Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất 2 (Trang 33 - 34)

- Dạy "Phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất" nói riêng và chương trình tự chọn Sinh học nói chung đều phải truyền thụ

cho học sinh những kiến thức, phương pháp cơ bản, tránh đưa những kiến thức quá khó, thiếu thiết thực gây áp lực nặng nề, nhàm chán đối với học sinh.

Chính vì vậy, khi dạy (Dạng 2: Tính tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở đời con của một phép lai tuân theo quy luật phân li độc lập) ở các lớp thường thì tôi chỉ đưa dạng bài toán yêu cầu xác định đời con có tỉ lệ kiểu hình trội hay lặn về cả n cặp tính trạng mà không đưa dạng toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình

vừa trội vừa lặn (a tính trạng trội : b tính trạng lặn). Bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất trong cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng dạng có 3 alen chỉ dạy cho học sinh lớp chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi hay các học sinh ôn khối.

- Đối với học sinh lớp chọn (lớp 12A) và các em học khối lại cần được bổ sung kiến thức toán tổ hợp để giải dạng toán yêu cầu tính tỉ lệ kiểu hình vừa trội vừa lặn (a tính trạng trội : b tính trạng lặn).

- Cần rèn cho học sinh nghiên cứu kỹ, phân biệt được đặc điểm, bản chất sinh học và yêu cầu của từng đề toán để lựa chọn phương pháp giải phù hợp.

- Khi giải bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất cần nắm vững kiến thức toán xác suất thống kê, toán tổ hợp và sử dụng linh hoạt các công thức toán học trong từng yêu cầu của đề toán.

- Chú ý cho học sinh ở một số đề toán yêu cầu tính xác suất trong một loại kiểu hình chứ không tính trong toàn bộ kiểu hình hay trong cả quần thể. - Rèn luyện nhuần nhuyễn cho học sinh phương pháp cơ bản khi giải bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất nhưng cũng chú ý đến phương pháp, kĩ năng giải nhanh trong một số yêu cầu đề toán cụ thể.

- Lưu ý học sinh nắm chắc phương pháp giải những dạng đã ra trong đề thi các năm trước, dự kiến những tình huống đề sẽ phát sinh từ dạng đề này và cũng chủ động "đón đầu" các dạng sẽ ra trong năm nay hoặc các năm sau. Ví dụ: Dạng bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất ở cấp độ di truyền phân tử chưa có trong đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học - cao đẳng kể từ năm 2008 trở về sau.

Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình dạy chương trình chính khóa, dạy tự chọn sinh học 12 và trong quá trình nghiên cứu đề tài của tôi, xin được viết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp. Đề tài chắc cũng còn những thiếu sót, hạn chế, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của các bạn đồng nghiệp!

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm phương pháp giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất 2 (Trang 33 - 34)