Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (Trang 25 - 31)

Mặc dù những năm gần đây thị trường tài chính có nhiều biến động nhưng OCB vẫn là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động tương đối tốt, đảm bảo tính thanh khoản cao và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần rất tích cực thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát và cung ứng vốn cho phát triển sản xuất do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Bảng 9 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của OCB từ năm 2006 - 2009

(đơn vị : triệu đồng)

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

1 Tổng thu nhập hoạt động 265.026 408.075 324.165 522.446

2 Tổng chi phí hoạt động 101.600 155.053 207.343 187.463

3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

163.426 253.022 116.822 334.983

4 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 21.215 28.132 39.080 47.034

5 Tổng lợi nhuận trước thuế 142.211 231.040 81.484 287.949

6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 38.541 62.449 16.451 66.529

7 Lợi nhuận sau thuế 103.670 168.591 65.033 221.420

8 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu(nghìn đồng)

2572 2244 586 1496

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh OCB 2006-2009)

Ta thấy lợi nhuận của OCB các năm qua có xu hướng chung là tăng, ngoại trừ năm 2008. Sự tăng lên của lợi nhuận đó là do sự phát triển của nền kinh tế,hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu về dịch

vụ ngân hàng cũng tăng lên, và cũng là do sự phấn đấu của đội ngũ nhân viên OCB cũng như chiến lược của ban lãnh đạo. Tuy nhiên năm 2008 lợi nhuận lại bị sụt giảm :

Biểu đồ 1 : Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận

(Đơn vị : triệu đồng)

Sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân sau :

Thứ nhất, do năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nên hoạt động của các ngân hàng nói chung đều gặp khó khăn, dẫn tới việc giảm doanh thu và tăng thêm một số loại chi phí : Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro giảm, chi phí trả lãi tăng trong khi doanh thu từ cho vay lại giảm, chi phí dự phòng giảm giá cổ phiếu niêm yết của góp vốn, đầu tư dài hạn tăng…

Thứ hai, trong năm này OCB tổ chức xây dựng và sửa chửa một số chi nhánh nên chi phí xây dựng cơ bản tăng :

Bảng 10 : Chi phí xây dựng cơ bản năm 2007 – 2008 (Đơn vị : triệu đồng)

Năm Chi phí

2007 9.358

2008 13.115

(Nguồn : Phòng xây dựng cơ bản)

Thứ ba, trong năm này thị trường chứng khoán có nhiều biến động theo xu hướng tiêu cực và do hoạt động đầu tư chứng khoán không thực sự đúng đắn của OCB nên doanh thu từ đầu tư chứng khoán giảm :

Bảng 11: Doanh thu từ đầu tư chứng khoán năm 2007-2008 (Đơn vị : triệu đồng)

Năm Doanh thu đầu tư chứng khoán

2007 109.246

2008 59.515

Tuy nhiên đến năm 2009, nhờ đánh giá được ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cũng như nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng và do chiến lược đúng đắn của ban quản trị nên lợi nhuận của OCB đã tăng vọt từ 65.033 lên 221.420 triệu đồng, tức là tăng lên tới 340 % , một con số hết sức ấn tượng. So với năm 2007 ( lợi nhuận là 168.591 triệu đồng) thì năm 2009 lợi nhuận cũng đã tăng thêm 131%, tuy chưa bằng mức tăng 163% của năm 2007 so với năm 2006 nhưng trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng và sự sụt giảm lợi nhuận của năm 2008 thì đó là một cố gắng rất lớn của OCB.

OCB là một ngân hàng cổ phần nên đối với cổ đông, những nhà đầu tư, thì quan trọng nhất với họ chính là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

Biểu đồ 2 : Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu qua các năm 2006-2009

(Đơn vị : nghìn đồng)

Mệnh giá mỗi cổ phiếu là không đổi qua các năm (10.000 đồng / cổ phiếu), vì vậy có thể đặt câu hỏi tại sao lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lại sụt giảm qua các năm (trừ năm 2009) mặc dù lợi nhuận lại tăng. Đó là do OCB liên tục phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ các năm qua :

Bảng 12 : Số cổ phiếu của OCB qua các năm 2006 - 2009

Năm Số cổ phiếu

2006 56.700.000

2007 111.100.000

2008 147.447.700

2009 200.000.000

(Nguồn : Báo cáo tài chính OCB 2006-2009)

Do đó dù lợi nhuận có thể tăng nhưng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lại giảm. Điều này nhắm mục đích huy động vốn cho chiến lược dài hạn của OCB nên ở hiện tại các cổ đông sẽ phải chịu thiệt thòi. Mặc dù các cổ đông đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng đều nhằm hướng tới mục đích trung và dài hạn nhưng OCB cũng nên cố gắng giải thích

và tìm sự thông cảm từ các nhà đầu tư nhằm giữ sự tin tưởng của họ để họ tiếp tục chấp nhận bỏ qua lợi nhuận trước mắt mà hướng tới lợi ích lâu dài.

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua tìm hiểu đặc điểm, quá trình và kết quả tổ chức sản xuất kinh doanh tại OCB, tôi nhận thấy đã có những quá trình, hoạt động được tổ chức tốt, đem lại hiệu quả cao, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại những bất cập, những điều chưa làm được.

Một phần của tài liệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w