê năm 1996. 14. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2011), Niên giám thống kê năm 2010.

15. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2011), Số liệu sơ bộ về tổng điều tra dân số

2009.

16. Phạm Khánh Nam (2006), Bài giảng Phương pháp đánh giá giá trị môi trường, Đại học Kinh tế TP.HCM.

17. Phịng Thí nghiệm Kỹ thuật mơi trường, thuộc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp, Đại học Bách khoa (2011), Bảng báo giá chi phí phân tích mẫu

nước.

18. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 phê

duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

19. Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (2011), Số liệu về cung cấp nước sinh hoạt 2008,

2009, 2010.

20. Tổng cục Thống kê (2010), Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm, truy cập ngày

29/5/2011 tại địa chỉ

3 5http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=10364 .

21. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2008), Báo cáo tài

chính năm 2007.

22. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2009), Báo cáo tài

chính năm 2008.

23. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2010), Báo cáo tài

24. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2010), Báo cáo kết quả

điều tra bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

năm 2009.

25. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2010), Công văn số

29/TTN-KTTC ngày 20/1/2010 về việc điều chỉnh tăng giá nước sinh hoạt từ 2010 – 2013.

26. Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (2010), Số liệu về cung

cấp nước sinh hoạt 2008, 2009, 2010.

27. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1995), Cơng văn số 3887/UB-NCVX ngày

13/12/1995 về đơn giá nước sinh hoạt nông thôn cho các xã ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.

28. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1996), Quyết định số 3571A/QĐ-UB-

QLĐT ngày 1/8/1996 về phụ thu tiền nước để cải tạo phát triển mạng lưới cấp nước thành phố.

29. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2000), Quyết định số 10/2000/QĐ-UB-ĐT

ngày 29/4/2000 về điều chỉnh giá nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

30. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2004), Quyết định số 154/2004/QĐ-UB

ngày 15/6/2004 về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

31. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2009), Quyết định số 103/2009/QĐ-

UBND ngày 24/12/2009 về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

32. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND

ngày 28/2/2011 về điều chỉnh giá nước sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh.

33. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2010), Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày

19/4/2010 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TPHCM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)