Thực trạng khuôn khổ pháp lý của hoạt động Bảo hiểm liên kết ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng trong lĩnh vữc bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

KẾT NGÂN HÀNG

1) Quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng

Tại Việt Nam, hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng lần đầu tiên được ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004. Hiện tại, hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 24/6/2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo quy định bởi Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, ngân hàng khơng được phép kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Đồng thời, theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng khơng được kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm không được phép kinh doanh chéo trong 2 lĩnh vực này. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có tình trạng lách luật khi cho các khách hàng vay theo hợp đồng bảo hiểm với mức lãi suất tương đương với lãi suất của thị trường ngân hàng. Sau năm 2004, Luật Các tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ sung đã cho phép tổ chức tín dụng được thành lập cơng ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Điều 74 Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định về việc tổ chức tín dụng được lập cơng ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm và ngân hàng được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sau khi Luật Các tổ chức tín dụng được sửa đổi năm 2004 cho phép các ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, sự liên kết giữa 2 định chế tài chính này đã có cơ sở để phát triển. Hiện nay, pháp luật cũng cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm do ngân hàng thành lập có thể kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm như các doanh nghiệp bảo hiểm thông thường khác.

Thực trạng vận dụng các quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng để triển khai các hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Các quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng đối với hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các quy định cho phép ngân hàng được phép thành lập công ty trực thuộc để hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng hoặc được phép cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật (làm đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm). Quy định cho phép cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh chéo trong 2 lĩnh vực này là chưa có. Chính vì vậy, căn cứ các quy định hiện hành, hoạt động liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể được triển khai dưới dạng ngân hàng làm đại lý tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm (mơ hình 1.1) hoặc ngân hàng là chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm thuộc cùng một tập đồn tài chính (mơ hình 1.3).

Với quy định về việc ngân hàng được thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, một số ngân hàng đã được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm như Ngân hàng đầu tư và phát triển với Công ty bảo hiểm BIC, Ngân hàng cổ phần Quân Đội với Bảo Quân, Ngân hàng Agribank với Bảo Nông. Các doanh nghiệp này sau khi được thành lập phải hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm.

Riêng quy định ngân hàng được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm thì cơ chế cụ thể cho hoạt động này ở Việt Nam hiện nay còn tương đối đơn giản. Quy định của lĩnh vực ngân hàng chỉ đề cập đến việc ngân hàng được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, theo đó, trong Giấy phép thành lập và hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam sẽ có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, trên cơ sở đó ngân hàng được làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với một số ngân hàng ngoài quốc doanh, trong Giấy phép thành lập và hoạt động khơng có nội dung hoạt động “đại lý bảo hiểm”. Vì vậy, các ngân hàng ngồi quốc doanh ở Việt Nam khi muốn tham gia vào liên kết bảo hiểm ngân hàng phải làm đơn xin mở rộng phạm vi hoạt động gửi Ngân hàng nhà nước, sau đó sẽ nhận được cơng văn của Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho ngân hàng được làm đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm mà khơng có Giấy phép điều chỉnh nào được cơ quan có thẩm quyền cấp cho ngân hàng trong hoạt động đại lý bảo hiểm. Như vậy, quy định của pháp luật về ngân hàng đối với hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở quy định ngân hàng được phép làm đại lý phân phối sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

2) Quy định pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Trước năm 1993, Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nghiệp bảo hiểm đó là Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong điều kiện bao cấp nên vai trò hoạt động bảo hiểm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội cịn hạn chế. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Cho đến nay, các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và ban hành (như Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành đã được ban hành trong năm 2001 và sửa đổi bổ sung 2 lần vào các năm 2004 và 2007). Hệ thống các văn bản pháp quy này đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả. Hệ thống quy định pháp lý trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên các phương diện: Cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp, khai thác bảo hiểm, tiêu chuẩn chức danh người quản trị điều hành, quy mô

vốn, khả năng thanh tốn, trích lập dự phịng nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Theo quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành thì doanh nghiệp bảo hiểm không được phép kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng mới chỉ tồn tại ở hình thức ngân hàng làm đại lý tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm, đưa sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm đến với khách hàng.

Các quy định về đại lý hiện nay của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành tỏ ra chưa thật sự đồng bộ và đầy đủ để hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng có thể phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Để có thể đưa ra các đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động này, cần phải đi sâu phân tích các quy định hiện hành, cụ thể là 6 nhóm quy định như sau:

* Quy định về khai thác bảo hiểm

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hình thức như: Bán hàng trực tiếp; thơng qua đấu thầu hoặc thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm (Điều 17, Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ). Đối chiếu với quy định này, việc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hợp tác với ngân hàng trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm theo Hợp đồng đại lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

* Quy định về đại lý bảo hiểm:

Theo quy định, đại lý bảo hiểm có 2 loại: Đại lý bảo hiểm cá nhân và đại lý bảo hiểm tổ chức. Trong đó, điều kiện quan trọng nhất đối với đại lý cá nhân là việc đại lý phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp. Đối với đại lý tổ chức, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về điều kiện hoạt động đối với đại lý tổ chức gồm: (i) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; và (ii) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện đối với đại lý cá nhân (Điều 86, Luật Kinh doanh bảo hiểm).

Căn cứ quy định trên, trường hợp ngân hàng ký Hợp đồng đại lý doanh nghiệp (hay Hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó ngân hàng là đại lý tổ chức) với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì trước hết ngân hàng phải là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp, tức là ngân hàng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho phép ngân hàng được hoạt động đại lý bảo hiểm. Đồng thời, nhân viên ngân hàng trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.

Trên thực tế, quy định về việc ngân hàng được hoạt động đại lý bảo hiểm đã được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng đã tuân thủ quy định của 2 đạo luật này bằng cách ký Hợp đồng đại lý. Riêng quy định nhân viên ngân hàng phải được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì vẫn cịn một số liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chưa tuân thủ.

* Quy định về nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm:

Một hợp đồng đại lý bảo hiểm phải bao gồm các nội dung (theo quy định tại Điều 87, Luật Kinh doanh bảo hiểm): Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm; tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm; hoa hồng đại lý bảo hiểm; thời hạn hợp đồng; và nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Theo quy định này, Hợp đồng đại lý của ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng phải bao gồm các nội dung được đề cập ở trên. Trên thực tế, Hợp đồng đại lý được ký giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đều bao gồm các nội dung chính như nội dung quy định tại Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ngoài những nội dung này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng còn thỏa thuận về việc chia sẻ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng; quy định về cơ chế hoạt động của Ban Giám sát (do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng cử đại diện tham gia)... và các nội dung thỏa thuận về chi phí và thuế mà mỗi bên phải chịu trong hoạt động liên kết.

* Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý giữa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có quyền lựa chọn ngân hàng làm đối tác trong hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng và ấn định mức chi trả hoa hồng cho ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải có trách nhiệm đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo đại lý cho các nhân viên của ngân hàng tham gia vào hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng; ngồi ra phải thanh tốn hoa hồng theo thỏa thuận cho ngân hàng (Điều 29, Nghị định 45/2007/NĐ-CP).

Bên cạnh quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng có những quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm. Theo đó, đại lý bảo hiểm cũng có quyền lựa chọn và ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp bảo hiểm và quyền tham gia các khóa đào tạo đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm; đồng thời có nghĩa vụ thực hiện việc bán bảo hiểm theo đúng cam kết tại hợp đồng đại lý (Điều 30, Nghị định 45/2007/NĐ-CP).

Như vậy, cả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng đều có quyền lựa chọn đối tác để thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và

thực hiện các quy định tại Hợp đồng đại lý đúng như những nội dung đã được 2 bên thỏa thuận. Đồng thời, các nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng đại lý phải không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm.

* Quy định về hoa hồng bảo hiểm:

Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoa hồng bảo hiểm là các khoản chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm trả trực tiếp cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm sau khi những tổ chức, cá nhân này mang lại dịch vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, khoản thù lao mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trả cho ngân hàng sẽ được pháp luật điều chỉnh dưới dạng hoa hồng bảo hiểm. Hoa hồng bảo hiểm được chi trả cho các nội dung: Chi phí khai thác ban đầu (tìm hiểu, thuyết phục và giới thiệu khách hàng); chi phí thu phí bảo hiểm; chi phí theo dõi hợp đồng và thuyết phục khách hàng duy trì hợp đồng bảo hiểm (Thơng tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính). Theo đó, ngân hàng sẽ chỉ được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chi trả hoa hồng theo đúng những nội dung được quy định.

Căn cứ vào quy định hiện hành thì các nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp giới thiệu và thuyết phục khách hàng tham gia mua bảo hiểm, tiến hành thu phí bảo hiểm của khách hàng sẽ là đối tượng được hưởng hoa hồng. Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy sẽ mâu thuẫn với quy định (tại Điều 22 Nghị định 45) về đối tượng được hưởng hoa hồng chỉ là đại lý bảo hiểm (mà theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì ngân hàng mới là đại lý bảo hiểm). Đây chính là điểm gây khó khăn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và ngân hàng ở Việt Nam hiện nay trong quá trình thực hiện chi trả hoa hồng. Nếu chi trả theo đúng quy định hiện hành thì nhân viên ngân hàng không được nhận hoa hồng, do đó khơng khuyến khích được lực lượng bán hàng này thực sự quan tâm đến hiệu quả khai thác bảo hiểm. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng ở Việt Nam hiện nay chưa thật sự phát triển.

Một mặt, pháp luật hiện hành đưa ra quy định về việc chi trả hoa hồng cho đại lý, quy định này sẽ khơng gặp rắc rối gì khi đại lý nhận hoa hồng là đại lý cá nhân. Mặt khác, với trường hợp đại lý tổ chức thì quy định nêu trên là chưa đầy đủ: hoa hồng được trả cho đại lý tổ chức hay các cá nhân của đại lý tổ chức trực tiếp thực hiện việc bán bảo hiểm. Việc các nhân viên ngân hàng – người trực tiếp mang lại doanh thu phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và mang lại hoa hồng cho ngân hàng lại không được hưởng khoản thù lao chính đáng. Để tạo mơi trường pháp lý cho hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng thì cần có sự hồn thiện các quy định này.

Các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm chỉ quy định về việc công khai hố thơng tin tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà chưa có quy định về việc doanh nghiệp bảo hiểm được phép chia sẻ thông tin của khách hàng cho một đối tác khác. Tuy nhiên, lại có quy định về việc đại lý bảo hiểm không được tiết lộ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng trong lĩnh vữc bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)