Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 40)

2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí

2.2.2.1. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây tăng rất nhanh góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Vốn đầu tư qua các giai đoạn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu Giai đoạn (tỷ đồng)

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Tổng sản phẩm (giá thực tế) 119.428 304.155 596.965 1.466.581 GDPg 59.799 134.299 220.766 370.445 GDPp 59.630 169.856 376.199 1.096.136 Vốn đầu tư 36.870,4 110.362,1 204.948 600.732 Khu vực nhà nước 20.620,2 43.603,6 69.309 184.573 Khu vực ngoài nhà nước 16.250,2 66.758,5 135.639 416.159 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP 30,9 36,3 34,33 40,96 VĐTg/GDP 17,26 14,34 11,61 12,59 VĐTp/GDP 13,61 21,95 22,72 28,38

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và tính tốn của tác giả

Nguồn vốn để huy động vào đầu tư là từ GDP, nghĩa là trong tổng sản phẩm do xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và được dùng cho tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mô của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP của thành phố 1990 – 2010

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố các năm 1990 - 2010

Từ năm 1990 đến năm 2010, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Thành phố tăng bình quân là 37,3%/năm. Giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ đầu tư trên GDP bình quân là 36,3%/năm đã giảm xuống còn 34,3% cho giai đoạn 2001-2005, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á nên năm 1999 có tỷ lệ thấp nhất là 27,5%. Đánh dấu cho giai đoạn 2006-2010 là Việt Nam đã gia nhập WTO, điều này đã làm cho tỷ lệ đầu tư trên GDP bình quân tăng lên 40,96%, tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và suy thối kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến vốn đầu tư của các năm về sau có sự giảm nhẹ về tỷ lệ đầu tư trên GDP của Thành phố. ( xem biểu đồ 2.5)

So sánh đầu tư trong hai khu vực thì tỷ lệ đầu tư trên tổng GDP của cả hai khu vực đều tăng lên qua hai giai đoạn, cụ thể ở khu vực nhà nước, tỷ lệ vốn đầu tư trên tổng GDP tăng từ 6,78% giai đoạn 1991-1995, và 7,3% cho giai đoạn 1996- 2000, 11,61% giai đoạn 2001-2005 lên 12,59% giai đoạn 2006-2010. Trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trên tổng GDP của thành phố tăng cao

hơn, cụ thể giai đoạn 1991-1995 là 13,61%, giai đoạn 1996-2000 tăng lên với tỷ lệ là 21,95%, và từ 22,72% của giai đoạn 2001-2005 lên 28,38% giai đoạn 2006-2010.

Tỷ lệ vốn đầu tư của hai khu vực có sự chuyển biến ngược với nhau, vốn đầu tư của khu vực nhà nước ngày càng giảm, cịn vốn đầu tư khu vực ngồi nhà nước ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước phát triển nhanh chóng, thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Thành phố.

2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tư cơng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được đẩy mạnh, đảm bảo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững vai trò là đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì thế, trong Nghị quyết của Đảng qua thời kỳ, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đều khẳng định những chủ trương về phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo tỷ lệ tổng đầu tư hàng năm trên địa bàn so với GDP đạt mức 35-40%. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thành phố đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực. Thành phố đã vận dụng nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính sách xã hội hóa, khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung vào việc đầy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,... Cơ cấu vốn đầu tư công của thành phố HCM qua các giai đoạn như sau: (xem bảng 2.3)

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư công của thành phố qua các giai đoạn

Chỉ tiêu Giai đoạn

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010

Vốn đầu tư công

(tỷ đồng) 20.620,2 43.603,6 69.308,7 184.573,1 Vốn NSNN 3.562,3 11.353,2 32.021,3 73.174,7 Vốn của DNNN 17.057,9 32.250,4 16.627,2 111.398,4 Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 Vốn NSNN 17,3 26,0 46,2 39,6 Vốn của DNNN 83,7 74,0 53,8 61,4

Nguồn: Cục thống kê thành phố, Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh qua các năm và tính tốn của tác giả

Để có một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về các khoản đầu tư từ ngân sách, ta có thể xem xét bảng số liệu sau: (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách địa phương

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số - Total 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 - Nông, lâm nghiệp 2,1 1,9 2,1 1,3 1,9 1,9 1,3 1,4 0,9 0,9 1,3 2,1 - Công nghiệp 17,7 13,5 15,3 5,9 8,8 4 4,2 4,4 6,1 2,7 6,3 3,4 - Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 33,9 38,1 43,3 48,3 39,8 45 42,6 42 57,6 50,2 52 50 - Khoa học công nghệ 0,3 0,1 0,3 0,1 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 - Kinh doanh tài sản và tư vấn 1,8 1,1 0,4 5,9 7,2 8,1 7,8 7,3 5,2 2,8 2,7 1,4

- Quản lý nhà nước 2,7 2,9 1,3 2,4 2,5 2,6 2,6 2,7 1 2,1 2,2 3,8 - Giáo dục và đào tạo 12,9 13,6 8,6 11,9 7,6 8,7 9,1 8,5 4,7 3,8 9,9 12,4 - Y tế và cứu trợ xã hội 3,9 3,5 4,3 4,3 4,1 4,1 3,9 3,6 1,4 2 2,5 1,7 - Văn hóa thể thao 4,6 4,1 3,5 7 6,5 4,5 3,8 1,8 1,6 1,4 1,1 0,5 - Phục vụ cá nhân-cộng đồng 19,8 21,1 11,4 15,8 18,9 22,3 23,9 27,8 21,4 33,9 21,7 24,4 - Các ngành khác 0,3 0,1 1,7 2,2 2,5 0,6 0,6 0,3 - 0,1 0,2 0,2

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2000 – 2011

Bảng cơ cấu vốn này cho thấy thành phố tập trung vốn ngân sách vào đầu tư cho các lĩnh vực: vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, phục vụ cá nhân – cộng đồng, giáo dục và đào tạo. Trong đó vận tải kho bãi và thơng tin liên lạc chiếm tỷ lệ lớn nhất, gần 50% tổng vốn ngân sách. Điều này cho thấy thành phố hiện đang tập trung rất nhiều cho việc đầu tư hạ tầng giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, phát triển đô thị mới và tái bố trí dân cư, các cơng trình giao thơng, cấp thốt nước nhằm tạo nền móng cho q trình phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó cũng cho ta thấy một số lĩnh vực quan trọng như khoa học cơng nghệ, quản lý nhà nước, y tế có tỷ lệ đầu tư thấp nên mức độ phát triển của những lĩnh vực này cũng bị ảnh hưởng nhất định. Đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý nhà nước, bộ máy cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố thường được phản ánh là gặp phải tình trạng quá tải, dẫn đến thời gian giải quyết công việc kéo dài. Nên việc thiếu đầu tư cho lĩnh vực này cũng gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hiệu quả điều hành, quản lý đầu tư công nói riêng.

Trong giai đoạn 2001 -2005, đầu tư cơng đạt 69.308,7 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 46,2%, tức đạt 32.021,3 tỷ đồng và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đạt 37.287,7 tỷ đồng. Cụ thể, Thành phố đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (42,9%), phục vụ cá nhân-cộng đồng là 17,9%. (xem biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005

1,82 9,5 42,9 0,18 4,54 2,34 10,08 4,06 5,12 17,9 1,42

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc Khoa học công nghệ

Kinh doanh tài sản và tư vấn Quản lý nhà nước

Giáo dục và đào tạo Y tế và cứu trợ xã hội Văn hóa thể thao

Phục vụ cá nhân-cộng đồng Các ngành khác

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2001 – 2005

Giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư công tăng rất nhanh, cao hơn giai đoạn 2001-2005 hơn 3 lần với giá trị là 184.573,1 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư giữa các ngành có sự thay đổi tỷ trọng. Cụ thể lĩnh vực phục vụ cá nhân – cộng đồng được tập trung đầu tư hơn, chiếm hơn 25%. Đối với vận tải kho bãi và thông tin liên lạc được tăng cường đầu tư nhiều hơn, trung bình của giai đoạn này khoảng 49%, đặc biệt từ năm 2008 tới nay chiếm hơn 50% trong cơ cấu đầu tư (xem biểu đồ 2.7)

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 1,16 4,74 48,88 0,14 5,16 2,12 7,2 2,68 1,94 25,74 0,24

Nông, lâm nghiệp Công nghiệp

Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc Khoa học công nghệ

Kinh doanh tài sản và tư vấn Quản lý nhà nước

Giáo dục và đào tạo Y tế và cứu trợ xã hội Văn hóa thể thao

Phục vụ cá nhân-cộng đồng Các ngành khác

Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh các năm 2006 – 2010

2.2.3. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.3.1. Những kết quả đạt được:

Quy mô vốn đầu tư tăng liên tục qua các năm.

Nguồn vốn đầu tư của nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư của xã hội, đầu tư nước ngoài làm cho tổng mức đầu tư toàn thành phố tăng nhanh qua các năm.

Cụ thể giai đoạn 1990-1995 với tổng vốn đầu tư của thành phố là 36.870,4 tỷ đồng đã tăng lên 600.732 tỷ đồng cho giai đoạn 2006-2010, trong đó vốn đầu tư công cũng đã tăng lên do nhu cầu đầu tư về phát triển của Thành phố, với 20.620,2 tỷ đồng của giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 184.573,1 tỷ đồng cho giai đoạn 2006- 2010. Đồng thời vốn ngân sách nhà nước ngày càng đóng vai trị quan trọng trong

việc đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của Thành phố, thu hút sự tham gia của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư công cũng đã thay đổi tỷ trọng các lĩnh vực, đặc biệt vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung vào lĩnh vực vận tải kho bãi, thông tin liên lạc. phục vụ cá nhân - cộng đồng, giáo dục đào tạo.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: một số cơng trình hồn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả, tác động tích cực tới sự phát triển của thành phố khơng những về lợi ích kinh tế mà cịn góp phần cải thiện đời sống xã hội.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và là cầu nối giúp TPHCM cùng cả nước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế ở TPHCM cho thấy, khi hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển thì đây là chất xúc tác giúp các hoạt động của nền kinh tế đó phát triển nhanh, bền vững.

Những năm qua, hạ tầng giao thông ở TPHCM phát triển nhanh chóng với nhiều “cơng trình thế kỷ” như đại lộ Nguyễn Văn Linh; đại lộ Võ Văn Kiệt; hầm vượt sông Thủ Thiêm; cầu Phú Mỹ cùng hệ thống các đường vành đai… Những cơng trình này khơng chỉ nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến giao thông, tăng lưu lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà quan trọng hơn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh, chỉnh trang bộ mặt đơ thị, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

- Kết cấu hạ tầng đô thị: được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; hệ thống đường vành đai, trục xuyên tâm từng bước được đầu tư xây dựng. Cụ thể, giai đoạn 2002-2011 tổng chiều dài cầu, đường được sửa chữa, nâng cấp là 523,5km, diện tích cầu, đường tăng thêm là 4.204.800m2. Chú trọng đầu tư thực hiện các dự án phát triển nguồn cung cấp nước và mạng lưới cấp nước (đáp ứng nhu cầu nước sạch cho 93,75% hộ dân nội thành và ngoại thành), thốt nước từng bước khắc phục tình trạng ngập nước trên địa bàn.

- Phát triển nhà ở và chỉnh trang đơ thị: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chung cư cao tầng để tạo quỹ nhà ở; tạo vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp, chung cư hư hỏng nặng; đồng thời đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, triển khai xây dựng các khu đô thị mới (Khu Nam, Thủ Thiêm, Tây Bắc); đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên, khu lưu trú cơng nhân, nhà ở xã hội,... góp phần nâng diện tích nhà ở đến nay đạt bình quân 15,44m2/người.

- Di dời hệ thống cảng biển: đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển thuộc thành phố và các tỉnh trong khu vực; quy hoạch chi tiết nhóm cảng số 5, quy hoạch di dời các cảng trên sơng Sài Gịn và Nhà máy Ba Son; đầu tư xây dựng cảng thành phố tại Cát Lái và Hiệp Phước. Việc quy hoạch, xây dựng mới, di dời cảng biển không ảnh hưởng đến hoạt động xuất - nhập khẩu, đã tăng thêm công suất cảng, bảo đảm hoạt động vận tải biển thơng suốt, an tồn.

2.2.3.2. Những hạn chế trong đầu tư cơng của thành phố Hồ Chí Minh.

- Tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.

+ Quá trình chuẩn bị đầu tư

Đây là giai đoạn nghiên cứu rất quan trọng; thời gian thực hiện giai đoạn này từ 02 đến 03 năm, thậm chí có dự án kéo dài lâu hơn (từ thời điểm nghiên cứu khả thi đến khi dự án được duyệt), do phải nghiên cứu đưa ra phương án kỹ thuật tối ưu, sự kết nối đồng bộ với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và dự kiến phát triển đô thị trong tương lai, nghiên cứu sự phù hợp với quy hoạch giao thông, tác động mơi trường kinh tế, xã hội khu vực có dự án, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án.

Thời gian thực hiện giai đoạn này thường chậm do việc chồng chéo, chưa

đồng bộ về quy hoạch của các ngành; công tác phối hợp giữa các cơ quan, Sở - ngành, để thống nhất về quy mơ kỹ thuật, phương án tài chính của dự án; nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế TPHCM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)