Việc có nên cho tồn tại mô hình DNNN trong nền kinh tế hay không thì vẫn là một tranh cãi lớn trong xã hội hiện nay, nhưng theo quan điểm của chúng tôi thì vẫn cần phải có một sự đóng góp nhất định của những doanh nghiệp này cho nền kinh tế và cần phải duy trì bộ phận này nằm trong khu vực công. Nhưng việc duy trì bộ phận này trong một nền kinh tế thị trường thì phải có những định hướng rõ ràng trong tương lai.
• Các DNNN hiện nay tuy có quy mô ngày một lớn, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, dịch vụ và những ngành nghề của xã hội nhưng hiệu quả đạt được thì lại không như mong đợi. Phần lớn nguồn lợi đều được giành ưu tiên cho nhưng doanh nghiệp này, từ những ưu tiên về cơ chế chính sách, hỗ trợ vốn cho đến những ưu tiên về các nguồn lợi khoáng sản… Việc giành phần lớn những nguồn lợi cho DNNN sẽ tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường, khi đó những nguồn lực sẽ được sử dụng một cách thiếu hiệu quả và dẫn đến những tổn thất không đáng co. Do đó đẻ tạo ra một sự công bằng cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế và đạt
hiệu quả trong sử dụng nguồn lực thì phải dần bỏ những ưu đãi cho DNNN, để các DN nay có thể tự mình vận động và tồn tại trên thị trường khi đó tính hiệu quả sẽ được đảm bảo. Lúc này nhà nước nên chuyển những ữu đãi của DNNN sang cho khu vực tư nhân, tạo điều kiện cho khu vực này phát triển, và đưa khu vực này thành một mũi nhọn làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước một cách bền vững.
• Như trên đã nói thì trong quá trình phát triển dài hạn của đất nước bộ phận những DNNN nên chuyển giao dần vai trò và vị trí của mình cho những doanh nghiệp tư nhân. Trong quá trình chuyển giao này thi các DNNN tạo điều kiện và môi trường cho khu vực tư nhân phát triển lớn mạnh, nhưng các DNNN này vẫn phải giữ được vai trò xã hội của minhf.
• Yêu cầu về tích tụ và tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tất yếu dẫn đến việc hình thành TĐKT hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi rộng lớn tầm quốc gia và quốc tế.
• Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, dưới áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ bên ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vốn có tiềm lực nhỏ bé, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng chiếm lĩnh thị trường còn kém.
• Trong bối cảnh của kinh tế nước ta, nếu để các doanh nghiệp tự liên kết với nhau như ở các nước thì có lẽ còn lâu chúng ta mới có được những TĐKT đủ mạnh bởi TĐKT vẫn là một khái niệm mới mẻ ở nước ta và trên thực tế thì chúng ta chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về TĐKT.
• Trong tình hình hiện nay của Việt Nam, phần lớn các DNTN có qui mô nhỏ, pham vi hoạt động trong các ngành nghề chưa mạnh, do đó lúc
này thì DNTN chưa có tiềm năng để có thể tạo ra những tập đoàn lớn giúp chi phối điều hành nền kinh tế đi lên. Để thực hiện được vấn đề này thì nhà nước phải là người đứng ra thành lập những tập đoan kinh tế đủ mạnh cho nền kinh tế dựa trên việc sát nhập những công ty nhỏ hơn của nhà nước. Một khi những tập đoàn này đã có hoạt đọng ổn định và tạo hiệu quả cho nền kinh tế thì nhà nước nên chuyển những tập đoàn nay sang cho khu vực tư nhân bằng hình thức cổ phần hóa. Một khi được chuyển sang cho khu vực tư nhân thì nó sẽ không chịu suwh chi phối từ nhà nước và hoạt đông theo cơ chế thị trường. từ đó nó sẽ thực hiện đúng vai trò làm mũi nhọn tăng trưởng kinh tế đất nước.